Các hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại hối tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) - Thực trạng và giải pháp. (Trang 92 - 96)

2.4.2.1. Hạn chế

Bên cạnh những thành tựu đạt được, hoạt động quản trị rủi ro của Agribank vẫn còn tồn tại một số hạn chế như:

Thứ nhất, việc sử dụng các công cụ phái sinh để quản trị rủi ro chưa hiệu quả. Tại

Agribank vẫn chưa đủ điều kiện để phát triển đầy đủ các loại hình kinh doanh ngoại hối, đặc biệt là các công cụ phái sinh phòng ngừa rủi ro như các hợp đồng ngoại hối phái sinh, hiện nay hợp đồng kỳ hạn và hoán đổi là hai công cụ phái sinh được sử dụng phổ biến, để đẩy nguồn vốn dư thừa của hệ thống ra thị trường liên ngân hàng và tận dụng cơ chế hạch toán để đem lại lợi nhuận kinh doanh ngoại hối. Hợp đồng quyền chọn và tương lai chưa được triển khai thực hiện tại Agribank.

Thứ hai, trong việc triển khai quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại hối chưa xây dựng được mô hình đo lường rủi ro phù hợp. Việc đo lường rủi ro phải có các

công cụ như: giá trị một điểm cơ bản lãi suất (BPV), giá trị chịu rủi ro (Value at risk), kiểm tra sức chịu đựng (Stress test),...Mỗi công cụ khi áp dụng cho một ngân hàng thương mại cụ thể sẽ có nhiều phương pháp khác nhau (đối với công cụ Value at risk: phương pháp mô phỏng lịch sử, phương sai hiệp phương sai, Monte Carlo...). Agribank vẫn đang dựa vào phương pháp đo lường “tổng trạng thái ngoại tệ” theo quy định của NHNN là công cụ đo lường chính. Thêm vào đó, Agribank chưa thực hiện thử nghiệm sức chịu đựng đối với rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại hối. Do đó, Agribank chưa thể đánh giá được mức độ ảnh hưởng của rủi ro lên khả năng sinh lời và mức an toàn vốn, cũng chưa thể ước lượng mức độ tổn thất phát sinh từ các nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối. Hiện tại, phương pháp đo lường rủi ro ngoại hối mà Agribank đang sử dụng là Tổng trạng thái ngoại tệ âm

và dương của toàn hệ thống; theo quy định của NHNN, Tổng trạng thái ngoại tệ âm và dương của toàn hệ thống không được vượt quá 20% Vốn tự có của Agribank.

Thứ ba, Agribank chưa có một chính sách quản trị rủi ro ngoại hối quy định quy trình quản lý rủi ro cụ thể bao gồm nhận diện, đo lường và phòng ngừa rủi ro ngoại hối. Mặc dù Agribank có ban hành nhiều quy định riêng lẻ nhằm quản lý hoạt

động kinh doanh ngoại hối, tuy nhiên. Do đó, rủi ro ngoại hối phát sinh từ các hoạt động kinh doanh có thể chưa được nhận diện và đánh giá một cách chính xác, dẫn tới Agribank gặp khó khăn trong việc kiểm soát và giảm thiểu rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại hối một cách hiệu quả.

Thứ tư, Agribank chưa thiết lập các đơn vị chuyên biệt cho rủi ro hoạt động, rủi ro thị trường, rủi ro thanh khoản trong cơ cấu tổ chức, mặc dù các chức năng

quản lý các nhóm rủi ro này đang thực hiện phân tán tại một số bộ phận/phòng ban trong Agribank. Tại Trung tâm PN&XLRR, các hoạt động của Trung tâm chủ yếu tập trung vào quản lý rủi ro tín dụng.

Thứ năm, Agribank chưa có phương pháp báo cáo về rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại hối lên HĐTV và Ban điều hành. Cơ chế báo cáo hiện tại của Agribank chưa cung cấp đầy đủ thông tin để hỗ trợ HĐTV và Ban điều hành đưa ra quyết định về quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại hối.

Thứ sáu,Agribank chưa có hệ thống cảnh báo, phân tích tự động hoặc bộ phận chuyên biệt phân tích các chỉ số kinh tế để hỗ trợ quá trình ra quyết định của bộ phận kinh doanh ngoại hối cũng như bộ phận kinh doanh khác tại Agribank.

Hoạt động kinh doanh ngoại hối hiện tại chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, khả năng phân tích, đánh giá và phán đoán chủ quan về diễn biến thị trường tài chính quốc tế của giao dịch viên kinh doanh ngoại hối.

Thứ bảy, chưa chú trọng tới việc đào tạo nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp, trong khi đây là rủi ro đang ngày một gia tăng trong

các NHTM tại Việt Nam, nhất là trong lĩnh vực kinh doanh ngoại hối.

