Nhóm giải pháp tổng thể

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại hối tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) - Thực trạng và giải pháp. (Trang 98 - 111)

3.2.1.1. Xây dựng quy trình quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ

Agribank cần triển khai xây dựng một quy trình quản trị rủi ro phù hợp và tương ứng với quy mô cũng như cơ cấu tổ chức của mình nhằm tạo ra một cơ chế chặt chẽ, linh hoạt trong quá trình vận hành và giám sát tại ngân hàng. Quy trình quản trị rủi ro của Agribank là một quy trình bao gồm nhận diện, đo lường, giám sát, báo cáo, xử lý và cuối cùng là thực hiện thử nghiệm sức chịu đựng về rủi ro.

Hình 3.1: Sơ đồ đề xuất quy trình quản trị rủi ro tại Agribank

Các đơn vị/phòng ban liên quan chịu trách nhiệm phối hợp và hỗ trợ bộ phận Quản lý Tài sản Nợ - Tài sản Có (ALM – Asset Liability Management) và Quản lý rủi ro thị trường (QLRRTT) trong việc nhận diện rủi ro.

Bộ phận ALM/QLRRTT chịu trách nhiệm chính, phối hợp cùng các bộ phận liên quan nhận diện các nguồn rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại hối. Bộ phận ALM/QLRRTT xây dựng các công cụ, phương pháp luận, hệ thống để đo lường các rủi ro đã được nhận diện

Agribank cần nhận diện rủi ro tiềm ẩn trong hoạt động kinh doanh ngoại hối như hoạt động và dịch vụ mới. Đồng thời, Agribank cần đảm bảo có các thủ tục và các chốt kiểm soát phù hợp liên quan đến các hoạt động và sản phẩm mới trước khi triển khai và áp dụng sản phẩm đó.

TGĐ/Hội đồng ALCO/Ủy ban quản lý rủi ro/HĐTV phê duyệt các công cụ, phương pháp luận, hệ thống đo lường các rủi ro và các giới hạn rủi ro trong thẩm quyền quyết định.

Bộ phận ALM/QLRRTT lập các báo cáo đo lường, phân tích rủi ro thị trường lên cơ quan quản lý là Hội đồng ALCO, UBQLRR, HĐTV theo tần suất báo cáo đã được quy định. Các báo cáo gồm các thông tin về trạng thái thị trường, việc thực

hiện giới hạn và phân tích rủi ro. Sau đó sẽ gửi thông báo, cảnh báo cho các đơn vị liên quan về mức độ rủi ro.

ĐVKD nhận và rà soát các báo cáo và thông tin từ bộ phận ALM/QLRRTT; và đề suất kế hoạch hành động. Nếu xảy ra vi phạm giới hạn rủi ro, ĐVKD có liên quan sẽ đưa ra giải trình và kế hoạch hành động cần thiết. Bộ phận ALM/QLRRTT tổng hợp báo cáo rủi ro và kế hoạch hành động đề xuất (nếu có) và báo cáo lên các cấp cao hơn theo quy trình báo cáo lên các cấp.

TGĐ/ Hội đồng ALCO/ UBQLRR/ HĐTV đánh giá các trạng thái thị trường dựa trên các báo cáo nhận được. Nếu giới hạn rủi ro bị vi phạm, TGĐ/ Hội đồng ALCO/ UBQLRR/ HĐTV sẽ quyết định và phê duyệt kế hoạch hành động để xử lý rủi ro.

Các đơn vị liên quan thực hiện kế hoạch hành động để đảm bảo rủi ro nằm trong ngưỡng chấp nhận của Agribank. Bộ phận ALM/QLRRTT giám sát việc thực hiện các kế hoạch hành động và cập nhật thông tin định kỳ báo cáo lên cấp cao hơn. Bộ phận ALM/QLRRTT xây dựng các giả định và kịch bản thử nghiệm sức chịu đựng để trình lên cấp có thẩm quyền phê duyệt sau đó tiến hành kiểm thử định kỳ và làm báo cáo.

Trên đây là đề xuất về quy trình quản trị rủi ro dự kiến triển khai trong thời gian sắp tới của Agribank trong việc quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại hối.

