Nhóm giải pháp nghiệp vụ

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại hối tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) - Thực trạng và giải pháp. (Trang 111 - 115)

3.2.2.1. Lập bảng theo dõi trạng thái ngoại tệ thường xuyên

Hàng ngày, Agribank phải lập bảng theo dõi trạng thái ngoại tệ của từng loại ngoại tệ, có cái nhìn tổng quát về tình hình hoạt động KDNH của ngân hàng, phát hiện rủi ro để có biện pháp hạn chế kịp thời, tránh được những tổn thất cho ngân

hàng.

Để quản lý và giảm bớt rủi ro hay tối đa giá trị tài sản của từng loại ngoại tệ và tổng thể các loại ngoại tệ, Ngân hàng nên sử dụng cả hai phương thức trạng thái ngoại tệ của từng loại ngoại tệ và tổng trạng thái ngoại tệ. Tuy nhiên, khi quản lý rủi ro tỷ giá thông qua trạng thái của từng loại ngoại tệ thì ngân hàng cần khắc phục hạn chế hiện tại là xem xét mối quan hệ tỷ giá trực tiếp giữa hai ngoại tệ chứ không đo lường sự biến đông tương đối của các ngoại tệ khác.

3.2.2.2. Tăng cường khả năng dự báo biến động tỷ giá

Việc dự báo tỷ giá cũng như chiều hướng biến động của tỷ giá rất quan trọng, đồng thời dựa vào những dự báo đó có thể đưa ra những quyết định kinh doanh và phòng ngừa rủi ro phù hợp. Đây cũng là điều mà các ngân hàng ở Việt Nam còn khá yếu kém, chưa có kinh nghiệm.

Các phương pháp dự báo tỷ giá có thể xếp thành 4 nhóm:

- Dự báo kỹ thuật: là việc sử dụng số liệu tỷ giá lịch sử để dự báo tỷ giá tương lai.

- Dự báo cơ bản: dựa trên các mối quan hệ giữa các biến số kinh tế và tỷ giá hối đoái. Chẳng hạn, trong số các nguyên nhân tác động đến tỷ giá, lạm phát cao ở một quốc gia cũng có thể được cân nhắc như một nguyên nhân dẫn đến giảm giá đồng tiền ở quốc gia đó.

- Dự báo được dựa trên cơ sở thị trường: dựa trên các chỉ số, ví dụ chúng ta có thể sử dụng cho cả tỷ giá giao ngay và tỷ giá kỳ hạn.

- Dự báo hỗn hợp: kết hợp nhiều kỹ thuật dự báo. Mỗi kỹ thuật dự báo sẽ có một quyền số khác nhau, phương pháp nào được cho là có độ tin cậy cao hơn thì sẽ có quyền số cao hơn. Dự báo tỷ giá thực sự sẽ là bình quân gia quyền của các phương pháp.

Dự báo không phải lúc nào cũng hoàn toàn đúng do phụ thuộc đặc thù kinh tế chính trị riêng của từng quốc gia và số liệu thu thập đã mất tính cập nhật với thị trường. Vì vậy các cán bộ KDNH của Ngân hàng cần phải có trình độ, đặc biệt kinh nghiệm và khả năng phán đoán,

Cũng như dự báo biến động tỷ giá, việc nghiên cứu, dự báo chiều hướng biến động của lãi suất và lập ra biểu đồ biến động, xác định chu kỳ cũng như nguyên nhân tác động từng thời kỳ cũng rất quan trọng trong quyết định kinh doanh của ngân hàng, vừa đảm bảo thu hút được khách hàng, vừa phòng ngừa được rủi ro hiệu quả.

3.2.2.4. Quy định hạn mức hợp lý

Vì tỷ giá trên thị trường quốc tế biến động từng giây, từng phút…nên việc KDNH của ngân hàng gặp rất nhiều rủi ro. Chính vì vậy để hạn chế rủi ro, hạn chế tổn thất trong hoạt động kinh doanh ngoại hối, các ngân hàng cần đặt ra các hạn mức trạng thái trong kinh doanh. Hạn mức do mỗi ngân hàng đặt ra tùy thuộc vào đặc điểm kinh doanh và khẳ năng chấp nhận rủi ro của ngân hàng. Ngân hàng phải xây dựng và duy trì một hạn mức chi tiết và rõ ràng. Ví dụ như hạn mức giao dịch trong ngày, hạn mức qua đêm (thông thường nhỏ hơn hạn mức trong ngày), hạn mức lỗ.

- Hạn mức lỗ cộng dồn (ví dụ: nếu giao dịch viên gây lỗ liên tục trong 3 tháng thì sẽ bị điều chuyển làm công việc khác). Các hạn mức này quy định khác nhau giữa các nhân viên tùy thuộc vào kinh nghiệm, giúp các giao dịch viên có trách nhiệm hơn, tự chủ hơn trong công việc của mình, từ đó hạn chế được rủi ro đem lại hiệu quả cao cho ngân hàng.

