Đo lường và đánh giá rủi ro

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại hối tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) - Thực trạng và giải pháp. (Trang 83 - 88)

Rủi ro tỷ giá được nhận diện là quan trọng đối với hoạt động kinh doanh ngoại hối, được đo lường theo dõi hàng ngày do quy mô kinh doanh và mức lỗ tiềm ẩn (ước tính thông qua trạng thái tối đa có thể nắm giữ theo quy định 20% vốn tự có của NHNN). Đo lường rủi ro tỷ giá được thực hiện thông qua các phương pháp đo lường và hệ thống chỉ số đo lường khác nhau bao gồm đánh giá lãi/lỗ: tính toán lãi/lỗ tạm tính của giao dịch/danh mục kinh doanh trên cơ sở đánh giá lại giá trị của giao dịch theo giá thị trường; giá trị chịu rủi ro (Value at Risk): Đo lường mức lỗ tiềm ẩn tối đa (mức giảm giá trị tối đa) của danh mục tài sản trong điều kiện bình thường của thị trường trong khoảng thời gian nhất định với một độ tin cậy nhất định. Kiểm tra sức chịu đựng (Stress - test) trong những trường hợp tỷ giá thị trường biến động mạnh.

Hiện tại, phương pháp đo lường rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại hối mà Agribank đang sử dụng là Tổng trạng thái ngoại tệ âm và dương của toàn hệ thống; theo quy định của NHNN, tổng trạng thái ngoại tệ âm và dương của toàn hệ

thống không được vượt quá 20% vốn tự có của Agribank. Tuy nhiên, việc NHNN chỉ quy định trạng thái ngoại tệ tại thời điểm cuối ngày có thể tạo khe hở dẫn đến rủi ro cho Agribank. Nghĩa là trong ngày GDV có thể mua bán bao nhiêu cũng được, miễn sao cuối ngày cân bằng được trạng thái theo quy định của NHNN. Vì vậy, nhằm hạn chế rủi ro trong kinh doanh ngoại hối, Agribank cần có một quy trình, mô hình đo lường rủi ro cụ thể và hiệu quả hơn.

Agribank chưa có phương pháp đo lường rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại hối để đánh giá ảnh hưởng của những thay đổi về tỷ giá hối đoái lên khả năng sinh lời và mức độ an toàn vốn trên phạm vi toàn Agribank.

2.3.4.Kiểm soát rủi ro

Kiểm soát rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại hối tại Agribank được thực hiện thông qua việc tuân thủ các quy định của NHNN về trạng thái ngoại tệ, quy định về giao dịch kinh doanh ngoại tệ, quy định về cán bộ thực hiện giao dịch và đặc biệt thông qua việc thiết lập hệ thống hạn mức quản lý. Việc thiết lập các hạn mức cho hoạt động kinh doanh ngoại hối nằm trong nhóm giải pháp nhằm ngăn ngừa và giảm thiểu rủi ro tối đa khi thực hiện giao dịch. Agribank đã thiết lập các hạn mức cho hoạt động kinh doanh ngoại tệ của mình như sau:

Hạn mức trạng thái ngoại tệ:

- Hạn mức trạng thái ngoại tệ cuối ngày của hệ thống Agribank: bao gồm trạng thái ngoại tệ cuối ngày của các chi nhánh và trạng thái ngoại tệ của Trung tâm Vốn. Hiện nay, hạn mức này được phòng QLRR xây dựng thành văn bản, phê duyệt bởi Giám đốc Trung tâm Vốn, chủ yếu là tuân theo Thông tư 07/2012/TT-NHNN ngày 20/3/2012, cụ thể là tổng trạng thái ngoại tệ cuối ngày của Agribank không vượt quá 20% vốn tự có của Agribank

- Hạn mức trạng thái ngoại tệ của các chi nhánh Agribank: đến thời điểm hiện tại, Agribank chưa có quy trình cụ thể để phân hạn mức trạng thái cho chi nhánh. Ban Định chế tài chính của Agribank sẽ là đơn vị nghiên cứu, phân tích trình Tổng giám đốc phê duyệt quy định phân bổ hạn mức cho chi nhánh.

