Trong thời gian qua, Hoạt động kinh doanh ngoại tệ của các Ngân hàng thương mại Việt Nam đã không ngừng phát triển, mở rộng cả thị trường trong nước và quốc tế, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh và đa dạng hóa nghiệp vụ kinh doanh của ngân hàng. Doanh số mua bán ngoại tệ của các ngân hàng thương mại với khách hàng tăng trưởng nhanh qua từng năm, trung bình từ 10% - 20% cùng với
đà tăng trưởng của kinh tế hội nhập, các hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa dịch vụ giữa Việt Nam và các quốc gia. Thực hiện đa dạng hóa các hình thức giao dịch hối đoái, thỏa mãn nhu cầu đa dạng về ngoại tệ của khách hàng.
Trong điều kiện dịch bệnh Covid-19 ảnh hưởng nặng nề tới mọi hoạt động của nền kinh tế trong và ngoài nước, doanh số kinh doanh ngoại tệ của Agribank tăng cao, thu phí thanh toán quốc tế và thu lãi kinh doanh ngoại tệ của các Chi nhánh đạt kết quả khả quan. Đến 31/12/2020, tổng doanh số mua bán ngoại tệ của Agribank tăng 21% so với cuối năm 2019. Doanh số thanh toán xuất, nhập khẩu qua Agribank đạt 10,3 tỷ USD, thu phí thanh toán quốc tế năm 2020 vẫn tăng 4,44 và đạt 101% so với kế hoạch đề ra.
Bảng 2.1: Doanh số mua, bán ngoại tệ của Agribank giai đoạn 2016 - 2020
Đơn vị: triệu USD
Chỉ tiêu 2016 2017 2018 2019 2020
Tổng doanh số mua 20.159 21.315 18.676 57.010 84.977
Tổng doanh số bán 19.925 21.436 18.762 57.156 85.135
(Nguồn: Số liệu báo cáo kinh doanh ngoại tệ năm 2016 - 2020 của Agribank) Tại Agribank, hoạt động kinh doanh ngoại tệ được thực hiện ở cả hội sở
chính (Trung tâm Vốn) và chi nhánh trong hệ thống, được chia làm hai mảng nghiệp vụ chính là là phục vụ nhu cầu khách hàng các nhân, tổ chức và kinh doanh tự doanh trên thị trường liên ngân hàng.
Mảng nghiệp vụ phục vụ khách hàng cá nhân và tổ chức được thực hiện tại hệ thống các chi nhánh của Agribank. Các chi nhánh của Agribank chỉ thực hiện mua bán kinh doanh ngoại tệ theo nhu cầu của khách hàng, không thực hiện vì mục đích đầu cơ. Các giao dịch hay được chi nhánh sử dụng là giao ngay, kỳ hạn và hoán đổi; phổ biến nhất vẫn là giao dịch giao ngay. Khi phát sinh giao dịch với khách hàng, chi nhánh thường cân đối bằng cách thực hiện giao dịch với Hội sở chính của Agribank, lợi nhuận của chi nhánh chủ yếu từ chênh lệch giá mua và giá bán ngoại tệ; phí dịch vụ ngân hàng. Năm 2020, doanh số mua bán ngoại tệ USD giữa chi nhánh với Hội sở chính đạt 6,83 tỷ USD, giảm 9,59% so với năm 2019. Trong đó,
mua từ chi nhánh đạt 3,93 tỷ USD giảm 19,28% và mức bán cho chi nhánh đạt 2,9 tỷ USD tăng 7,97% so với năm 2019.
Bảng 2.2: Doanh số mua bán ngoại tệ USD giữa chi nhánh và Trung tâm Vốn Agribank giai đoạn 2016 - 2020
Đơn vị: nghìn USD Chỉ tiêu 2016 2017 2018 2019 2020 DS mua USD từ chi nhánh 4.155.515 4.545.772 4.149.109 4.867.761 3.929.099 DS bán USD cho chi nhánh 2.318.941 2.765.726 2.900.072 2.687.793 2.901.952
(Nguồn: Số liệu báo cáo kinh doanh ngoại tệ năm 2016 - 2020 của Agribank) Hội
sở chính, cụ thể là Trung tâm Vốn - nơi quản lý ngoại tệ của toàn hệ thống đóng vai trò đại diện của Agribank tham gia hoạt động kinh doanh trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng trong nước với đối tác là NHNN và các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước. Doanh số hoạt động trên thị trường này cũng tăng trưởng mạnh qua các năm, góp phần tích cực khai thác thêm nguồn ngoại tệ để cân đối ngoại tệ cho toàn hệ thống và đảm bảo kinh doanh có hiệu quả. Mảng nghiệp vụ này luôn chịu rủi ro về tỷ giá do Trung tâm Vốn phải nắm giữ trạng thái ngoại tệ phục vụ thanh khoản cho hệ thống. Hoạt động kinh doanh ngoại tệ trên thị trường liên ngân hàng phải chấp hành nghiêm chỉnh, đầy đủ các quy định của NHNN về hạn mức ngoại tệ, dự trữ bắt buộc, sử dụng vốn an toàn và hiệu quả.
