Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại hối tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) - Thực trạng và giải pháp. (Trang 117 - 126)

3.3.2.1. Hoàn thiện và phát triển thị trường ngoại hối liên ngân hàng

Thị trường liên ngân hàng phát triển sẽ khiến cho nguồn vốn ngoại tệ giữa các ngân hàng được chu chuyển một cách hiệu quả dưới sự điều tiết của NHNN, các ngân hàng dễ dàng thương lượng thỏa thuận với nhau khi thiếu một lượng ngoại tệ cần ngay, mô hình chung tạo tính thanh khoản cao cho chính ngân hàng đó cũng như hệ thống tài chính. Đối với các nền kinh tế phát triển, thị trường ngoại hối liên ngân hàng hoạt động hiệu quả, doanh số giao dịch trên thị trường này chiếm 85%, do đó tỷ giá liên ngân hàng luôn là tỷ giá cơ bản và đặc trưng cho quan hệ cung cầu ngoại tệ của cả nền kinh tế. Đối với Việt Nam, do trình độ thị trường còn sơ khai, yếu tố tỷ giá còn bị ràng buộc bởi nhiều yếu tố can thiệp hành chính, do đó doanh số giao dịch trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng mới chỉ chiếm 15-20%; chính vì vậy để có một thị trường ngoại tệ liên ngân hàng hoạt động hiệu quả ở Việt Nam, ngoài yếu tố tỷ giá còn phải đề cập đến một số các nhân tố khác như: - NHNN cần thực hiện vai trò hướng dẫn điều tiết của mình thông qua việc mua bán ngoại tệ cuối cùng trên thị trường ngoại hối. Ngoài ra, NHNN cần tham gia và thực hiện các nghiệp vụ KDNH kỳ hạn, hoán đổi đúng như quy định trong quy

chế nhằm tạo điều kiện cho các ngân hàng tham gia tích cực hơn vào thị trường ngoại hối. - Việc can thiệp của NHNN cần phải diễn ra kịp thời với quy mô thích hợp tránh làm phát sinh tâm lý chờ đợi, khiến cho thị trường rơi vào tình trạng trầm lắng, kích thích đầu cơ và gây áp lực lên tỷ giá.

- Tiến hàng thiết lập thị trường ngoại tệ liên ngân hàng theo mô hình tổ chức kép, bao gồm thị trường ngoại tệ liên ngân hàng trực tiếp giữa các Ngân hàng và thị trường gián tiếp qua môi giới.

- Hiện nay giao dịch giữa các thành viên trên thị trường liên ngân hàng thường diễn ra một chiều, nghĩa là một số ngân hàng thì chuyên đi bán, số khác chuyên đi mua. Vì vậy, cần tạo ra cơ chế để các thành viên tham gia thị trường được tích cực hơn.

- Ngoài ra, cần xem xét việc thành lập Hiệp hội những nhà kinh doanh ngoại hối Việt Nam để tạo ra diễn đàn trao đổi thông tin và kinh nghiệm cũng như cơ chế “bắt tay” với nhau giữa các thành viên hiệp hội, giảm nguy cơ rủi ro khi các Ngân hàng tự xoay sở một mình.

3.3.2.2. Hoàn thiện chính sách quản lý trạng thái ngoại tệ

Hiện nay, hầu như các quy định trạng thái ngoại tệ của NHNN chủ yếu để phòng chống găm giữ, đầu cơ ngoại tệ mà chưa thực sự bám sát nhu cầu thực tế của các ngân hàng cũng như doanh nghiệp. Vì vậy, NHNN cần xem xét thay đổi cách quy định trạng thái ngoại tệ theo hướng nới rộng giới hạn trạng thái ngoại tệ cho phù hợp hơn với nhu cầu thực tế hoạt động của các ngân hàng. Việc nới rộng giới hạn trạng thái ngoại tệ này có tác dụng như chiếc van điều hòa cung cầu ngoại tệ trên thị trường ngoại hối. Khi cầu ngoại tệ lên cao thì NHTM có thể bán ra ngoại tệ được nhiều hơn, làm dịu nhu cầu ngoại tệ ngay lập tức, từ đó làm giảm áp lực tăng tỷ giá. Ngược lại, khi cung ngoại tệ lên cao, do NHTM đã có thể mua vào được nhiều hơn, nên có tác dụng làm giảm cung ngoại tệ, từ đó giảm áp lực tăng giá nội tệ. Từ đó, hạn chế được những áp lực đột biến lên tỷ giá. Đây cũng là biện pháp điều kiện để thị trường ngoại hối hoạt động thông suốt và hiệu quả, giảm thiểu rủi ro tỷ giá gia tăng.

