Nội dung quản trị rủi ro trong kinh doanh ngoại hối tại NHTM

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại hối tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) - Thực trạng và giải pháp. (Trang 40 - 46)

Quản trị rủi ro KDNH tại ngân hàng là quá trình tiếp cận rủi ro một cách khoa học, toàn diện và có hệ thống nhằm nhận dạng, kiểm soát, phòng ngừa và giảm thiểu những tổn thất do rủi ro gây ra. Khung quản trị rủi ro trọng yếu được xây dựng dựa trên các yêu cầu của Ủy ban Basel đối với từng loại hình rủi ro chính tồn

tại trong ngân hàng. Về cơ bản, Quy trình quản trị rủi ro thông thường gồm 4 nội dung chính sau: (i) Nhận diện rủi ro; (ii) Đo lường rủi ro; (iii) Kiểm soát rủi ro; và

(iv) Phòng ngừa rủi ro.

Việc đánh giá rủi ro đòi hỏi phải xác định được những rủi ro lớn liên quan đến các sản phẩm, dịch vụ hay hoạt động của TCTD, phải có các chốt kiểm tra nằm trong các quy trình nghiệp vụ (hệ thống kiểm soát nội bộ) để kiềm chế rủi ro trong hạn mức đã được đề ra cũng với các biện pháp để theo dõi các trường hợp ngoại lệ vượt hạn mức rủi ro.

Quản trị rủi ro cần phải được thực hiện tại tất cả các cấp trong hệ thống dù ngân hàng có thiết kế cơ cấu tổ chức hay áp dụng phương pháp quản lý rủi ro nào. Việc sử dụng một cách hiệu quả các ủy ban/hội đồng là một công cụ quan trọng đóng vai trò là cầu nối giữa các cấp khác nhau trong ngân hàng.

1.3.2.1. Nhận diện - phân tích rủi ro

Để quản trị rủi ro, trước hết phải nhận diện (hay phát hiện) được rủi ro. Nhận

diện rủi ro là quá trình xác định liên tục và có hệ thống các rủi ro nảy sinh trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Hoạt động nhận diện rủi ro nhằm thu thập các

thông tin về đối tượng có thể gặp rủi ro (con người, tài sản, trách nhiệm pháp lý của ngân hàng), các nguồn phát sinh rủi ro, các yếu tố mạo hiểm, hiểm họa, các loại tổn thất mà rủi ro có thể gây ra.

Hoạt động nhận diện rủi ro được thực hiện thông qua việc theo dõi, nghiên cứu, xem xét môi trường xung quanh (vi mô hay vĩ mô), toàn bộ hoạt động kinh doanh ngoại hối của ngân hàng, nhằm thống kê được tất cả những rủi ro, không chỉ những rủi ro đã và đang xảy ra mà cả những rủi ro mới có thể xảy ra đối với ngân hàng. Trên cơ sở những thống kê đó sẽ tiến hành phân tích rủi ro nhằm xác định nguyên nhân gây ra các rủi ro cũng như các nhân tố làm ảnh hưởng đến quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại hối.

Có hai phương pháp chủ yếu được sử dụng để phát hiện rủi ro: phương pháp dựa trên những rủi ro đã xảy ra trong quá khứ và phương pháp hệ thống an toàn. Phương pháp

dựa trên những rủi ro đã xảy ra trong quá khứ dựa trên những rủi ro ngân hàng đã gặp

gặp phải đối mặt trong tương lai. Việc nghiên cứu các rủi ro đã gặp phải trong quá khứ không chỉ giới hạn ở những nguyên nhân gây ra rủi ro mà cả những nhân tố làm tăng khả năng xảy ra rủi ro. Cho đến nay, đây vẫn là phương pháp chủ yếu được các nhà quản trị sử dụng để phát hiện rủi ro.

Phương pháp hệ thống an toàn (Systems safety) là phương pháp do các nhà khoa

học phát triển các chương trình vụ trụ của Mỹ phát minh ra. Do những rủi ro trong lĩnh vực này hầu hết chưa được biết tới trong quá khứ nhưng lại đòi hỏi phải ngăn ngừa tối đa nên các nhà khoa học của Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ - NASA đã phải xây dựng các mô hình mô phỏng rủi ro trên cơ sở những phân tích về quy trình hoạt động và môi trường hoạt động, qua đó sẽ phát hiện những rủi ro nảy sinh trong môi trường giả lập đó. Việc sử dụng phương pháp này là không thể thiếu để hỗ trợ trong việc phát hiện những rủi ro tiềm tàng ở những sản phẩm kinh doanh mới.

Để hỗ trợ cho việc phát hiện rủi ro, nhà quản trị thường sử dụng các công cụ sau: bảng câu hỏi phân tích rủi ro, danh mục các nguy cơ, danh mục các rủi ro được bảo hiểm và các hệ thống chuyên gia.

