Kinh nghiệm tại ngân hàng trong nước

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại hối tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) - Thực trạng và giải pháp. (Trang 58 - 62)

1.5.2.1. Ngân hàng Sacombank

Tại Sacombank, mảng kinh doanh ngoại hối được chia thành các phòng chức năng như sau: phòng kinh doanh vốn, phòng kinh doanh ngoại tệ, phòng sản phẩm tiền tệ, trung tâm kinh doanh tiền tệ phía Bắc. Phòng kinh doanh vốn đảm nhiệm chức năng kinh doanh trên thị trường tiền tệ và thực hiện công tác quản lý điều hành

thanh khoản ngân hàng, quản lý rủi ro lãi suất, quản lý tài sản nợ - tài sản có. Phòng kinh doanh ngoại tệ thì thực hiện kinh doanh ngoại tệ, vàng và quản lý hoạt động kinh doanh ngoại tệ, chức năng của phòng là xây dựng và phát triển các sản phẩm phái sinh phục vụ hoạt động kinh doanh tiền tệ. Trung tâm kinh doanh tiền tệ phía Bắc chịu trách nhiệm phối hợp với phòng kinh doanh ngoại tệ và kinh doanh vốn để thực hiện kinh doanh ngoại tệ, vàng, kinh doanh trên thị trường liên ngân hàng (nhưng chỉ thực hiện giao dịch chứ không thực hiện xác nhận giao dịch và thanh toán giao dịch) và thực hiện kinh doanh ngoại tệ, vàng tại địa bàn khu vực phía Bắc. Như vậy có thể thấy rằng, cơ cấu tổ chức hoạt động kinh doanh ngoại hối của Sacombank được xây dựng vừa có tính độc lập vừa có sự hỗ trợ nhau trong việc thực hiện kinh doanh. Phân định trách nhiệm rõ ràng giữa các bộ phận tạo ra lợi thế trong việc quản trị, điều hành giúp cho ngân hàng có thể thực hiện công tác quản trị rủi ro theo hướng tập trung, tạo được tính chuyên môn hóa cao, quá trình ra quyết định kịp thời giúp nâng cao hoạt động quản lý rủi ro trong kinh doanh ngoại hối.

Bên cạnh đó, Sacombank đã xây dựng được một hệ thống công nghệ thông tin khá đồng bộ và hiện đại với việc áp dụng thành công hệ thống trung tâm dữ liệu và trung tâm dữ liệu dự phòng đạt chuẩn quốc tế, lắp đặt hệ thống Reuters có chức năng cập nhật tỷ giá và thông tin thị trường, hệ thống INCAS cho phép trụ sở chính có thể giám sát chặt chẽ việc thực hiện quy định nghiệp vụ tại từng chi nhánh, giúp triển khai các nghiệp vụ trong hoạt động kinh doanh ngoại hối. Với hệ thống thông tin khá hiện đại, Sacombank đảm bảo cho mọi hoạt động giao dịch được tiến hành cũng như tăng hiệu quả trong việc quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại hối.

1.5.2.2. Ngân hàng Vietcombank (VCB)

Quá trình quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại hối tại VCB đạt được nhiều kết quả tích cực: Hệ thống chính sách đang dần hình thành và hoàn thiện trong việc quản trị rủi ro KDNH ngân hàng nói chung. VCB cho thấy sự chủ động của mình trong hoạt động quản lý rủi ro.

Hội đồng quản trị xác định chiến lược rủi ro, xác định khẩu vị rủi ro, ban hành cơ chế quản lý rủi ro kinh doanh ngoại tệ, phê duyệt chính sách, mục tiêu, mức chấp nhận rủi ro đối với VCB trong từng thời kỳ.

Hội đồng quản trị có quyền hạn và trách nhiệm tối cao trong việc quản lý tất cả các hoạt động của VCB liên quan đến kinh doanh ngoại tệ. Hội đồng quản trị thông qua và giao cho Ủy ban Quản lý Tài sản Nợ - Tài sản Có (Ủy ban ALCO) thực hiện nhiệm vụ giám sát và quản lý rủi ro kinh doanh ngoại tệ. Hội đồng quản trị xem xét và nếu cần thiết cân nhắc những đề xuất của Ủy ban ALCO về những kế hoạch chiến lược của VCB, kế hoạch quản lý Bảng cân đối tài sản và/hoặc kế hoạch quản lý chung liên quan đến hoạt động quản lý rủi ro kinh doanh ngoại tệ.

Hội đồng Quản lý Tài sản Nợ - Tài sản Có (Hội đồng ALCO): chịu trách nhiệm giám sát và quản lý rủi ro tỷ giá theo chỉ đạo của Hội đồng quản trị và có nhiệm vụ báo cáo tình hình hoạt động quản lý rủi ro kinh doanh ngoại tệ cho Hội đồng quản trị. Hội đồng ALCO cũng đồng thời đưa ra chính sách và quy định trong việc đo lường, quản lý và báo cáo rủi ro tỷ giá. Hội đồng ALCO đảm bảo quy trình quản lý rủi ro kinh doanh ngoại tệ và các quy trình khác liên quan tuân thủ các quy chế, chính sách của VCB. Hội đồng ALCO xem xét, quyết định lựa chọn các dự báo về rủi ro tỷ giá trên cơ sở đề xuất, báo cáo của Tổng Giám Đốc. Hội đồng ALCO xét duyệt và phê chuẩn các hạn mức rủi ro tỷ giá. Hội đồng ALCO cũng đồng thời đề xuất những kế hoạch chiến lược của VCB, kế hoạch quản lý Bảng cân đối tài sản.