Trước mắt, NHNN có thể xem xét quy định trạng thái ngoại tệ theo một trong các cách sau:

Thứ nhất, do ở Việt Nam các giao dịch thanh toán quốc tế bằng USD là chủ yếu nên việc quy định trạng thái ngoại tệ đối với USD chỉ bằng 15% vốn tự có là sai lệch so với thực tế bởi vì vốn tự có của nhiều NHTM còn rất nhỏ, do đó NHNN nên xem xét để tăng tỷ lệ này lên 25-30%.

Thứ hai, NHNN đã quy định tổng trạng thái ngoại tệ để quản lý trạng thái của tất cả các loại ngoại tệ bao gồm cả USD. Vì vậy, để tạo sự linh hoạt và chủ động hơn cho các ngân hàng trong hoạt động KDNH thì NHNN nên xem xét quy định trạng thái ngoại tệ tối đa ở mức cao hơn 30% như hiện nay và không quy định trạng thái ngoại tệ riêng biệt cho USD.

Thứ ba, căn cứ vào diễn biến tình hình tài chính, kinh tế trong khu vực cũng như trên thế giới để quy định trạng thái ngoại tệ cho phù hợp với từng thời kỳ.

Thứ tư, vì mỗi ngân hàng hàng có quy mô và hoạt động kinh doanh khác nhau, quy mô và tần suất các giao dịch ngoại hối khác nhau nên cần nghiên cứu việc quy định trạng thái ngoại tệ của các ngân hàng bằng tỷ lệ % trên vốn tự có của từng ngân hàng theo đúng tiêu chuẩn quốc tế hoặc mở ra một biên độ dao động cho phép quanh mức ấn định chung để các ngân hàng có thể là chủ được hoạt động kinh doanh ngoại hối của mình.

3.3.2.3. Xây dựng cơ chế điều hành tỷ giá linh hoạt hơn, tạo ra một thị trường ngoại hối phản ảnh đúng quan hệ cung cầu ngoại tệ

Trong điều kiện Việt Nam hiện nay việc thả nổi tỷ giá ngay lập tức sẽ gây ra những tác động tiêu cực cho nền kinh tế và có thể ảnh hưởng bất lợi cho việc ổn định hệ thống kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, NHNN cần tiếp tục nới rộng biên độ dao động so với tỷ giá bình quân và thường xuyên điều chỉnh linh hoạt biên độ này cho phù hợp với thị trường hơn. Đây là cơ sở để ngân hàng cũng như doanh nghiệp quen dần với các công cụ phòng chống rủi ro tỷ giá.

Ngân hàng Nhà nước cần nắm giữ nguồn dự trữ ngoại hối đủ mạnh, và phải là một nhà tạo lập thị trưởng đảm bảo tính thanh khoản, sẵn sàng can thiệp khi có những thông tin bất lợi. Ngân hàng Nhà nước đóng vai trò là người mua, bán cuối

cùng, thực hiện can thiệp khi cần thiết, và bổ sung thêm các loại ngoại tệ mạnh vào các giao dịch với ngân hàng thương mại như EUR, JPY, GBP, AUD... thay vì chỉ có USD như hiện nay. Ngân hàng Nhà nước cũng cần tổ chưc giám sát và điều hành thị trường một cách chặt chẽ, tránh trường hợp một số đơn vị thoả thuận ngầm với nhau để “lái” thị trường theo ý mình

3.3.2.4. Tăng cường các hoạt động thanh tra, kiểm tra, kiểm soát

Hoạt động thanh tra, kiểm tra, kiểm soát không nên chỉ giới hạn ở việc kiểm tra định kỳ theo lịch mà có thể tăng cường công tác kiểm tra nhiều hơn vào những thời điểm được coi là nhạy cảm của thị trường tài chính hay những lúc mới ban hành một quyết định hay văn bản pháp luật mới.

Công tác thanh tra kiểm tra được tiến hành từ phía NHNN có ý nghĩa rất quan trọng, vì những ngân hàng hoạt động kém luôn là mối lo không những của các khách hàng mà còn là nguy cơ chung cho cả hệ thống ngân hàng do tác động dây chuyền của những biến động có thể xảy ra. Việc thanh tra, kiểm tra cần được tiến hành một cách chủ động, nghiêm túc và thường xuyên hơn, đặc biệt là đối với hoạt động kinh doanh ngoại hối bởi vì Việt Nam đang ngày càng mở rộng thị trường kinh doanh quốc tế cũng như tỷ trọng giao dịch ngoại tệ.