Bảng 2.3: Doanh số mua bán các ngoại tệ khác USD (quy đổi USD) giữa chi nhánh và Trung tâm Vốn Agribank giai đoạn 2016 - 2020
Đơn vị: Nghìn USD
Chỉ tiêu 2016 2017 2018 2019 2020
Mua ngoại tệ khác
USD từ chi nhánh 120.566 124.569 123.916 127.843 231.390 Bán ngoại tệ khác
USD cho chi nhánh 356.455 404.760 387.893 253.691 370.247
Các ngoại tệ Agribank thực hiện giao dịch với khách hàng gồm hầu hết các ngoại tệ mạnh có khả năng chuyển đổi trên thị trường quốc tế như: USD, EUR, JPY, GBP, AUD, CAD...Tuy nhiên, do tâm lý của người Việt Nam chủ yếu tin dùng vào đồng ngoại tệ USD nên tỷ trọng đồng USD trong giao dịch tại Agribank chiếm phần lớn.
Bảng 2.4: Doanh số mua bán ngoại tệ USD trên thị trường liên ngân hàng giai đoạn 2016 - 2020 Đơn vị: Nghìn USD Chỉ tiêu 2016 2017 2018 2019 2020 Doanh số mua liên ngân hàng 6.176.080 6.655.581 5.190.783 9.297.231 18.470.671 Doanh số bán liên ngân hàng 8.114.141 7.447.029 3.608.062 8.101.810 17.081.330
(Nguồn: Số liệu báo cáo kinh doanh ngoại tệ năm 2016 - 2020 của Agribank) Năm
2020, doanh số mua bán ngoại tệ trên thị trường liên ngân hàng tăng mạnh so với các năm trước đây, nguyên nhân là do việc đẩy mạnh thực hiện các giao dịch hoán đổi trên thị trường liên ngân hàng với các TCTD. Đẩy mạng giao dịch hoán đổi giúp Agribank giải quyết được lượng vốn dư thừa cũng như làm tăng lợi nhuận về kinh doanh ngoại tệ. Thời gian gần đây, giao dịch hoán đổi được Agribank phát triển sử dụng nhiều do quan điểm về rủi ro của Agribank đã có những thay đổi cũng như có nhiều cải thiện để phục vụ cho hoạt động kinh doanh hiệu quả hơn. Các giao dịch hoán đổi của Agribank chủ yếu tập trung vào cặp USD/VND do thứ nhất là nhu cầu của khách hàng cá nhân và tổ chức của Agribank vẫn thực hiện thanh toán hầu hết bằng USD, thứ hai là mục tiêu kinh doanh ngoại tệ chính của Agribank là phục vụ thanh khoản của hệ thống mà chưa tập trung vào đầu cơ kinh doanh ngoại tệ. Ngoài giao dịch hoán đổi USD/VND, thời gian gần đây Agribank đã triển khai thực hiện giao dịch hoán đổi EUR/USD và JPY/USD nhằm tận dụng nguồn USD dư thừa, tuy nhiên số lượng giao dịch chưa nhiều và thường xuyên.
Bảng 2.5: Doanh số giao dịch hoán đổi của Agribank giai đoạn 2016 - 2020 Đơn vị: Nghìn USD Chỉ tiêu 2016 2017 2018 2019 2020 DS Swap USD/VND 8.387.500 6.722.100 5.077.000 29.647.800 51.601.680 DS Swap EUR/USD 0 2.887.000 3.653.500 11.790.500 6.189.000 DS Swap JPY/USD 0 0 0 16.500 3.984.000
(Nguồn: Số liệu báo cáo kinh doanh ngoại tệ năm 2016 - 2020 của Agribank)
Sự tăng lên không ngừng về số lượng các giao dịch ngoại tệ qua các năm cho thấy ngân hàng và các doanh nghiệp đã tiếp cận và sử dụng ngày càng nhiều hơn các giao dịch phái sinh để phòng ngừa rủi ro trong hoạt động kinh doanh của mình.
