Kết quả hoạt động kinh doanh trong những năm gần đây

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại hối tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) - Thực trạng và giải pháp. (Trang 67 - 71)

Huy động vốn là một trong những nghiệp vụ chủ yếu của Agribank, Agribank là ngân hàng có mạng lưới các chi nhánh rộng khắp trên cả nước với sản phẩm huy động vốn ngày càng đa dạng. Ngân hàng huy động vốn thông qua tiền gửi có kỳ hạn và tiền gửi không kỳ hạn bằng cả nội tệ và ngoại tệ của các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế trong và ngoài nước. Bên cạnh đó, Agribank còn phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, trái phiếu ngân hàng và thực hiện các hình thức huy động khác. Ngoài ra, ngân hàng còn huy động vốn bằng cách vay vốn của các tổ chức tài chính, tín dụng trong nước và tiếp nhận các nguồn vốn tài trợ, ủy thác của Chính phủ và các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước. Agribank luôn đảm bảo cơ cấu nguồn vốn đa dạng, hợp lý và có tính ổn định cao.

2020 2019 2018 2017 2016 1000000 800000 600000 400000 200000 0 931.170 1.074.798 1200000 1.195.227 1400000 1.454.036 1.351.401 1600000

Biểu đồ 2.1: Tổng nguồn vốn của Agribank giai đoạn 2016 - 2020

Đơn vị: Tỷ đồng

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động của Agribank 2016 - 2020)

Nguồn vốn huy động tăng trưởng ổn định và bền vững, tiếp tục khẳng định mức độ tín nhiệm lớn của khách hàng đối với uy tín, thương hiệu không ngừng nâng cao của Agribank. Đến 31/12/2020, tổng nguồn vốn huy động từ thị trường 1 đạt 1,45 triệu tỷ đồng, tăng 106.654 tỷ đồng (+7,9%) so với cuối năm 2019. Cơ cấu vốn huy động chuyển dịch theo hướng tăng tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng, giảm tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng.

Tính đến 31/12/2020, Agribank có tổng tài sản đạt gần 1,57 triệu tỷ đồng; nguồn vốn đạt trên 1,45 triệu tỷ đồng; tổng dư nợ cho vay nền kinh tế đạt trên 1,2 triệu tỷ đồng. Vốn tín dụng Agribank chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ gần 2 triệu tỷ đồng lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn tại Việt Nam và chiếm trên 50% thị phần dư nợ lĩnh vực này của toàn ngành ngân hàng, đóng góp quan trọng cho sự phát triển của nền nông nghiệp Việt Nam nói riêng và nền kinh tế đất nước nói chung.

1600000 1.452.381 1.568.127

1400000 1.282.449

1.002.463 1.152.487

Biểu đồ 2.2: Tổng tài sản của Agribank giai đoạn 2016 - 2020

Đơn vị: tỷ đồng 1200000 1000000 800000 600000 400000 200000 0 2016 2017 2018 2019 2020

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động của Agribank 2016 - 2020)

Năm 2020 là năm có ý nghĩa hết sức quan trọng trong hoạt động kinh doanh của Agribank, là năm cuối cùng thực hiện Phương án tái cơ cấu lại gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016 - 2020 và chuẩn bị triển khai Chiến lược kinh doanh giai đoạn 2021 - 2025. Cơ cấu nguồn vốn tiếp tục chuyển dịch theo hướng ổn định, tăng tỷ trọng nguồn vốn trung dài hạn. Agribank giữ vai trò quan trọng trong việc định hướng lãi suất thị trường, duy trì mặt bằng lãi suất đầu vào thấp để giảm lãi suất cho vay, hỗ trợ doanh nghiệp.

Hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực nông nghiệp vốn nhiều rủi ro, có tỷ suất sinh lời thấp, trong khi vừa đảm nhiệm vai trò của một ngân hàng thực thi chính sách, Agribank vẫn có sự bứt phá về lợi nhuận. Năm 2020, Agribank phải chịu sức ép lớn về lợi nhuận khi vừa phải tuân thủ yêu cầu giới hạn tăng trưởng tín dụng, giảm lãi suất, hỗ trợ khách hàng gặp khó khăn dịch bệnh, thiên tai, chi phí hoạt động cao do triển khai các biện pháp phòng chống dịch bệnh, thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Tuy vậy, lợi nhuận của Agribank vẫn đạt được chỉ tiêu kế hoạch đặt ra. Tuân thủ các yêu cầu được NHNN đặt ra trong giai đoạn đặc thù năm 2020 như giới hạn tăng trưởng tín dụng không vượt quá 8,5%, giảm lãi suất nhiều

2020 2019 2018 2017 2016 4000 2000 0 4.985 3.881 8000 6000 7.345 14000 12000 10000 13.203 14.117 16000

LỢI NHUẬN TRƯỚC THUẾ

lần để hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, thiên tai, lợi nhuận của Agribank giảm nhẹ so với năm 2019, đạt 13.203 tỷ đồng.

Biểu đồ 2.3: Lợi nhuận trước thuế giai đoạn 2016 - 2020

Đơn vị: Tỷ đồng

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động của Agribank 2016 - 2020)

Năm 2019, tổng dư nợ và đầu tư đạt 1,32 triệu tỷ đồng, trong đó cho vay nền kinh tế đạt 1,12 triệu tỷ đồng, tăng 117.2 tỷ đồng (11,7%) so với đầu năm, tiếp tục là ngân hàng chiếm thị phần lớn nhất trong cho vay khách hàng (13,6%). Dư nợ cho vay nông nghiệp, nông thôn đạt 782.15 tỷ đồng, chiếm 69,7% tổng dự nợ cho vay của Agribank. Năm 2020, tổng dư nợ cho vay nền kinh tế đạt trên 1,21 triệu tỷ đồng, trong đó gần 70% dư nợ dành cho đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn; lợi nhuận đạt 12.869 tỷ đồng.

2020 2019 2018 2017 2016 800000 600000 400000 200000 0 749.091 1000000 880.396 1.123.403 1.006.442 1200000 1.210.000 1400000

Biểu đồ 2.4: Cho vay khách hàng giai đoạn 2016 - 2020

Đơn vị: tỷ đồng

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động của Agribank 2016 - 2020)

Năm 2020, hoạt động trong năm kinh tế thế giới bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch Covid - 19, kinh tế Việt Nam còn bị ảnh hưởng bởi lũ lụt miền Trung, Tây Nguyên, nông nghiệp - lĩnh vực đầu tư chính của Agribank bị tác động tiêu cực của hạn hán, xâm nhập mặn, bối cảnh tăng trưởng tín dụng thấp, nhất là thời gian nửa đầu năm 2020… Agribank đã xây dựng các kịch bản kinh doanh ứng phó với diễn biến dịch bệnh, trong đó nhiệm vụ trọng tâm là hỗ trợ khách hàng vượt qua khó khăn bởi thiên tai dịch bệnh thông qua các biện pháp cơ cấu lại dư nợ, miễn giảm lãi suất, điều chỉnh giảm lãi suất cho vay và miễn giảm phí dịch vụ thanh toán. Lợi nhuận cho vay của năm 2020 đạt 12.869 tỷ đồng vượt 3% so với kế hoạch đầu năm đề ra, giảm gần 15% so với năm 2019.

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại hối tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) - Thực trạng và giải pháp. (Trang 67 - 71)