3.3.2.5. Thường xuyên tổ chức hội thảo phổ biến các chính sách, văn bản pháp luật mới

NHNN nên thường xuyên tổ chức các buổi hội thảo trực tiếp hay qua mạng về hoạt động kinh doanh ngoại tệ, phân tích tình hình kinh tế trong nước và nước ngoài, hướng đi mới cũng như phổ biến các nghị định, quy định, thông tư mới trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ. Nhiều ngân hàng ở Việt Nam còn non kém về các nghiệp vụ trong KDNH vì thế những buổi hội thảo chính là cơ hội để NHNN cũng như các chuyên gia tìm hiểu những khó khăn, vướng mắc của mỗi ngân hàng cũng như cập nhật được chính xác hơn tình hình thực tế để sửa đổi và đưa ra những chính sách quản lý ngoại hối phù hợp hơn.

3.3.2.6. Hoàn thiện và mở rộng các nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ

Thực tế hoạt động của thị trường ngoại hối Việt Nam mới chỉ tập trung vào loại nghiệp vụ giao ngay, còn các nghiệp vụ khác chưa thực sự đi vào hoạt động

nhiều. Việc mở rộng các nghiệp vụ KDNT sẽ tạo ra nhiều công cụ quản lý rủi ro hiệu quả hơn, làm cho thị trường ngoại hối hoạt động theo đúng nghĩa của nó.

Để thị trường ngoại hối nói chung và các nghiệp vụ phái sinh nói riêng có thể phát triển xa hơn thì cơ chế xác định tỷ giá và lãi suất đóng vai trò quyết định. Điều này cho thấy định hướng trong chính sách tỷ giá của NHNN cần phải tăng dần tỷ trọng của các biến số thị trường trong việc xác định tỷ giá. Có như vậy tỷ giá mới phản ánh đúng thực chất mối quan hệ cung cầu trên thị trường ngoại hối và các công cụ phái sinh mới phát huy được đúng ý nghĩa của nó.

NHNN cũng cần hoàn thiện việc xác định tỷ giá giao ngay, điều chỉnh thường xuyên biên độ giao động tỷ giá cho phù hợp, có thể mở rộng biên độ để tăng tính linh hoạt cho các ngân hàng trong việc xác định tỷ giá đối với từng đối tượng khách hàng cụ thể để các Ngân hàng có thể yết giá cạnh tranh làm cho thị trường có độ thanh khoản cao hơn và sôi động hơn. Đặc biệt đối với tỷ giá kỳ hạn hoán đổi, NHNN cần phải nghiên cứu và có thay đổi phù hợp hơn với điều kiện thị trường ngoại hối thế giới đã phát triển ở mức cao như hiện nay.

3.3.2.7. Nâng cao vai trò của Ngân hàng nhà nước trên thị trường ngoại hối Việt Nam.

Do thị trường ngoại hối Việt Nam còn sơ khai, có độ thanh khoản thấp, tỷ giá kém linh hoạt và chưa thực sự trở thành công cụ điều tiết cung cầu ngoại tệ, cho nên sự can thiệp của NHNN trên thị trường ngoại hối đóng vai trò quan trọng trong việc điều tiết cung cầu ngoại tệ, giúp cho thị trường ngoại hối hoạt động thông suốt hơn.

Hoạt động can thiệp của NHNN trên thị trường ngoại hối chỉ thực sự có hiệu quả khi có sự phối hợp nhịp nhàng với hoạt động của NHNN trên thị trường mở nhằm triệt tiêu hiệu ứng phụ nảy sinh. Khi NHNN can thiệp trên thị trường ngoại hối bằng cách bán ngoại tệ, nghĩa là đã thu lại một lượng nội tệ từ trong lưu thông; để tránh hiện tưởng thiểu phát buộc NHNN phải sử dụng thêm một nghiệp vụ trên thị trường mở là mua chứng khoán vào để bơm thêm tiền vào lưu thông và ngược lại. Tuy nhiên, hoạt động của thị trường mở còn trầm lắng. Chính vì vậy, để can thiệp của NHNN trên thị trường ngoại hối có hiệu quả thì cần có hệ thống giải

pháp hoàn thiện thị trường tiền tệ, để NHNN có thể can thiệp khi cần bơm thêm hoặt hút bớt tiền ra khỏi lưu thông, giảm áp lực lên lạm pháp khi cung cầu ngoại tệ căng thẳng.

