Từ thực trạng kinh nghiệm của các nước trên thế giới và ở trong nước trong hoạt động kinh doanh ngoại hối có thể rút ra một số bài học được rút ra cho Agribank như sau:
Thứ nhất, cần tổ chức một bộ phận chuyên trách về quản trị rủi ro. Kinh nghiệm
từ Vietcombank cho thấy, một trong những bước đi quan trọng nhất trong việc thực hiện quản trị rủi ro chính là tổ chức một bộ phận có chức năng chuyên trách quản trị rủi ro. Về hình thức, bộ phận quản trị rủi ro này có thể khác nhau ở từng ngân hàng, nhưng nhìn chung bộ phận này đóng vai trò quan trọng trong việc truyền tải ý nghĩa của hoạt động quản trị rủi ro đến toàn hệ thống. Ở Vietcombank khối quản trị rủi ro hướng dẫn triển khai cũng là đầu mối xây dựng các chính sách, quy định, quy trình nghiệp vụ về quản trị rủi ro kinh doanh ngoại hối, hợp tác chặt chẽ với các bộ phận kinh doanh để thực hiện quản trị rủi ro.
Thứ hai, áp dụng các công cụ tiên tiến để đo lường và kiểm soát rủi ro. Đo lường
rủi ro là cách duy nhất để biết được ngân hàng đang không lãng phí nguồn lực, không phân bổ nguồn vốn một cách không hiệu quả hoặc lãnh phí thời gian vào lĩnh vực có nhiều rủi ro. Bên cạnh đó kiểm soát rủi ro là cách mà các ngân hàng sử dụng các chiến lược, các công cụ, kỹ thuật nhằm ngăn ngừa, né tránh và giảm thiểu những tổn thất, những ảnh hưởng không mong đợi của rủi ro đến ngân hàng. Các ngân hàng sử dụng các công cụ đo lường rủi ro tiên tiến nhất như công cụ đánh giá
mức độ rủi ro, phương pháp tính VaR hay xây dựng các tiêu chí đo lường chính KRIs, định lượng hóa các rủi ro để phục vụ cho việc quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại hối của mình. Ngân hàng ANZ, Deutsche đều đã có những thành công nhất định trong lĩnh vực này.
Thứ ba, cần có quy trình quản trị chặt chẽ và có hiệu quả từng khâu trong nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ. Đánh giá rủi ro là quá trình trong đó ngân hàng phát hiện và phân
tích những rủi ro liên quan tới việc thực hiện các mục tiêu của mình, tạo cơ sở để xác định các cách thức quản lý những rủi ro đó. Kỹ thuật đánh giá rủi ro cần phân loại theo từng bộ phận thanh toán quốc tế, bộ phận quản lý tiền vay ngoại tệ, phân loại theo mô hình rủi ro để đánh giá mức độ ảnh hưởng và khả năng xảy ra theo từng yếu tố (hệ thống công nghệ thông tin, nguồn nhân lực, tính phức tạp của quy trình kinh doanh, môi trường pháp lý, môi trường kinh doanh…)
Thứ tư, nâng cao trình độ cũng như phẩm chất đạo đức của đội ngũ cán bộ ngân hàng thực hiện nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ. Khi ngân hàng có nhu cầu tuyển dụng nhân sự vào làm việc tại bộ phận kinh doanh ngoại tệ, bộ phận quản trị rủi ro cần chọn những người có đầy đủ tố chất như: có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao, có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, trung thực, cẩn thận, nhiệt tình nhằm hạn chế rủi ro xảy ra cho ngân hàng sau này. Bài học của Ngân hàng Quốc gia Úc (NAB) và Vietinbank là những ví dụ điển hình cho thấy ảnh hưởng rủi ro đạo đức của các nhân viên trong lĩnh vực kinh doanh ngoại tệ.
Thứ năm, nên thuê tư vấn, đối tác để hỗ trợ hoạt động quản trị rủi ro. Agribank nên thuê tư vấn để hỗ trợ cho hoạt động quản trị rủi ro của mình. Kinh nghiệm của Ngân hàng Deutsche cho thấy việc thuê các bên tư vấn tạo ra hiệu quả trong việc xây dựng một khung quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ phù hợp với ngân hàng cũng như môi trường kinh doanh của ngân hàng. Tuy nhiên, các ngân hàng cần phải có những tiêu chuẩn nhất định khi chọn nhà tư vấn. Ngân hàng phải đánh giá được hiểu quả mà nhà tư vấn mang lại. Chẳng hạn như Ngân hàng Deutsche chỉ lựa chọn các nhà tư vấn hiểu biết về hoạt động của ngân hàng, có kinh nghiệm hàng đầu trong lĩnh vực quản trị rủi ro và có các công cụ tiên tiến để phân tích rủi ro.
Thứ sáu, nâng cao nhận thức về quản trị rủi ro trong toàn bộ ngân hàng. Để quản
trị rủi ro hiệu quả, Agribank cần nâng cao nhận thức của mọi cán bộ nhân viên về tầm quan trọng của quản trị rủi ro. Nâng cao nhận thức về quản trị rủi ro cũng có nghĩa công bố cho nhân viên về các mục tiêu, về hoạt động của ngân hàng, khuyến khích chia sẻ thông tin trong nội bộ ngân hàng. Chỉ như vậy, hoạt động quản trị rủi ro mới có thể thực hiện hiệu quả, phát huy tốt nhất lợi ích đối với ngân hàng. Ngân hàng Goldman Sachs nhấn mạnh rằng quản trị rủi ro cần được xem là một hoạt động tự nhiên trong quá trình kinh doanh hơn là một hoạt động bổ trợ trong kinh doanh.
CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI HỐI TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN