Vai trò của kinh doanh ngoại hối trong hoạt động ngân hàng

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại hối tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) - Thực trạng và giải pháp. (Trang 29 - 30)

Kinh doanh ngoại hối hay cụ thể hơn là mua bán ngoại tệ ra đời và phát triển theo sát sự đòi hỏi của hoạt động thương mại quốc tế. Trong tất cả các giao dịch ngoại tệ, ngân hàng có thể vừa là nhà tạo thị trường, nhà môi giới, nhà đầu cơ và nhà bảo hiểm rủi ro kinh doanh ngoại hối.

Thứ nhất, hoạt động kinh doanh ngoại hối giúp tập trung và chu chuyển nguồn vốn ở thị trường ngoại hối trong nước và quốc tế nhằm bảo đảm thanh toán hàng hóa và dịch vụ ngoại thương, góp phần quan trọng vào việc mở rộng và phát triển nền kinh tế đất nước, đồng thời đảm bảo lợi nhuận cho bản thân ngân hàng

thương mại. Kinh doanh ngoại hối thông qua việc mua bán để hưởng chênh lệch tỷ giá hay

thông qua việc đầu cơ dựa trên những dự báo về biến động lãi suất có thể đem lại những khoản lợi nhuận đáng kể cho ngân hàng. Các ngân hàng cũng có thể tận dụng sự chênh lệch về tỷ giá giữa các đồng tiền khác nhau, giữa các thị trường khác nhau để kiếm lời. Từ đó góp phần điều hòa thị trường ngoại hối hoạt động hiệu quả hơn.

Thứ hai, hoạt động kinh doanh ngoại hối đóng vai trò quan trọng trong việc phòng chống rủi ro, mở rộng hoạt động và tăng khả năng cạnh tranh. Hoạt động

kinh doanh ngoại hối giúp đa dạng hóa các loại hình dịch vụ ngân hàng như mua bán ngoại tệ, cung cấp tín dụng bằng ngoại tệ, tài trợ xuất nhập khẩu…qua đó giảm thiểu rủi ro khi ngân hàng phụ thuộc nhiều vào các hoạt động kinh doanh truyền thống khác. Đồng thời, ngân hàng có thể đáp ứng các nhu cầu của nhiều đối tượng khách hàng khác nhau, qua đó tăng khả năng cạnh tranh của ngân hàng trên thị trường.

Thứ ba, hoạt động kinh doanh ngoại hối góp phần làm tăng nguồn dự trữ ngoại hối quốc gia, góp phần hoàn thiện các chính sách vĩ mô của Chính phủ về quản lý ngoại hối, về chính sách tỷ giá và lãi suất, điều tiết quan hệ cung cầu ngoại hối trên thị trường nhằm đảm bảo ổn định đồng nội tệ và góp phần sử dụng có hiệu quả nguồn ngoại hối của các tổ chức kinh tế và của quốc gia.

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại hối tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) - Thực trạng và giải pháp. (Trang 29 - 30)