KẾT LUẬN

Trong một nền kinh tế toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, nhu cầu về ngoại tệ là rất lớn. Vì vậy, nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ ở các ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng đòi hỏi sự nhạy bén và xử lý chính xác thông tin liên quan về tỷ giá để hạn chế rủi ro, tổn thất có thể xảy ra. Từ đó cho thấy việc nghiên cứu về quản trị rủi ro kinh doanh ngoại hối là một phần tất yếu trong quá trình kinh doanh ngoại tệ của các ngân hàng thương mại Việt Nam nói chung và của Agribank nói riêng.

Trong những năm qua, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) đã có những bước tiến đáng kể trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ, liên tục đổi mới tư duy và tăng cường cung ứng các sản phẩm dịch vụ đến khách hàng. Tuy nhiên, công tác quản trị rủi ro của Agribank dù đã được chú trọng nhưng vẫn còn thiếu sót cần khắc phục. Hoạt động kinh doanh ngoại tệ luôn phải đối mặt với rất nhiều rủi ro và có thể mang đến tổn thất vô cùng nặng nề không chỉ đối với Agribank mà còn ảnh hưởng nến nền kinh tế. Qua quá trình nghiên cứu về rủi ro cũng như quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại hối tại ngân hàng thương mại nói chung và của Agribank nói riêng, luận văn đã đạt được kết quả sau:

Luận văn đã đưa ra một cách có hệ thống các lý thuyết về rủi ro, quản trị rủi ro và các loại hình rủi ro phát sinh trong kinh doanh ngoại tệ cũng như việc thực hiện quản trị rủi ro kinh doanh ngoại tệ tại Agribank. Luận văn cũng đưa ra kinh nghiệm quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại một số ngân hàng trong và ngoài nước, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm về quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại ngân hàng đối với cơ quan quản lý và đối với các ngân hàng thương mại.

Luận văn phân tích đánh giá tình hình kinh doanh ngoại tệ, quản lý trạng thái ngoại tệ và quy định về quản trị rủi ro kinh doanh ngoại tệ của Agribank theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong từng thời kỳ. Luận văn đưa ra những thành tựu đạt được, hạn chế, nguyên nhân của hạn chế trong quá trình quản trị rủi ro kinh doanh ngoại hối của Agribank.

Qua đó, luận văn đã đề xuất các giải pháp thiết thực nhằm mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh ngoại tệ, nâng cao năng lực quan trị rủi ro kinh doanh ngoại hối có thể áp dụng tại Agribank và các ngân hàng thương mại khác, bao gồm: tăng cường quản lý rủi ro, đào tạo nhân viên, trích lập quỹ rủi ro ngoại tệ, tăng cường năng lực hoạt động của ngân hàng, tích cực phát triển các sản phẩm phái sinh để quản lý rủi ro ngoại tệ, xây dựng chiến lược kinh doanh ngoại tệ, thiết lập hạn mức rõ ràng và cụ thể trong từng nghiệp vụ và tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ.

Luận văn cũng đã đề xuất các kiến nghị đối với các cơ quan quản lý nhà nước bao gồm: hoàn thiện hệ thống pháp luật, duy trì một nền kinh tế với những điều kiện kinh tế vĩ mô ổn định, đẩy nhanh tiến độ cổ phần hóa, tăng tính công khai, minh bạch trong việc cung cấp các thông tin kinh tế vĩ mô để góp phần trong việc hạn chế rủi ro kinh doanh ngoại hối của ngân hàng thương mại. Tuy nhiên, trong quá trình hội nhập sâu kinh tế quốc tế, hoạt động kinh doanh ngoại hối vẫn còn nhiều rủi ro tiềm ẩn, khó đánh giá, đo lường trước và cần phải tiếp tục nghiên cứu.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG ANH

1. Don M. Chance - Robert Brooks, An Introdution to Derivatives and Risk Management, South-Western Cengage Learning, 2010, 8th Edition, trang 2,3

2. Joel Bessis (2007). Risk Management in Banking. John Sons LTD.

3. Peter S.Rose (2001), Commercial Bank Management, Texas A & M University.

TIẾNG VIỆT

1. Bùi Thu Hiền (2010), Những rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại hối tại

các ngân hàng thương mại Việt Nam và các biện pháp phòng ngừa, Đại học Ngoại

thương, Hà Nội.

2. Đỗ Quang Hợp, Mở rộng và nâng cao chất lượng trong hoạt động kinh doanh

ngoại hối tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội, Học viện tài chính, Hà Nội.

3. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Quy định về trạng thái ngoại tệ của các tổ chức

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại hối tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) - Thực trạng và giải pháp. (Trang 117 - 126)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(126 trang)
w