Xử lý và phòng ngừa rủi ro

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại hối tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) - Thực trạng và giải pháp. (Trang 88 - 92)

Xử lý và phòng ngừa rủi ro là các quyết định, hành động ứng phó được đưa ra để giảm thiểu rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại hối hoặc đảm bảo rủi ro trong mức chấp nhận được của Agribank. Biện pháp xử lý và phòng ngừa rủi ro theo hướng tối ưu và nhanh nhất có thể là việc chấp nhận rủi ro, lập quỹ dự phòng rủi ro và chuyển giao rủi ro.

Hoạt động chuyển giao rủi ro có thể được thực hiện bằng nhiều biện pháp, trong đó phổ biến là việc áp dụng các công cụ quản trị rủi ro tài chính. Các công cụ này chủ yếu bao gồm việc mua bảo hiểm hoặc sử dụng các công cụ tài chính phái sinh. Thực tế cho thấy, Agribank đã sử dụng các giao dịch phái sinh như một công cụ để kiểm soát được rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại hối. Mặc dù hiện nay hợp đồng quyền chọn đã được sử dụng khá phổ biến ở các NHTM tại Việt Nam; tuy nhiên do vấn đề về pháp lý cũng như quy định nội bộ, Agribank hiện chỉ sử dụng 02 công cụ phái sinh trong hoạt động kinh doanh ngoại hối là giao dịch kỳ hạn và giao dịch hoán đổi.

Thông qua giao dịch kỳ hạn, Agribank có thể tránh được rủi ro tỷ giá biến động tại thời điểm hiệu lực của giao dịch và đảm bảo được lợi nhuận theo dự tính ban đầu. Thay vì việc phải chờ đến ngày hiệu lực của giao dịch với một tỷ giao ngay tại thời điểm đó mà chưa xác định được trước thì ngay tại thời điểm hiện tại Agribank có thể bán hoặc mua kỳ hạn đến thời gian hiệu lực giao dịch. Hiện nay, tại Agribank giao dịch kỳ hạn được sử dụng nhiều với mục đích kiếm lợi nhuận hơn là một công cụ phòng ngừa rủi ro. Giao dịch kỳ hạn chưa phải là công cụ phòng chống rủi ro tỷ giá hiệu quả nhất do vẫn có khả năng diễn biến của tỷ giá trên thực tế nằm ngoại dự kiến trong hợp đồng, nhưng phương pháp này tạo sự yên tâm cho nhà quản trị tránh khỏi những tổn thất có thể xảy ra do đã dự tính trước dược chi phí.

Tương tư giao dịch kỳ hạn, giao dịch hoán đổi được sử dụng chủ yếu tại Agribank gồm 2 vế, mua USD/VND giao ngay và bán USD/VND kỳ hạn để tại dùng nguồn vốn Việt Nam đồng nhàn rỗi của ngân hàng và tạo ra lợi nhuận.

Hiện nay, NHNN Việt Nam cho rằng sự biến động của thị trường và sự biến tưởng của hình thức giao dịch mua bán quyền chọn USD/VND nên đã cấm không cho phép các ngân hàng giao dịch quyền chọn USD/VND mà chỉ cho phép ngân hàng thực hiện giao dịch quyền chọn giữa các ngoại tệ khác. Quy định này đã gây ra hạn chế trong quá trình quản trị rủi ro và cũng cấp đa dạng sản phẩm phái sinh tới khách hàng là cá nhân hoặc doanh nghiệp.

2.4.Đánh giá thực trạng của công tác quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại hối tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank)

2.4.1.Những kết quả đạt được

Thứ nhất, Agribank đã triển khai thực hiện trong công tác xây dựng bộ máy quản trị rủi ro theo quy chuẩn của Basel II. Trong năm 2020, Hội đồng thành viên

đã chỉ đạo sát sao việc sắp xếp, điều chỉnh lại cơ cấu quản trị rủi ro từng bước đáp ứng yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước.

-Bên cạnh việc duy trì hoạt động Bộ phận QLRR đối với các rủi ro trọng yếu tại các Ban/Trung tâm tại Hội sở chính thực hiện quản lý rủi ro và giúp việc Hội đồng rủi ro thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo quy định. Chỉ tịch Hội đồng thành viên đã thành lập Ban chỉ đạo triển khai Thông tư 13 của NHNN với nhiệm vụ đầu mối đề xuất điều chỉnh mô hình tổ chức QLRR hướng tới tuân thủ chuẩn mực quốc tế Basel.

