Xu h-ớng phát triển của du lịch Việt Nam trong thời gian tới

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao sức cạnh tranh của khách sạn hoà bình trong nền kinh tế thị trường (Trang 62 - 64)

Cùng với sự phát triển chung của thế giới và công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất n-ớc, Việt Nam luôn chú trọng xây dựng, phát triển nền kinh tế

thực sự vững mạnh thông qua việc phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn - các ngành kinh tế đ-ợc phát triển dựa vào tiềm lực sẵn có của đất n-ớc.

Ngày nay, du lịch trở thành một hiện t-ợng phổ biến và quan trọng trong cuộc sống hiện đại. Nó là một ngành kinh tế đ-ợc Đảng và Nhà n-ớc đánh giá cao trong nền kinh tế với mục tiêu chiến l-ợc là "phát triển du lịch thực sự trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn, nâng cao chất l-ợng và hiệu quả hoạt động kinh doanh trên cơ sở khai thác lợi thế và điều kiện tự nhiên, sinh thái, truyền thống, văn hoá lịch sử, đáp ứng nhu cầu du lịch trong n-ớc và phát triển nhanh du lịch quốc tế, sớm đạt trình độ phát triển du lịch của khu vực" (Trích: Văn kiện đại hội Đảng lần thứ IX). Đây thực sự là một cơ hội nh-ng cũng là những thách thức lớn đối với ngành du lịch.

Du lịch không chỉ đem hình ảnh đất n-ớc, con ng-ời Việt Nam đến với thế giới mà còn tạo thêm công ăn việc làm, tăng nguồn thu cho đất n-ớc và ngân sách. Nếu đem ngành du lịch so sánh với các ngành kinh tế khác thì du lịch là một trong những ngành mang lại nguồn ngoại tệ đáng kể cho đất n-ớc. Vì vậy, Việt Nam hoàn toàn có thể hy vọng trong t-ơng lai ngành du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất n-ớc.

Để du lịch nâng cao sức cạnh tranh và hội nhập quốc tế thành công, Việt Nam đã không ngừng mở rộng thị tr-ờng trọng điểm và tạo lập những ấn t-ợng tốt đối với du khách quốc tế. Một bộ phận không nhỏ khách du lịch quốc tế đã có nhiều thông tin và biết đến Việt Nam là một đất n-ớc hoà bình, ổn định chính trị, an toàn xã hội, ng-ời dân mến khách, tiềm năng du lịch phong phú và đa dạng. Bên cạnh đó, Việt Nam còn chú trọng đến vai trò chủ đạo của Nhà n-ớc trong chiến l-ợc phát triển du lịch nh-: tạo môi tr-ờng cạnh tranh lành mạnh, đổi mới cơ chế, chính sách, xoá bao cấp, giảm dần hàng rào bảo hộ, chủ động đổi mới công nghệ và quản lý, đơn giản hoá thủ tục hành chính, giảm chi phí giao dịch... Qua đó góp phần tạo hành lang thông thoáng cho ngành du lịch phát triển. Năm 2002, Việt Nam đã đầu t- hàng trăm tỷ đồng cho các khu du lịch trong cả n-ớc. Hệ thống các khách sạn, nhà nghỉ, nhà hàng, ph-ơng tiện vận chuyển khách đ-ợc các doanh nghiệp tích cực đầu t- mới với chất l-ợng cao phù

hợp tiêu chuẩn quốc tế. Du lịch Việt Nam là ngành kinh tế mũi nhọn nên ngành sẽ đ-ợc Chính phủ quan tâm và đầu t- nhiều hơn. Mục tiêu của ngành du lịch Việt Nam trong những năm tiếp theo nh- sau:

Năm

Các chỉ tiêu 2000 2005 2010 2020

Khách quốc tế (triệu l-ợt khách) 2,14 3 - 3,5 5,5 - 6 10 – 11 Doanh thu từ khách quốc tế (tỷ USD) 0,1 0,4 0,6 1,5

Khách nội địa (triệu l-ợt khách) 11,2 15 - 16 20 - 25 30 – 35 Doanh thu từ khách nội địa (tỷ USD) 1,1 1,7 3,5 8,4

Biểu 3.1: Hiện trạng và dự báo khách du lịch đến Việt Nam giai đoạn

2000 - 2020.

Để đạt đ-ợc mục tiêu trên, ngành du lịch Việt Nam đã đề ra ph-ơng h-ớng hoạt động của khách sạn trong thời gian tới nh- sau:

- Khai thác có hiệu quả các khách sạn hiện có và sẽ có, phấn đấu công suất sử dụng phòng ngày càng tăng.

- Nâng cao khả năng cạnh tranh về chất l-ợng sản phẩm, hệ thống các khách sạn thực sự phát triển, nâng cao hiệu quả kinh doanh tổng hợp của toàn ngành trong điều kiện cạnh tranh của cơ chế thị tr-ờng và điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.

- Tăng c-ờng công tác quản lý khách sạn, nâng cao chất l-ợng đội ngũ cán bộ quản lý để tổ chức kinh doanh có hiệu quả cao.

- Đổi mới, tăng c-ờng công tác tiếp thị, đảm bảo nguồn khách ổn định cho mỗi khách sạn.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao sức cạnh tranh của khách sạn hoà bình trong nền kinh tế thị trường (Trang 62 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)