- Hạn mức về trạng thái ngoại hối: Theo quy định hiện tại là tối đa 30% vốn tự có. Hạn mức trạng thái tối đa sẽ bằng tổng hạn mức cho phép của từng giao dịch viên. Từ đó ngân hàng xác định hạn mức tối đa giao cho GDV

- Hạn mức cho các đối tác: để tránh rủi ro xảy ra khi khách hàng hoặc ngân hàng không có khả năng hay không muốn thực hiện các nghĩa vụ cam kết (rủi ro tín dụng và rủi ro thanh toán), ngân hàng cần phải đánh giá xếp hạng khách hàng, xác định cho mỗi đối tác một hạn mức giao dịch. Phải thường xuyên kiểm tra việc thực hiện các hạn mức này và định kỳ đánh giá lại đối tác để có chính sách phù hợp.

- Hạn mức cắt lỗ: là mức lỗ tối đa của danh mục tại một thời điểm được chấp nhận, được thiết lập để kiểm soát mức lỗ kinh doanh nằm trong giới hạn cho phép, theo mục tiêu kinh doanh và mức độ rủi ro được chấp nhận của Agribank. Hạn mức

cắt lỗ được phân theo các cấp: cấp toàn hệ thống; cấp danh mục, cấp Trung tâm Vốn/Chi nhánh; cấp giao dịch viên.

Bằng việc xây dựng những hạn mức như vậy, ngân hàng có thể xác định rõ thẩm quyền và phạm vi giao dịch hay sân chơi cho từng cán bộ giao dịch. Qua đó, cán bộ giao dịch được tự chủ trong giao dịch và đồng thời tổn thất của ngân hàng cũng được giới hạn ở mức độ nhất định.

3.2.2.5. Trích lập Quỹ dự phòng rủi ro

Ngoài một số phương pháp nhằm hạn chế rủi ro, Agribank cần trích một phần lợi nhuận để dành làm quỹ dự phòng rủi ro về kinh doanh ngoại tệ. Cũng giống như hoạt động tín dụng, hàng năm đều phải trích một phần lợi nhuận để bù đắp và phòng ngừa cho những khoản nợ khó đòi hay tiềm ẩn nguy cơ khó thu hồi nợ, trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ, rủi ro luôn luôn xuất hiện đồng thời với giao dịch trạng thái mở nghĩa là trạng thái ngoại tệ không cân bằng. Trích lập quỹ rủi ro có thể là 10% - 20% lợi nhuận của năm đó về kinh doanh ngoại tệ.

Theo phương pháp này, khi nào kiếm được phần lợi nhuận dôi thêm do biến động tỷ giá thuận lợi, ngân hàng sẽ trích phần lợi nhuận này lập ra quỹ dự phòng bù đắp rủi ro tỷ giá. Khi nào tỷ giá biến động bất lợi khiến ngân hàng bị lỗ thì sử dụng quỹ này để bù đắp, trên cơ sở đó hạn chế tác động tiêu cực đến kết quả kinh doanh.

3.2.2.6. Đa dạng hóa các loại ngoại tệ giao dịch

Do không thể đáp ứng đủ nguồn USD để bán cho khách hàng có nhu cầu, Agribank và các ngân hàng hiện đang đề xuất khách hàng doanh nghiệp của mình chuyển sang thanh toán bằng các ngoại tệ khác ngoài USD.

NHNN từ vài năm nay đã cấm các ngân hàng nâng giá bán USD cho các doanh nghiệp cao hơn so với giá trần cho phép dưới mọi hình thức và kiểm tra gắt gao việc chấp hành quy định tại các ngân hàng. Thế nhưng, giá USD trên thị trường tự do trong vài thời điểm vẫn duy trì ở mức cao hơn ít nhất là 3% so với giá trần cho phép của NHNN.

Do ngân hàng không thể mua USD theo giá niêm yết để bán lại bằng giá niêm yết nên khách hàng là doanh nghiệp nhập khẩu có nhu cầu mua USD tại ngân hàng đã không được đáp ứng. Trước tình hình bán giá cao thì vi phạm pháp luật, mà bán

giá đúng thì không có nguồn, Agribank hiện nay đang tư vấn cho khách hàng của mình mua bán với nước ngoài bằng các loại ngoại tệ khác như EUR, JPY hay GBP, AUD...

Đa dạng hóa tiền tệ cũng là cách phòng tránh rủi ro trong kinh doanh ngoại tệ. Đầu cơ một loại ngoại tệ với số lượng quá lớn có thể sẽ đem lại lợi nhuận rất lớn nếu đi đúng hướng với xu hướng biến động tỷ giá. Bên cạnh đó, tiềm ẩn một rủi ro rất lớn và cũng không thể lường hết hậu quả.

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại hối tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) - Thực trạng và giải pháp. (Trang 111 - 115)