Thứ tám, các hoạt động kinh doanh ngoại hối của Agribank còn tiềm ẩn nguy cơ rủi ro lớn. Hoạt động tự doanh nhằm thu lợi nhuận từ chênh lệch giá đa phần là

trường hợp tỷ giá biến động. Phòng quản lý rủi ro chưa bám sát thị trường để đưa ra những cảnh báo phát sinh lỗ các giao dịch viên. Chỉ khi giao dịch đã thực hiện phát sinh lỗ mới yêu cầu GDV giải trình. Việc kiểm soát còn lỏng lẻo như vậy tiềm ẩn nguy cơ rủi ro rất cao, đặc biệt là trong trường hợp giao dịch viên có chuyên môn nghiệp vụ kém. Mặc dù Agribank đã có quy định về hạn mức trạng thái ngoại hối qua đêm đối với các chi nhánh trong hệ thống. Tuy nhiên, việc tuân thủ hạn mức chưa thực hiện tốt, vẫn còn nhiều chi nhánh phát sinh trạng thái cao hơn so với quy định gây ra rủi ro về tỷ giá.

Cuối cùng, hệ thống công nghệ thông tin, công nghệ sử dụng trong hoạt động kinh doanh nói chung và trong quản trị rủi ro nói riêng còn chưa đáp ứng được nhu cầu, chưa có phần mềm hiện đại cũng như hệ thống báo cáo tự động để phục vụ cho

hoạt động kinh doanh ngoại hối. Agribank chưa có một phần mềm thích ứng hỗ trợ cho công tác quản lý các giao dịch ngoại tệ trong ngày, hầu hết phải theo dõi thủ công. Điều này dẫn đến việc quản lý trạng thái ngoại tệ của toàn hệ thống còn nhiều bất cập, gây khó khăn trong hoạt động quản trị rủi ro cũng như quản trị lợi nhuận kinh doanh ngoại hối trên toàn hệ thống.

2.4.2.2. Nguyên nhân

Một là từ môi trường kinh doanh ngoại hối chưa phát triển. Hoạt động kinh doanh

ngoại hối muốn phát triển phải dựa trên cơ sở thị trường ngoại hối phát triển. Tuy nhiên, thị trường ngoại hối Việt Nam một phần do vẫn chưa đủ điều kiện để phát triển đầy đủ các loại hình kinh doanh ngoại hối, đặc biệt là các công cụ phát sinh phòng ngừa rủi ro, phần nữa là do thiếu nhu cầu thực sự của khách hàng. Mặc dù trên thế giới các nghiệp vụ phái sinh để phòng ngừa rủi ro như Forward, Swap, Futures, Option đã được sử dụng phổ biến từ rất lâu với doanh số hàng ngày lên đến vài trăm tỷ USD.

Hai là do Agribank chưa thiết lập các đơn vị chuyên biệt để quản lý từng loại rủi ro, độc lập với hoạt động tạo ra rủi ro. Chưa có văn bản quy định cơ chế tập

trung báo cáo về rủi ro toàn hệ thống. Chưa ban hành chiến lược, chính sách khung quản trị rủi ro tổng thể. Chưa xây dựng được hệ thống quản trị rủi ro toàn diện, quy trình giám sát, nhận diện và cảnh báo rủi ro nhằm nhận dạng, đo lường và kiểm soát

rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại hối của Agribank. Công tác quản trị rủi ro chưa được thực hiện thường xuyên, liên tục, mang tính bắt buộc và rộng khắp các bộ phận tại Agribank. Thực tế công tác quản trị rủi ro vẫn mang tính tự phát, chưa mang tính liên tục, thường xuyên, chưa trờ thành một yêu cầu mang tính bắt buộc và cũng không có quy chuẩn.

Ba là, hệ thống văn bản và quy định nội bộ của Agribank chậm được chỉnh sửa và bổ sung cho phù hợp với yêu cầu của thực tiễn.

Bốn là, quy định về thực hiện quản lý trạng thái ngoại tệ trên hệ thống Agribank còn lỏng lẻo. Việc quản lý trạng thái ngoại tệ còn mang tính thủ công

(GDV chủ động theo dõi qua file excel), mất thời gian và không hiệu quả. Chỉ khi đóng ngày giao dịch, đầu ngày hôm sau dữ liệu hệ thống mới cung cấp đầy đủ trạng thái. Vì vậy, tiềm ẩn rủi ro rất lớn trong công tác quản lý hạn mức trạng thái ngoại tệ.

Cuối cùng là, việc quản lý nhân sự cũng như trình độ cán bộ kinh doanh ngoại hối còn hạn chế. Nhân viên còn phải kiêm nhiệm nhiều công việc. Hơn nữa, việc đào tạo cán

bộ cho công tác kinh doanh ngoại hối khá phức tạp, mất nhiều thời gian do kinh doanh ngoại hối là một lĩnh vực phức tạp, đòi hỏi phải có trình độ cao, nhạy bén với thị trường, có kinh nghiệm chuyên môn. Ngoài ra, Agribank chưa thực sự có một chính sách đãi ngộ và khuyến khích nhân viên một cách hiệu quả. Vì vậy, đôi khi chưa khuyến khích được niềm đam mê, hết lòng vì công việc và vì lợi ích của ngân hàng trong hoạt động kinh doanh ngoại hối nói riêng, hoạt động kinh doanh của ngân hàng nói chung.

CHƯƠNG III. GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN TRỊ RỦI RO NGOẠI HỐI TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI HỐI TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM (AGRIBANK)

3.1.Định hướng quản trị rủi ro trong kinh doanh ngoại hối tại Agribank

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại hối tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) - Thực trạng và giải pháp. (Trang 92 - 96)