Nhìn chung, so với các ngân hàng, lợi nhuận về kinh doanh ngoại hối và tỷ trọng lợi nhuận thu được của hoạt động này của Agribank đạt mức trung bình, cao hơn BIDV và Vietinbank, thấp hơn Vietcombank - ngân hàng đi đầu trong lĩnh vực ngoại thương. Mặc dù vậy, lợi nhuận kinh doanh ngoại hối của Agribank vẫn duy trì trong mức ổn định và đi đầu so với các ngân hàng TMCP tại Việt Nam. Cùng với sự gia tăng về doanh số, trong giai đoạn 2016 - 2020 doanh thu từ hoạt động KDNH tại các NHTM ngày càng góp phần gia tăng lợi nhuận của ngân hàng. Theo báo cáo thường niên của các NHTM, kết quả kinh doanh ngoại hối tại một số ngân hàng qua các năm được phản ánh theo bảng sau:
Bảng 2.6: Chỉ tiêu lợi nhuận của một số ngân hàng thương mại từ 2016 - 2020 Đơn vị: nghìn USD Chỉ tiêu 2016 2017 2018 2019 2020 A G R IB A N K Lãi/lỗ thuần từ hoạt động KDNT 501.148 520.621 704.649 1.030.125 1.120.000 Tỷ trọng 9,92% 10,27% 9,59% 7,30% 8,48% Tổng LNTT 4.211.819 5.066.265 7.345.482 14.116.530 13.203.000 V IE T IN B A N K Lãi/lỗ thuần từ hoạt động KDNT 685.139 709.966 709.869 1.564.300 1.999.721 Tỷ trọng 8,03% 7,71% 10,54% 13,27% 11,7% Tổng LNTT 8.530.019 9.206.194 6.730.402 11.780.993 17.084.849 V IE T C O M B A N K Lãi/lỗ thuần từ hoạt động KDNT 1.850.118 2.042.417 2.266.429 3.378.274 3.906.399 Tỷ trọng 21,71% 18,00% 12,4% 14,55% 16,95% Tổng LNTT 8.523.083 11.341.361 18.269.226 23.211.571 23.049.561 B ID V Lãi/lỗ thuần từ hoạt động KDNT 534.446 668.128 1.039.685 1.494.696 1.732.324 Tỷ trọng 6,91% 7,71% 10,97% 13,93% 19,19% Tổng LNTT 7.734.627 8.665.177 9.472.505 10.732.209 9.026.243 T E C H C O M B A N K Lãi/lỗ thuần từ hoạt động KDNT 240.201 278.585 233.751 104.581 745 Tỷ trọng 6,01% 3,46% 2,19% 0.81% 0.005% Tổng LNTT 3.996.640 8.036.297 10.661.016 12.838.268 15.800.296
M B Lãi/lỗ thuần từ hoạt động KDNT 112.573 201.772 444.568 647.478 785.809 Tỷ trọng 3,03% 4,37% 5,72% 6,45% 7,35% Tổng LNTT 3.711.031 4.615.726 7.767.373 10.036.119 10.688.276
(Nguồn: Báo cáo tài chính đã kiểm toán năm 2016 -2020 của các NHTM)
2.2.2.Các rủi ro thường gặp trong kinh doanh ngoại hối tại Agribank
Các hệ thống quản trị rủi ro mà các ngân hàng Việt Nam sử dụng nhìn chung thường kém phát triển và kém tinh vi hơn ở những thị trường khác mặc dù nhiều ngân hàng thuộc sở hữu nhà nước và ngân hàng TMCP đã và đang đẩy mạnh đầu tư vào kết cấu hạ tầng và hệ thống quản trị rủi ro. Khung quản trị rủi ro trong ngành ngân hàng Việt Nam vẫn chỉ đang trong giai đoạn bước đầu khi các ngân hàng chỉ mới bắt đầu xem xét lại cơ cấu quản trị rủi ro của ngân hàng. Các ngân hàng trong nước vẫn chưa có những hiểu biết đầy đủ về vai trò quản trị rủi ro như là một phần quan trọng trong hoạt động hàng ngày của ngân hàng. Các rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại hối thường xảy ra tại Agribank:
a) Rủi ro về tỷ giá
Rủi ro về tỷ giá là rủi ro hay gặp nhất trong hoạt động kinh doanh ngoại hối của ngân hàng. Rủi ro thường xuất hiện khi ngân hàng mua - bán, cho vay - đi vay hay thực hiện thanh toán bằng ngoại tệ. Bên cạnh đó, trong quá trình thực hiện giao dịch trong nội bộ cũng có thể xuất hiện rủi ro tỷ giá như:
- Xây dựng tỷ giá mua bán ngoại tệ hàng ngày không đúng theo quy định. Tỷ giá không phù hợp và không cập nhật với tình hình biến động của tỷ giá trên thị trường.