Công cụ phát hiện rủi ro thường được tiến hành qua các bước sau: định hướng, phân tích tài liệu, phỏng vấn, khảo sát điều tra trực tiếp, hướng dẫn về chính sách quản lý rủi ro của Ngân hàng, hệ thống các ghi chép về các hoạt động quản trị rủi ro của Ngân hàng và cuối cùng là hệ thống thông tin nội bộ.

1.3.2.2. Đo lường rủi ro, theo dõi rủi ro

Nhận diện rủi ro là bước khởi đầu của quản trị rủi ro. Tuy nhiên, rủi ro có rất nhiều loại, một ngân hàng không thể cùng một lúc kiểm soát, phòng ngừa mọi loại rủi ro, bởi lẽ khả năng của mỗi ngân hàng đều có hạn. Từ đó, cần phân loại đánh giá mức độ các rủi ro, cần biết được đối với từng lĩnh vực kinh doanh của ngân hàng, loại rủi ro nào có tần suất xuất hiện nhiều, loại rủi ro nào xuất hiện ít, loại rủi ro nào gây ra hậu quả nghiêm trọng, loại nào ít nghiêm trọng hơn… từ đó có biện pháp quản trị rủi ro thích hợp. Muốn vậy, Ngân hàng cần tiến hành việc đo lường các rủi ro.

Việc đo lường rủi ro là đánh giá mức độ nghiêm trọng của rủi ro để đưa ra mức độ ưu tiên đối phó.

Phân loại mức độ nghiêm trọng của rủi ro: Căn cứ vào mức độ nghiêm trọng, rủi ro thường được phân thành ba nhóm:

- Nhóm nguy hiểm (Critical risks): bao gồm những rủi ro mà hậu quả của nó có thể dẫn đến sự phá sản của ngân hàng.

- Nhóm quan trọng (Important risks): bao gồm những rủi ro mà hậu quả của nó không phải là nguyên nhân chủ yếu làm cho ngân hàng rơi vào tình trạng phá sản nhưng sẽ phải vay mượn để tiếp tục hoạt động.

- Nhóm không quan trọng (Unimportant risks): bao gồm những rủi ro mà ngân hàng có thể tự khắc phục hậu quả mà không quá khó khăn về tài chính.

Để phân loại rủi ro như vậy, đòi hỏi phải đánh giá được mức độ nghiêm trọng của rủi ro cũng như khả năng chịu đựng của ngân hàng khi rủi ro xảy ra.

Chỉ tiêu đánh giá mức độ nghiêm trọng (quy mô tổn thất của rủi ro): Việc đánh giá mức độ nghiêm trọng của rủi ro giúp nhà quản trị ngân hàng có thể tự mình gánh chịu rủi ro hay phải chuyển giao bớt rủi ro (mua bảo hiểm), nếu phải chuyển giao rủi ro thì điều kiện bảo hiểm nào là thích hợp để vừa tiết kiệm được chi phí vừa đảm bảo được an toàn cho ngân hàng. Để đánh giá mức độ nghiêm trọng hay quy mô tổn thất của mỗi rủi ro, nhà quản trị thường sử dụng hai chỉ tiêu: mức độ tổn thất tối đa và khả năng xảy ra tổn thất. Thứ nhất là mức độ tổn thất tối đa mà rủi ro có thể gây ra cho ngân hàng. Thứ hai là mức độ, khả năng xảy ra tổn thất; chỉ tiêu này phản ánh tần xuất xuất hiện rủi ro - số lần xảy ra tổn thất hay khả năng xảy ra biến cố nguy hiểm đối với ngân hàng trong một khoảng thời gian nhất định.

Các phương pháp đo lường rủi ro: Để đo lường rủi ro, các ngân hàng có thể sử dụng kết hợp các phương pháp đo lường định lượng và các phương pháp đánh giá định tính.

- Các phương pháp đo lường định lượng: xây dựng các mô hình tính xác suất xảy ra tổn thất trên cơ sở các số liệu quá khứ về tổn thất đó, sử dụng các mô hình giả lập (simulation models) để tích hợp cả những thay đổi của môi trường vào các phân phối xác suất cần xác định. Phương pháp đo lường định lượng có ưu điểm

lớn, chúng cung cấp các thông tin định lượng giúp các nhà quản trị dễ hình dung hơn về khả năng xảy ra và mức độ ảnh hưởng của các rủi ro. Nhưng việc áp dụng mô hình định lượng không phải là công việc đơn giản mà yêu cầu một nguồn lực lớn về việc chọn phần mềm, xây dựng cơ sở dữ liệu và liên tục chỉnh sửa các giả định để có thể liên tục cập nhật các kết quả đo lường.

- Các phương pháp đo lường định tính là phương pháp dựa trên những đánh giá của các chuyên gia từ đó xếp hạng các rủi ro và đưa ra một số báo cáo tổng hợp. Phương pháp này được sử dụng đối với những rủi ro khó đo lường. Phương pháp này giải quyết được hai vấn đề của phương pháp định lượng đó là đánh giá được các rủi ro khó đo lường được và khi môi trường kinh doanh thay đổi, phương pháp này cho kết quả nhanh hơn mô hình định lượng. Hạn chế của mô hình định tính là các nhận xét, đánh giá, xếp hạng và chấm điểm rủi ro đều là chủ quan. Chính vì vậy, các nhà quản trị luôn khuyến khích kết hợp giữa hai phương pháp định tính và định lượng.