3.2.1.2. Xây dựng mô hình đo lường rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại hối tại Agribank.

Để quản trị rủi ro một cách hiệu quả, Agribank có thể triển khai các mô hình sau trong đo lường rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại hối của mình. Dưới đây là một số đề xuất về phương pháp đo lường rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại hối mà Agribank có thể triển khai:

Thứ nhất, phương pháp Định giá các sản phẩm ngoại hối theo giá trị thị trường (MTM) và tính lãi /lỗ (P&L): tính toán giá trị định giá theo giá trị thị trường (MTM) của từng danh mục và so sánh với giá trị sổ sách của danh mục để ước tính mức lãi/lỗ trong trường hợp danh mục được đóng ngay tại thời điểm định giá. Định

giá theo giá trị thị trường (MTM) nhằm mục đích định giá các sản phẩm chịu rủi ro lãi suất trên sổ kinh doanh và chịu rủi ro của Agribank hàng ngày theo giá trị thị trường, để từ đó xác định được khoản Lỗ hoặc Lãi chưa hiện thực hóa với từng sản phẩm của Agribank.

Từ kết quả Lỗ/lãi chưa hiện thực hóa của từng sản phẩm và của toàn danh mục, các Agribank có thể thấy được xu hướng biến động Lỗ/lãi chưa hiện thực toàn danh mục theo từng ngày và phân tích biến động chủ yếu nằm ở loại sản phẩm nào và do nguyên nhân nào (biến động lãi suất, tỷ giá, hay biến động trạng thái nắm giữ trong danh mục) để đưa ra quyết định việc có tiếp tục thực hiện thêm các giao dịch mới hoặc đóng các trạng thái hiện tại để cắt lỗ hoặc để xác định lãi.

Yêu cầu đối với phương pháp này: bộ phận ALM/QLRRTT của Agribank thực hiện định giá liên tục theo giá trị thị trường đối với mọi sản phẩm chịu rủi ro trên sổ kinh doanh ngoại trừ những giao dịch của Agribank có thể ảnh hưởng lớn đến giá trị thị trường khi Agribank là nhà tạo lập thị trường. Việc thực hiện định giá theo giá thị trường yêu cầu Agribank xây dựng hệ thống có khả năng tự động định giá theo giá trị thị trường đối với mọi sản phẩm và chiết xuất ra báo cáo hàng ngày.

Thứ hai, phương pháp Giá trị chịu rủi ro (VaR): VaR là giá trị tổn thất tối đa theo giá trị thị trường của danh mục đầu tư với độ tin cậy cho trước, trong một khoảng thời gian xác định. VaR giúp đo lường mức độ rủi ro của từng danh mục và tổng danh mục chịu rủi ro của Agribank. Ngoài ra VaR giúp Agribank đánh giá được lợi ích của việc đa dạng hóa trong một danh mục và toàn bộ danh mục chịu rủi ro.

Trên thực tế áp dụng, VaR không đưa ra một phương pháp phù hợp chung nào để đo lường rủi ro cho tất cả các tình huống xảy ra trong các giao dịch ngoại hối. Các mô hình VaR khác nhau sẽ đưa ra các kết quả VaR khác nhau. Bằng cách thông qua kỹ thuật lượng hóa, VaR chỉ có thể đo lường được mức độ rủi ro mà nó thu thập được; VaR không đo lường rủi ro chính sách, rủi ro thanh khoản, rủi ro tác nghiệp. Sự cuốn hút ở VaR là nó biển diễn rủi ro dưới dạng một con số bằng một loại đồng tiền duy nhất, VaR khiến cho việc quản lý rủi ro trực quan, cụ thể và dễ dàng hơn

rất nhiều. Ngoài ra, VaR còn được chuẩn hóa quốc tế theo tiêu chuẩn Basel II cho các ngân hàng.

Có ba phương pháp được sử dụng để tính VaR bao gồm: phương pháp Phương sai - Hiệp phương sai, phương pháp mô phỏng quá khứ và phương pháp mô phỏng Monte - Carlo. Đối với danh mục rủi ro hiện tại cũng như tính sẵn có dữ liệu của Agribank, Agribank sử dụng phương pháp mô phỏng quá khứ để đo lường rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại hối của mình.

