Kiến nghị với Chính phủ

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại hối tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) - Thực trạng và giải pháp. (Trang 115 - 117)

Thứ nhất, hoàn thiện hệ thống pháp luật đáp ứng nhu cầu hội nhập. Cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á năm 1997 xảy ra bắt đầu ở Thái Lan; sau đó lan nhanh chóng sang Việt Nam và tác động tới toàn thế giới. Trong những nước đã tự do hóa thị trường và nằm trong vòng xoáy cuộc khủng hoảng đó, không phải ngẫu nhiên mà nước khống chế tốt nhất những tác động của cuộc khủng hoảng, Singapore, chính là nước có hệ thống pháp luật tốt nhất. Việt Nam đang ngày càng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Cho nên, việc tiếp tục hoàn thiện hệ thống hành lang pháp lý nói chung và hệ thống hành lang pháp lý về hoạt động ngân hàng nói riêng là cần thiết và cấp bách. Việc hoàn thiện hệ thống pháp luật nhằm xây dựng hệ thống ngân hàng thương mại lành mạnh, minh bạch, vận hành theo cơ chế thị trường có sự kiểm soát hợp lý của Chính phủ. Muốn vậy, cần quy định rõ chức năng, nhiệm vụ của từng loại hình ngân hàng: thương mại, đầu tư, chính sách, phát triển để tránh những đặc điểm riêng của các loại hình ngân hàng này trở thành lợi thế cạnh tranh không công bằng với các loại hình ngân hàng khác.

Về hành lang pháp lý: cần có chính sách thông thoáng hơn về quản lý và sử dụng ngoại hối. Bên cạnh đó cần hoàn thiện hệ thống luật ngân hàng. Nghiên cứu khả năng áp dụng án lệ, tập quán quốc tế thông qua việc thừa nhận về mặt pháp lý các quy tắc, tập quán quốc tế được áp dụng rộng rãi trong các hoạt động ngân hàng cũng như cần có quy định và quy chế cụ thể hơn trong hoạt động kinh doanh ngoại hối trên thị trường tài chính quốc tế.

Thứ hai, ổn định tình hình bên ngoài: kinh tế, chính trị và xã hội. Chính phủ cần

thực hiện đồng bộ các giải pháp để tăng cường ổn định kinh tế vĩ mô và kiềm chế lạm phát ở mức thấp. Nâng cao năng lực dự báo, chủ động điều hành và có phản ứng chính sách phù hợp kịp thời để ứng phó có hiệu quả với những tác động tiêu cực đến nền kinh tế. Điều hành chính sách tiền tệ, tài khóa chặt chẽ, linh hoạt; gắn kết chính sách tài khóa với chính sách tiền tệ theo mục tiêu tăng cường ổn định vĩ mô và đảm bảo tăng trưởng hợp lý. Tiếp tục hạ lãi suất tín dụng phù hợp với mức giảm lạm phát; điều hành tỷ giá theo tín hiệu thị trường, bảo đảm giá trị đồng tiền Việt Nam; cải thiện cán cân thanh toán quốc tế và tăng dự trữ ngoại hối.

Thứ ba, đẩy mạnh quá trình hội nhập thế giới của thị trường ngoại hối Việt Nam và xây dựng chính sách thu hút đầu tư hiệu quả. Hiện nay, thị trường ngoại hối Việt Nam cơ

bản mới chỉ hoạt động trong phạm vi quốc gia. Việc tham gia hoạt động trên thị trường ngoại hối quốc tế của các ngân hàng Việt Nam còn rất hạn chế. Vì vậy, Chính phủ cần nghiên cứu và đưa ra các biện pháp hỗ trợ, xây dựng chính sách đầu tư hợp lý nhằm vừa thu hút đầu tư của nước ngoài theo hướng bình đẳng, thúc đẩy quá trình hội nhập của thị trường ngoại hối Việt Nam, về lâu dài phải xây dựng Việt Nam trở thành trung tâm tài chính quốc tế khu vực. Việc này giúp Việt Nam có thể cọ xát, học hỏi kinh nghiệm từ các ngân hàng lớn trên thế giới và quyết tâm nâng cao chất lượng dịch vụ cũng như quản trị rủi ro kinh doanh ngoại hối để nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Thứ tư, tăng cường hoạt động giám sát của các cơ quan Nhà nước. Bên cạnh Bộ tài

chính, NHNN, Bộ Công an phải tăng cường công tác kiểm tra, xử lý các vi phạm, đặc biệt là các vi phạm về công tác quản lý ngoại hối như niêm yết giá, định giá, thanh toán, kinh doanh trái phép bằng ngoại tệ, tăng cường công tác chống buôn lậu và công tác quản lý ngoại hối ở khu vực biên giới để tránh các trường hợp gây nhiễu loạn tỷ giá, gây rủi ro cho hoạt động kinh doanh ngoại hối của ngân hàng nói riêng và của nền kinh tế Việt Nam nói chung.

Thứ năm, tăng cường hoạt động thống kê và kiểm toán. Hoạt động kinh

doanh ngoại hối của ngân hàng có sự liên kết hữu cơ chặc chẽ với thị trường tài chính nói riêng và với nền kinh tế nói chung. Vì thế, nếu hoạt động KDNH không

có những cơ sở pháp lý vững chắc để phát triển một cách tích cực thì mô hình chung sẽ gia tăng điều kiện để phát sinh những rủi ro trong KDNH của ngân hàng và đây chính là nguyên nhân tiềm tàng của những biến động kinh tế ở mức độ cao hơn như khủng hoảng kinh tế, tài chính. Vì vậy, Chính phủ cần ban hàng các quy định về chế độ kiểm toán bắt buộc hàng năm tại các ngân hàng.

Song song với đó, Chính phủ cần nâng cao chất lượng hoạt động của các cơ quan thống kê. Để giảm thiểu rủi ro, đặc biệt là với đặc tính quốc tế của thị trường ngoại hối, việc tổng hợp số liệu nhanh chóng, đầy đủ, bao quát và chính xác để kịp thời cung cấp một cái nhìn tổng quan, so sánh biến động, đưa ra chính sách điều hành phù hợp cũng như những cảnh báo, hướng dẫn kịp thời tới hệ thống các ngân hàng là nhiệm vụ rất quan trọng. Nhà nước có thể cho phép và hỗ trợ thành lập một ngân hàng dữ liệu hoặc ngân hàng thông tin với sự tham gia của tất cả các ngân hàng và doanh nghiệp tại Việt Nam.

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại hối tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) - Thực trạng và giải pháp. (Trang 115 - 117)