Đây là chiến l-ợc mà trong đó một tổ chức cố gắng phấn đấu để tạo ra điểm độc đáo riêng về sản phẩm và dịch vụ của mình và đ-ợc thừa nhận trong toàn ngành. Mục tiêu của doanh nhgiệp là tăng mức tiêu thụ và xâm nhập sâu hơn vào từng khúc thị tr-ờng mà doanh nghiệp đang khai thác. D-ới con mắt của khách hàng, sản phẩm của doanh nghiệp độc nhất và khác biệt họ sẵn sàng trả giá cao cho sự khác biệt đó.
Ưu điểm của chiến l-ợc này là tạo một vị trí chắc chắn cho doanh nghiệp trong việc đối phó với 5 lực l-ợng cạnh tranh (nguy cơ nhập cuộc của đối thủ cạnh tranh, mối đe doạ của sản phẩm thay thế, quyền lực của ng-ời mua, quyền lực của ng-ời bán, cạnh tranh giữa các đối thủ hiện thời). Chiến l-ợc này cho phép doanh nghiệp định giá cao hơn mà vẫn đ-ợc khách hàng chấp nhận và khẳng định đ-ợc chỗ đứng sản phẩm của mình trên thị tr-ờng có đ-ợc niềm tin của khách hàng vào nhãn hiệu sản phẩm. Điều này dẫn đến khả năng ít biến động hơn của giá, ngăn chặn sự xâm nhập của những đối thủ mới.
+ Vì tính dị biệt không đi liền với thị phần cao nên chiến l-ợc này loại trừ khả năng đạt đ-ợc thị phần cao - một trong những mục tiêu cơ bản mà doanh nghiệp mong muốn đạt đ-ợc.
+ Dễ mất khách khi doanh nghiệp mất đi tính khác biệt về sản phẩm. + Việc sao chép đặc điểm của sản phẩm dễ xảy ra nhất là trong lĩnh vực kinh doanh khách sạn du lịch. Do đó giữ đ-ợc tính độc nhất d-ới con mắt khách hàng là rất khó và nó còn phụ thuộc vào đối thủ cạnh tranh.
+ Khách hàng có thể không nhạy cảm với sự khác biệt mà nhạy cảm với giá cao hơn.
Thực hiện chiến l-ợc này đòi hỏi sự sáng tạo th-ờng xuyên và mức chi phí lớn cho các hoạt động nghiên cứu, phát triển, thiết kế sản phẩm mới, sử dụng những nguồn nguyên liệu đầu vào có giá trị lớn để có đ-ợc sản phẩm mang tính độc đáo. Việc giữ đựơc tính độc đáo trong đó kinh doanh khách sạn du lịch là điều khó khăn.