Trong trường hợp trạng thái ngoại tệ âm, phòng kinh doanh ngoại tệ - Trung tâm Vốn là đơn vị quản lý trạng thái ngoại tệ của hệ thống Agribank phải báo cáo

cho Giám đốc TTV hoặc Phó Tổng giám đốc phụ trách để xem xét và phê duyệt. Các hạn mức kinh doanh ngoại tệ của Phòng Kinh doanh ngoại tệ do Phòng QLRR tại TTV thiết lập bao gồm: các hạn mức trên một giao dịch mua bán ngoại tệ với chi nhánh, đối tác; các hạn mức trên chênh lệch giữa mua/bán ngoại tệ khác USD của hai giao dịch đối ứng.

Hạn mức giao dịch mua - bán ngoại tệ với Tổ chức tín dụng (Hạn mức đối tác): Hiện tại, Agribank đã có văn bản quy định về việc ban hành hướng dẫn sử dụng, vận hành chấm điểm xếp hạng khách hàng, đối tác trên hệ thống xếp hạng tín dụng của Agribank. Từ đó làm căn cứ để đưa ra các hạn mức phù hợp cho từng đối tác giao dịch (căn cứ vào chấm điểm tín nhiệm, quan hệ với đối tác và lịch sử giao dịch với đối tác đó). Hạn mức này quy định giới hạn giao dịch cho từng đối tác chia theo sản phẩm giao ngay, kỳ hạn hay hoán đổi và sẽ được quy định định kỳ 12 tháng 1 lần hoặc từng lần (nếu có thông tin biến động)

Bảng 2.7: Hạn mức giao dịch của Agribank với các đối tác theo từng sản phẩm

Đơn vị: triệu USD

TÊN ĐỐI TÁC Tổng Spot Forward Swap

I - Ngân hàng trong nước

Vietinbank 900 200 50 650 BIDV 900 200 50 650 Vietcombank 700 100 50 550 Sacombank 300 50 50 200 MB 590 70 20 500 Techcombank 700 200 50 450 Maritime Bank 160 70 0 90

Lien Viet Post Bank 160 65 0 95

VP Bank 650 220 30 400

ACB 250 50 0 200

Sea Bank 200 50 0 150

An Bình Bank 85 5 0 80

II - Ngân hàng 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam

ANZ Bank Vietnam LTD 70 0 0 70

Standard Chartered Bank, Hanoi 110 0 0 110

III - Ngân hàng nước ngoài

ANZ National Bank LTD 50 50 0 0

BNP Paribas Bank S.A 50 50 0 0

Bank of Tokyo - Mitsubishi UFJ LTD 100 50 50 0

BNP Paribas Bank S.A. 100 50 50 0

BNP Paribas Bank HCM City 1150 50 0 1100

Citibank HN 50 50 0 0

Deutsche Bank A.G. 50 50 0 0

IV - Chi nhánh Ngân hàng nước ngoài

Bangkok Bank Public Company LTD, HCM 30 15 15 0

DBS Bank LTD, HCM 20 10 10 0

Hạn mức lỗ tối đa: Ban Định chế tài chính đề xuất, báo cáo lên Tổng giám đốc trình HĐTV phê duyệt hạn mức lỗ tối đa trong kinh doanh ngoại tệ cho Trung tâm Vốn định kỳ 6 tháng 1 lần. Căn cứ vào hạn mức đã được phê duyệt này, phòng QLRR trình Giám đốc TTV phê duyệt hạn mức lỗ tối đa cho phòng Kinh doanh ngoại tệ theo từng kỳ để đảm bảo không vượt quá hạn mức lỗ cao nhất do HĐTV đã phê duyệt. Trưởng phòng KDNT căn cứ vào hạn mức lỗ được cấp cho Phòng từng kỳ, có trách nhiệm phân bổ và quản lý trong nội bộ phòng hạn mức lỗ cho các giao dịch viên để đảm bảo không vi phạm hạn mức lỗ cho phép. Lệnh cắt lỗ (STOP LOSS): Giám đốc TTV quy định cụ thể hạn mức trạng thái ngoại tệ qua đêm phải đặt lệnh cắt lỗ đối với từng loại ngoại tệ căn cứ vào tình hình thị trường, yêu cầu kinh doanh trong từng thời kỳ để đảm bảo không vi phạm hạn mức lỗ tối đa đã được HĐTV phê duyệt.