- Cập nhật tỷ giá giao dịch sai hoặc không kịp thời vào hệ thống.
- Chi nhánh chậm trễ cân đối trạng thái ngoại tệ để lập báo cáo gửi Hội sở chính.
- Vượt hạn mức ngoại tệ trong ngày nhưng không kịp xử lý với Hội sở chính. - Duy trì trạng thái ngoại tệ qua đêm dương vượt hạn mức.
Lãi suất đi vay và cho vay tín dụng bằng ngoại tệ còn biến động và được điều chỉnh khá nhiều trong thời gian khiến Agribank đôi lúc còn lúng túng trong việc đưa ra mức lãi suất hợp lý, cạnh tranh và quản lý các khoản tín dụng chặt chẽ.
c) Rủi ro thanh khoản
Rủi ro thanh khoản là khả năng xảy ra tổn thất do không đáp ứng được nghĩa vụ thanh toán một cách đúng hạn với một chi phí hợp lý. Các nguồn rủi ro thanh khoản bao gồm: rủi ro thanh khoản huy động là rủi ro ngân hàng không có khả năng đáp ứng các dòng tiền dự kiến hoặc không dự kiến trong hiện tại và tương lai, rủi ro thanh khoản thị trường là rủi ro mà tổ chức không thể dễ dàng xử lý hoặc bán tài sản theo giá trị thị trường do mức độ chấp nhận của thị trường hoặc do thị trường gián đoạn không liên tục. Tại Agribank, rủi ro thanh khoản cũng gây tác động không nhỏ đến hoạt động kinh doanh ngoại hối, thường xuất hiện dưới một số hoạt động sau:
- Mua bán ngoại tệ liên ngân hàng không phục vụ việc cân đối nguồn ngoại tệ mà để đầu cơ.
- Đôi lúc còn chưa tính kỹ đến thời gian thanh toán của từng loại ngoại tệ theo từng hợp đồng, việc trì trệ thanh toán hay thiếu tạm thời một loại ngoại tệ tại thời điểm thanh toán còn xảy ra khiến Agribank mất chi phí cho việc mua bán ngoại tệ giao ngay.
d) Rủi ro hoạt động
Rủi ro hoạt động là rủi ro gây ra tổn thất do sự không đầy đủ hoặc vận hành không tốt của các quy trình nội bộ, con người, và hệ thống hoặc do sự tác động của các sự kiện bên ngoài. Tại Agribank, rủi ro hoạt động có ảnh hưởng tương đối lớn tới hoạt động kinh doanh ngoại hối. Các sự kiện lịch sử cho thấy, khá nhiều tổn thất liên quan đến hoạt động kinh doanh ngoại hối bắt nguồn từ rủi ro hoạt động, một số rủi ro hoạt động hay gặp phải tại Agribank như:
- Kiểm tra theo dõi các giao dịch mua bán không kịp thời, không đầy đủ. - Giao dịch viên vi phạm hạn mức giao dịch, hạn mức lỗ, trạng thái qua đêm. - Không kịp thời xử lý các giao dịch mua bán ngoại tệ do lỗi hệ thống đường truyền.
- Thực hiện mua bán ngoại tệ với các chi nhánh qua điện thoại nhưng không đồng thời thực hiện giao dịch trên màn hình Reuters.
- Rủi ro liên quan đến thực hiện giao dịch, quản lý quy trình tác nghiệp, quan hệ đối tác.