Tổng giám đốc có nhiệm vụ giám sát việc tuân thủ các Khối nghiệp vụ, đơn vị kinh doanh trong việc thực hiện các quy chế và quy định của Hội đồng quản trị và Ủy ban ALCO vể rủi ro kinh doanh ngoại tệ. Tổng giám đốc có nhiệm vụ báo cáo tình hình tuân thủ và các vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện việc quản trị rủi ro. Tổng giám đốc xét duyệt, phê chuẩn và phân bổ, điều tiết các hạn mức rủi ro tỷ giá đối với các Khối Nghiệp vụ và đơn vị kinh doanh. Tổng giám đốc đề xuất các biện pháp quản lý rủi ro kinh doanh ngoại tệ bổ sung lên Ủy ban ALCO phê duyệt khi có những biến động lớn về thị trường ảnh hưởng đến tỷ giá. Tổng giám đốc thiết

lập quy trình và bộ phận chuyên môn để phát hiện, đo lường, đánh giá, giám sát và báo cáo rủi ro quản trị kinh doanh ngoại tệ.

Khối quản lý rủi ro là đầu mối xây dựng các chính sách, quy định, quy trình nghiệp vụ về quản trị rủi ro kinh doanh ngoại tệ. Khối quản lý rủi ro xây dựng mô hình đo lường, công cụ phòng ngừa rủi ro, đảm bảo việc định lượng và đánh giá rủi ro tỷ giá một cách độc lập. Khối quản lý rủi ro đề xuất cấp thẩm quyền phê duyệt, thay đổi các hạn mức quản lý rủi ro tỷ giá phù hợp với mức độ rủi ro mà VCB có thể chấp nhận được trong từng thời kỳ, phản ánh tình trạng và diễn biến thị trường. Khối quản lý rủi ro thông báo kịp thời với các khối nghiệp vụ, đơn vị kinh doanh các hạn mức rủi ro tỷ giá đã đựơc phê duyệt. Khối quản lý rủi ro quản lý các mức rủi ro trên cơ sở các hạn mức quản lý rủi ro tỷ giá được phê duyệt, đánh giá mức độ tuân thủ các hạn mức rủi ro tỷ giá có thể xảy ra, trong trường hợp khẩn cấp trình cấp có thẩm quyền phê duyệt các biện pháp đảm bảo an toàn.

Bộ phận Kiểm toán nội bộ định kỳ hàng năm kiểm tra, giám sát các quy trình nghiệp vụ liên quan đến hoạt động kinh doanh ngoại tệ.

1.5.2.3. Ngân hàng Vietinbank

Trường hợp ở Ngân hàng Công thương Chi nhánh Hải Phòng là một ví dụ đối với rủi ro đạo đức trong kinh doanh ngoại hối. Rủi ro xảy ra khi những cán bộ tại ngân hàng làm việc thiếu ý thức trách nhiệm hoặc lợi dụng quyền hạn mà thực hiện những nghiệp vụ không được phép. Năm 2003, người được giao quyền thực hiện nghiệp vụ mua bán ngoại tệ với hội sở chính của Vietinbank và các tổ chức tín dụng khác là phó phòng tài trợ thương mại. Mặc dù biết là không được phép nhưng người này vẫn thực hiện giao dịch ngoại tệ với ít nhất ba ngân hàng nước ngoài trong đó có Ngân hàng ABN-AMBRO của Hà Lan và những thua lỗ lớn của chi nhánh này đều xuất phát từ những giao dịch với ngân hàng trên. Trong vụ việc này có dấu hiệu cho thấy có sự thông đồng móc ngoặc của một số cán bộ, nhân viên của hai ngân hàng này, có 4 hợp đồng ký kết mà không thanh toán, có 26 giao dịch có tỷ giá vượt ra ngoài biên độ cho phép của NHNN (tỷ giá này không có thật trên thị trường ngoại tệ tại thời điểm giao dịch). Điều khó hiểu hơn nữa là trong tổng số 504 hợp đồng có 83 hợp đồng không có chữ ký của Vietinbank, mới chỉ có ngân hàng

ABN-AMBRO Hà Nội ký nhưng hai bên vẫn chuyển tiền cho nhau. Như vậy có thể thấy rằng, việc ký kết hợp đồng chỉ là hình thức, hoạt động mua bán là không có thật. Vụ việc này xảy ra đã rung lên hồi chuông cảnh báo về rủi ro đạo đức trong hoạt động kinh doanh ngoại hối của ngân hàng đồng thời cũng cảnh báo về những bất cập trong quản lý, tổ chức của Vietinbank, bởi nếu làm tốt công tác quản lý, giám sát thường xuyên thì vụ việc trên đã không xảy ra trong suốt hai năm mà Hội sở chính của Vietinbank không hề hay biết. Số tiền mà Ngân hàng ABN-AMBRO Hà Nội chiếm hưởng trong các giao dịch bất hợp pháp với Vietinbank Hải Phòng của 504 hợp đồng là khoảng 3,8 tỷ USD và 12,4 tỷ VND.4

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại hối tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) - Thực trạng và giải pháp. (Trang 58 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(126 trang)
w