Mô phỏng quá khứ giả định lợi nhuận của danh mục trong tương lai sẽ có phân phối giống như trong quá khứ. Phương pháp này sắp xếp lại lợi nhuận quá khứ thực tế từ xấu nhất đến tốt nhất và từ đó xác định VaR của phân phối bằng cách tính đến các thay đổi thị trường quan sát được trong quá khứ. Các bước cụ thể để xác định VaR theo phương pháp mô phỏng quá khứ như sau:

Bước 1: Xác định thành phần danh mục ngoại hối hiện tại và yếu tố rủi ro tương ứng. Agribank xác định các công cụ ngoại hối hiện đang duy trì trạng thái trên sổ kinh doanh vào thời điểm tính VaR và yếu tố rủi ro tương ứng.

Danh mục ngoại hối của Agribank hiện nay bao gồm các loại công cụ sau:

Giao dịch giao ngay (S) Giao dịch kỳ hạn (F) Giao dịch hoán đổi (W)

Tài khoản nội bảng (471101)

S1 F1 W1 FC1

S1 F2 W2 FC2

… … … …

Si Fi Wi FCi

Yếu tố rủi ro tương ứng với các công cụ

Danh mục ngoại hối Yếu tố rủi ro

Giao dịch giao ngay Tỷ giá giao ngay, lãi suất VND liên ngân hàng, lãi suất SIBOR của các ngoại tệ khác

hàng, lãi suất SIBOR của các ngoại tệ khác

Giao dịch hoán đổi Tỷ giá giao ngay, lãi suất VND liên ngân hàng, lãi suất SIBOR của các ngoại tệ khác

Tài khoản nội bảng (471101) Tỷ giá giao ngay

Bước 2: Thu thập dữ liệu quá khứ và hiện tại của các yếu tố rủi ro. Bước 3: Xác định biến động quá khứ hàng ngày của các yếu tố rủi ro.

Áp dụng công thức: ∆d = Ln(RFd/RFd-1) cho từng yếu tố rủi ro cho danh mục ngoại hối để xác định mức thay đổi hàng ngày của mỗi yếu tố rủi ro.

Bước 4: Xây dựng kịch bản phân phối của yếu tố rủi ro trong một ngày

Bước 5: Định giá theo giá trị thị trường từng khoản mục và toàn bộ danh mục ngoại hối theo từng kịch bản trong quá khứ.

Bước 6: Định giá theo giá trị thị trường của danh mục ngoại hối tại ngày tính VaR. Áp dụng phương pháp định giá theo giá trị thị trường để xác định giá trị thị trường của danh mục hiện tại.

Bước 7: Xác định phân phối Lãi/Lỗ 1 ngày của từng danh mục ngoại hối. Bước 8: Tính VaR cho danh mục ngoại hối.

 Phương pháp Phương sai - Hiệp phương sai

Phương pháp Phương sai - Hiệp phương sai giả định lợi nhuận của các yếu tố rủi ro thị trường được phân phối liên hợp chuẩn và thay đổi của giá trị danh mục phụ thuộc tuyến tính vào các yếu tố rủi ro. VaR được tính bằng cách sử dụng độ lệch chuẩn và hệ số tương quan của lợi nhuận.

Điểm mạnh của phương pháp phương sai - hiệp phương sai là có thể tính VaR trong khoảng thời gian ngắn nhất. Thực hiện , giả định phân phối chuẩn thường không thể quan sát được ở chuỗi thời gian tài chính. Do đó phân phối thực tế không xem xét được nhiều giá trị bất thường trong phương pháp này. Vì vậy, phương pháp này có thể đánh giá thấp mức rủi ro thị trường trong hoạt động kinh doanh ngoại hối thực tế mà Agribank đang phải đối mặt.