1.3.2.3. Kiểm soát rủi ro

Kiểm soát rủi ro là một trong hai nội dung trọng tâm của quản trị rủi ro hiện đại. Kiểm soát rủi ro là việc sử dụng các chiến lược, các chương trình hành động, công cụ, kỹ thuật… nhằm ngăn ngừa, né tránh hoặc giảm thiểu những tổn thất, những ảnh hưởng không mong đợi của rủi ro đối với ngân hàng.

Các biện pháp kiểm soát rủi ro có thể chia thành ba nhóm cơ bản sau: a) Né tránh rủi ro

Đây là các biện pháp trong đó nhà quản trị sẽ tìm cách phát hiện những dự án kinh doanh có nguy cơ xảy ra rủi ro cao để tránh cho ngân hàng không tham gia vào, nhờ đó không phải chịu rủi ro.

Biện pháp tránh rủi ro có thể giúp ngân hàng không phải chịu bất kỳ hậu quả xấu nào mà rủi ro được phát hiện có thể gây ra nhưng khiến cho ngân hàng bỏ lỡ những cơ hội kiếm lời.

b) Ngăn ngừa và giảm thiểm rủi ro

Đây là nhóm các giải pháp nhằm giảm đến mức tối đa các rủi ro có thể đến với ngân hàng, chúng bao gồm các biện pháp ngăn ngừa và giảm thiểu các rủi ro

c) Giảm thiểu những tổn thất do rủi ro gây ra (Loss reduction)

Đây là biện pháp nhằm kiểm soát, giảm thiểu thiệt hại một khi rủi ro xảy ra. Đây là biện pháp mang tính chất tích cực nhưng không thể giúp doanh nghiệp tránh được rủi ro hoàn toàn. Hơn nữa, để thực hiện biện pháp này cũng đòi hỏi những khoản chi phí nhất định cả về tiền bạc và thời gian.

1.3.2.4. Xử lý, phòng ngừa rủi ro

Hoạt động kiểm soát rủi ro không thể giúp ngân hàng tránh được mọi rủi ro. Một khi rủi ro xảy ra, ngân hàng cần phải sẵn sàng cho các tổn thất, không để ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của mình. Xử lý, phòng ngừa rủi ro chính là nội dung quản trị rủi ro nhằm mục đích chuẩn bị cho ngân hàng trước những tổn thất xảy ra.

Phòng ngừa rủi ro bao gồm các hoạt động dự phòng các nguồn tài chính cho các thiệt hại một khi rủi ro xảy ra. Phòng ngừa rủi ro chia làm hai nhóm, biện pháp cơ bản sau:

Thứ nhất, chấp nhận rủi ro và lập quỹ dự phòng để bù đắp tổn thất nếu rủi ro xảy ra.

Rất nhiều hoạt động hay môi trường kinh doanh mà ngân hàng không thể từ bỏ hoặc không thể ngăn chặn được hoàn toàn rủi ro. Chấp nhận rủi ro là biện pháp không tránh khỏi để không bỏ lỡ những cơ hội kiếm lời. Trong trường hợp này, nhà quản trị phải dự phòng các nguồn lực tài chính để kịp thời bù đắp những thiệt hại có thể xảy ra để không ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh chung của ngân hàng.

Thứ hai, chuyển giao hoặc chia sẻ rủi ro. Để chia sẻ rủi ro và chuyển giao rủi ro,

ngân hàng sẽ phải ký kết những hợp đồng với điều khoản đặc biệt nhằm chia sẻ, chuyển giao phần rủi ro mà mình không muốn gánh chịu sang chủ thể sẵn sàng nhận thêm rủi ro để đổi lấy một khoản thu nhập.Tuy không thể giúp triệt tiêu hoàn toàn rủi ro, nhưng biện pháp chuyển giao và chia sẻ rủi ro giúp giảm chi phí dự phòng rủi ro cho ngân hàng đối với những rủi ro mà nó không thể tránh được.

Trong quá trình quản trị rủi ro, việc sử dụng biện pháp nào phải căn cứ vào những đánh giá về khả năng xảy ra rủi ro, mức độ thiệt hại mà rủi ro có thể gây ra, cũng như những nguồn lực tài chính mà doanh nghiệp sẵn có để khắc phục những thiệt hại đó. Lợi ích và chi phí của từng biện pháp sẽ phải được cân nhắc. Tất cả

điều này sẽ phụ thuộc một phần không nhỏ ở những thông tin mà ngân hàng có được về rủi ro. Do vậy, có được những thông tin đầy đủ về rủi ro cũng quan trọng không kém những hiểu biết về việc vận dụng các kỹ thuật quản trị rủi ro.

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại hối tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) - Thực trạng và giải pháp. (Trang 40 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(126 trang)
w