Tình hình kinh doanh khách sạn tại Hà Nội

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao sức cạnh tranh của khách sạn hoà bình trong nền kinh tế thị trường (Trang 64 - 66)

Nằm ở trung tâm Đồng Bằng Bắc Bộ, thủ đô Hà Nội là trung tâm văn hoá, chính trị, kinh tế ...và cũng là thành phố có bề dày lịch sử văn hoá lâu đời, giàu tiềm năng du lịch, lại đ-ợc Chính phủ quan tâm tạo điều kiện phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật cho ngành du lịch. Kể từ khi n-ớc ta xoá bỏ chế độ bao cấp chuyển sang nền kinh tế thị tr-ờng thì l-ợng khách du lịch ngày càng tăng.

Trong những năm gần đây, du lịch thủ đô có nhiều thuận lợi. Việt Nam và Hà Nội đ-ợc coi là điểm đến hấp dẫn, an toàn và thân thiện. Môi tr-ờng đầu t- trong n-ớc đ-ợc cải thiện đã thu hút các nhà đầu t- n-ớc ngoài quay trở lại Việt Nam và Hà Nội. Mặt khác, Nhà n-ớcđã có những chính sách đa ph-ơng hoá mối quan hệ đối ngoại, mở rộng đ-ờng bay, đ-ờng vận chuyển cho nên số khách du lịch vào n-ớc ta đã tăng với số l-ợng đáng kể. Năm 2002, tổng l-ợng khách đến Hà Nội đạt 3.789.000 l-ợt ng-ời, tăng 26%, trong đó khách quốc tế đạt 931.000 l-ợt ng-ời, tăng 33% so với năm 2001. Khách có khả năng chi trả cao nh- khách Pháp có tới 60- 80% đến Việt Nam đã vào Hà Nội. Tổng doanh thu đạt 4.500 tỷ đồng, nộp ngân sách Nhà n-ớctính riêng cho các doanh nghiệp du lịch đạt 270 tỷ đồng, đạt 103,6% kế hoạch và tăng 17,4% so với năm 2001.

Bên cạnh đó, số khách sạn cũng tăng lên đáng kể phục vụ đ-ợc tốt nhất nhu cầu khách du lịch. Nh- vậy, cùng với sự gia tăng của l-ợng khách du lịch là sự phát triển của số l-ợng khách sạn. Điều đó khiến cho sự cạnh tranh giữa các khách sạn diễn ra gay gắt.

Để tồn tại, phát triển và đáp ứng đ-ợc với số l-ợng khách ngày càng tăng cùng với nhu cầu ngày càng cao, đa dạng và phong phú, các khách sạn trên địa bàn Hà Nội đã và đang nâng cấp, cải tạo cơ sở vật chất kỹ thuật và văn minh phục vụ. Do đó, ngành du lịch cần nhận thức đ-ợc sự thay đổi của thị tr-ờng để đề ra biện pháp tốt nhất cho năm 2003 - năm đ-ợc coi là bản lề rất quan trọng trong việc thực hiện kế hoạch kinh tế xã hội 5 năm (2001- 2005), triển khai chiến l-ợc phát triển du lịch giai đoạn 2001 – 2010 và tiếp tục thực hiện ch-ơng trình hành động quốc gia về du lịch.

Những năm tiếp theo, ngành kinh doanh khách sạn du lịch Hà Nội tiếp tục thực hiện các dự án du lịch nh-: xây dựng hạ tầng kỹ thuật, dự án bảo tồn, tôn tạo và khai thác khu văn hoá, nâng cấp bến bãi cho tàu du lịch trên tuyến sông Hồng, xây dựng tuyến phố đi bộ, khu vui chơi giải trí Mễ Trì... Đồng thời chuẩn bị cho liên hoan du lịch quốc tế 2003 nhằm tuyên truyền quảng bá du lịch trong và ngoài n-ớc với mục đích thu hút khách du lịch tới Hà Nội nhân dịp SEA

Games 22, phối hợp với Sở Thể dục Thể thao và các ngành khác chuẩn bị đón khách.

Tuy nhiên, trong hai năm qua, thế giới đã trải qua nhiều sự kiện, ảnh h-ởng không tốt tới tình hình phát triển du lịch của các n-ớc trên thế giới nói chung và sự phát triển ngành du lịch Việt Nam nói riêng, nh- cuộc khủng bố tại Mỹ ngày 11/9/01, tiếp đến là các cuộc tấn công tại Djerba, Bali, Mombassa nhằm vào khách du lịch và mới đây là cuộc chiến tranh I- rắc đồng thời với việc xuất hiện căn bệnh viêm phổi cấp do virút lạ gây ra ở một số quốc gia, trong đó có Việt Nam đã khiến cho l-ợng khách du lịch giảm. Điều này đòi hỏi ngành du lịch Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng cần có biện pháp thúc đẩy du lịch hơn nữa.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao sức cạnh tranh của khách sạn hoà bình trong nền kinh tế thị trường (Trang 64 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)