-Ban chỉ đạo triển khai Thông tư 13 đã xây dựng và hoàn thiện phương án thành lập các đơn vị chuyên trách thực hiện nhiệm vụ quản lý rủi ro đảm bảo nguyên tắc độc lập theo yêu cầu của NHNN, đồng thời phục vụ công tác quản trị điều hành, quản lý rủi ro của Agribank. Theo đó, mô hình tổ chức về quản trị rủi ro của Agribank hướng tới thành lập đơn vị chuyên trách thực hiện nhiệm vụ QLRR thay vì phân tán như hiện tại.

-Agribank đã ký hợp đồng dịch vụ tư vấn với Công ty TNHH Ersnt & Young Việt Nam, một trong những đơn vị có kinh nghiệm trong lĩnh vực QLRR để tư vấn về việc hoàn thiện mô hình tổ chức của Agribank, bao gồm việc hoàn thiện mô hình 3 tuyến bảo vệ độc lập đảm bảo tuân thủ yêu cầu của NHNN.

-Agribank đẩy nhanh tiến độ, khẩn trương ban hành mới, chỉnh sửa, bổ sung các quy chế, quy trình, đặc biệt là các chính sách quy định về QLRR nói chung và quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại hối nói riêng.

Thứ hai, Agribank đã bắt đầu triển khai nghiên cứu về việc đo lường rủi ro (các phương pháp, mô hình đo lường rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại hối), theo dõi, kiểm soát rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại hối.

-Agribank đã có quy định về việc theo dõi, giám sát và báo cáo liên quan đến việc tuân thủ các hạn mức giao dịch liên quan đến hoạt động quản trị rủi ro ngoại hối.

-Agribank đang triển khai xây dựng quy định về đo lường rủi ro ngoại hối; xây dựng các phương pháp đo lường và công cụ đo lường để đánh giá ảnh hưởng của những thay đổi về tỷ giá lên khả năng sinh lười và mức độ an toàn vốn trên phạm vi toàn hệ thống; nghiên cứu và triển khai thử nghiệm sức chịu đựng đối với các rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại hối.

-Agribank đã có cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin và cơ sở dữ liệu để đo lường, theo dõi và kiểm soát rủi ro ngoại hối; hệ thống IPCAS (hệ thống core banking của Agribank) đã hỗ trợ theo dõi trạng thái ngoại tệ; đối với hạn mức lỗ: đã hỗ trợ tính được lãi/lỗ vào thời điểm cuối tháng.

-Agribank đã có phân cấp cụ thể về thẩm quyền phê duyệt, thực hiện các biện pháp phòng ngừa rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại hối.

Thứ ba, tầm quan trọng của các giao dịch phái sinh đang được quan tâm tại Agribank thông qua sự gia tăng về doanh số giao dịch phái sinh của Agribank bao gồm giao dịch kỳ hạn, hoán đổi qua các năm. Các giao dịch phái sinh không chỉ

giúp phòng ngừa các rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại hối, mà còn giúp Agribank sử dụng hiệu quả nguồn vốn của mình để kinh doanh trên thị trường liên ngân hàng mang lại lợi nhuận cho hệ thống.

Thứ tư, Agribank đã chú trọng đến việc đào tạo nguồn nhân lực để nâng cao chất lượng hoạt động. Agribank đã tổ chức thành công chương trình đào tạo nghiệp vụ tín dụng

và quản lý rủi ro cho 15 đoàn cán bộ sang khảo sát, học tập kinh nghiệm tại ngân hàng Nonghyup, Hàn Quốc; tổ chức 02 Hội nghị tập huấn cho 60 cán bộ ngân hàng Nonghyup, Hàn Quốc. Chú trọng tập huấn, nâng cao trình độ cán bộ nghiệp vụ thanh toán quốc tế (TTQT), kinh doanh ngoại tệ của Agribank, xây dựng nội dung, tài liệu và câu hỏi, đáp án, liên hệ chuyên gia quốc tế và trực tiếp chia sẻ kinh nghiệm cho các chi nhánh để nâng cao trình độ ngoại ngữ và chuyên môn.

Thứ năm, vấn đề công nghệ cũng đã đem lại Agribank hiệu quả tốt trong việc quản trị rủi ro.mHướng tới mục tiêu nâng cao hiệu quả, tăng doanh số giao dịch

đồng thời giảm thiểu rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại hối, Agribank xác định vai trò quan trọng của công nghệ ngân hàng trong quản lý rủi ro, phát triển sản phẩm dịch vụ ngân hàng, kiểm tra giám sát hoạt động kinh doanh. Agribank đã nâng cấp các hệ thống giao dịch và cung cấp thông tin tiên tiến nhất như Reuters, Trading Flatform, Realtime...để phục vụ cho việc thực hiện các giao dịch trong hoạt động kinh doanh ngoại hối.

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại hối tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) - Thực trạng và giải pháp. (Trang 88 - 92)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(126 trang)
w