Agribank hiện đang thực hiện kiểm soát hạn mức giao dịch như sau: Đối với các hạn mức giao dịch với đối tác, hạn mức giao dịch của phòng Kinh doanh ngoại tệ: hệ thống IPCAS (hệ thống core banking của Agribank) sẽ chặn các giao dịch vượt hạn mức cho đến khi có phê duyệt vượt hạn mức của Giám đốc TTV. Phòng QLRR tổ chức kiểm soát các hạn mức giao dịch của phòng kinh doanh ngoại tệ và thực hiện báo cáo lãnh đạo TTV hàng ngày. Các giao dịch vượt hạn mức phê duyệt của Trưởng phòng KDNT phải làm tờ trình Giám đốc (Phó Giám đốc phụ trách) phê duyệt. Các giao dịch vượt hạn mức phê duyệt của Phó GĐ phụ trách phải báo cáo Giám đốc và xin ý kiến chỉ đạo hoặc có ủy quyền của Giám đốc. Phòng KDNT tự xây dựng hệ thống kiểm soát hạn mức giao dịch của các giao dịch viên.

Agribank chưa có quy trình giám sát và kiểm soát mức độ sử dụng hạn mức: Các hạn mức giao dịch và các hạn mức giao dịch đối tác hệ thống IPCAS sẽ khóa giao dịch vượt hạn mức cho đến khi các giao dịch đã được cấp thẩm quyền phê duyệt. Các giao dịch vượt quá các hạn mức của Trưởng phòng KDNT phải được giải trình thành văn bản và được phê duyệt bởi Giám đốc TTV. Phòng KDNT tự phát triển hệ thống để kiểm soát các hạn mức của giao dịch viên.

Đối với các hạn mức trạng thái: Agribank chưa có quy trình xử lý vi phạm hạn mức cụ thể đối với các trường hợp vượt hạn mức trạng thái, tuy nhiên trên thực tế,

Ban định chế tài chính của Agribank được Ban điều hành phê duyệt thực hiện các biện pháp xử lý như sau: (i) Khi có chi nhánh vượt hạn mức trạng thái, Phòng sẽ gọi điện trực tiếp đến chi nhánh và mở sổ theo dõi, yêu cầu chi nhánh cung cấp tên, nguyên nhân vượt hạn mức và yêu cầu chi nhánh khắc phục ngay; (ii) nếu chi nhánh vẫn chưa khắc phục được tình trạng vượt hạn mức, Ban ĐCTC sẽ thông báo qua đường công văn gửi đến chi nhánh vi phạm, đồng thời gửi đến các đơn vị liên quan để báo cáo sự việc.

Các hạn mức trên được quy định trong các văn bản khác nhau của Agribank. Ngoài ra, cơ sở của việc thiết lập các hạn mức này chủ yếu dựa trên kinh nghiệm và phương pháp chuyên gia. Agribank chưa có một chính sách chung, duy nhất mô tả phương pháp luận về việc thiết lập hạn mức và phương pháp luận về tất cả các hạn mức áp dụng được để kiểm soát rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại hối. Chính sách này cũng cần đưa vào quy trình báo cáo lên các cấp trong trường hợp vượt han mức.

Phòng KDNT và phòng QLRR của TTV đều có trách nhiệm theo dõi các trạng thái ngoại tệ của trạng thái trụ sở chính và của chi nhánh thông qua hệ thống IPCAS, lập các báo cáo gửi lên Giám đốc trung tâm, Tổng Giám đốc, HĐTV và các ban liên quan để phối hợp thực hiện kiểm soát. Hiện tại, nhìn chung Agribank thiếu thông tin về rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại hối. Agribank chưa lập báo cáo nhanh về mức độ rủi ro ngoại hối lên Ban điều hành và Ủy Ban QLRR, cũng như cảnh báo cho Ban điều hành biết nếu có bất kỳ vấn đề gì có thể gây ảnh hưởng lớn đến tình hình tài chính và hồ sơ rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại hối của Agribank.

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại hối tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) - Thực trạng và giải pháp. (Trang 83 - 88)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(126 trang)
w