Ví dụ: Một danh mục đầu tư bao gồm 1 triệu USD trái phiếu chính phủ Mỹ kỳ hạn 10 năm. Danh mục đầu tư chịu tác động từ rủi ro lãi suất và rủi ro ngoại hối USD/VND. Giá trị chịu rủi ro VaR của danh mục đầu tư này sẽ được xác định từ độ lệch chuẩn của lãi suất và tỷ giá USD/VND cũng như hệ số tương quan giữa chúng. Hệ số tương quan là một thước đo thống kê cho biết độ mạnh của mối tương quan tuyến tính giữa giá hai tài sản. Hệ số tương quan giữa hai chứng khoán bằng 1 khi giá hai chứng khoản đó thay đổi cùng chiều tương đồng với nhau. Hệ số tương quan bằng -1 nếu giá chứng khoán A luôn luôn tăng khi giá chứng khoán B giảm. Hệ số tương quan bằng 0 khi hai chứng khoán thay đổi hoàn toàn độc lập với nhau.

 Phương pháp mô phỏng Monte Carlo

Mô phỏng Monte Carlo cho phép tích hợp các giả định cụ thể về bản chất của phân phối có điều kiện của lợi suất. Dựa trên phân phối có điều kiện đã được giả định, chúng ta sử dụng mô phỏng kịch bản ngẫu nhiên để xây dựng một phân phối Lãi và Lỗ, từ đó xác định giá trị chịu rủi ro VaR.

Phương pháp Monte Carlo bao gồm 3 bước chính: (i) Xây dựng kịch bản. Sử dụng ước lượng về độ biến động và hệ số tương quan của các tài sản trong danh mục để xây dựng các kịch bản khác nhau về giá trong tương lai phù hợp với phân phối chuẩn - logarit; (ii) Định giá danh mục - Xác định giá trị danh mục cho mỗi kịch bản; (iii) Xác định VaR - Phân phối của danh mục được thiết lập từ các kết quả thu được của quá trình mô phỏng. Chọn giá trị danh mục tại độ tin cậy được xác định trước, VaR của danh mục chính là chênh lệch giữa giá trị mới của danh mục và giá trị hiện tại.

Ưu điểm của mô phỏng Monte Carlo là khả năng linh hoạt trong việc tích hợp phân phối có điều kiện phù hợp nhất khi xây dựng mô hình. Tuy nhiên, phương pháp này yêu cầu khối lượng phép tính lớn. Khi số lượng các yếu tố rủi ro thị trường tăng lên và mức độ tương quan của chúng trở nên phức tạp, chúng ta khó có thể áp dụng mô phỏng Monte Carlo vì phương pháp này đòi hỏi phải ước tính xác suất của phân phối của hàng trăm biến rủi ro thị trường. Bên cạnh đó, hiệu quả của phương pháp này phụ thuộc vào mức độ chính xác của phân phối xác suất các yếu tố đầu vào. Điều

đó có nghĩa là chúng ta phải đối mặt với rủi ro phân phối có điều kiện đã được giả định không phải là đại diện cho phân phối thực tế.

Thứ ba, phương pháp tính trạng thái ngoại tệ mở thuần (NOP): Trạng thái ngoại tệ mở thuần được tính toán hàng ngày để đảm bảo trạng thái ngoại tệ mở thuần hàng ngày nằm trong giới hạn theo quy định của NHNN. Trạng thái này phản ánh phần nào giá trị ngoại tệ trên sổ kinh doanh của Agribank chịu ảnh hưởng từ biến động tỷ giá hối đoái. Trạng thái ngoại tệ mở thuần của một loại ngoại tệ phản ánh phần giá trị trên sổ kinh doanh của ngoại tệ đó chịu tác động của biến động tỷ giá ngoại tệ đó so với nguyên tệ. Khi tỷ giá của ngoại tệ này so với nguyên tệ thay đổi theo hướng bất lợi có thể gây ra tổn thất về thu nhập cho Agribank.

Các bước tính trạng thái ngoại tệ mở thuần như sau:

Bước 1: Tính trạng thái ngoại tệ mở thuần nguyên tệ của từng loại ngoại tệ trên danh mục của Agribank và của từng chi nhánh.

Bước 2: Quy đổi trạng thái ngoại tệ mở thuần nguyên tệ của từng loại ngoại tệ sang VND

Bước 3: Xác định các tổng trạng thái ngoại tệ mở âm và dương của Agribank và từng chi nhánh. Cộng tất cả các trạng thái ngoại tệ mở âm với nhau để tính tổng trạng thái ngoại tệ mở âm và ngược lại đối với tổng trạng thái ngoại tệ mở dương cũng bằng tổng tất cả trạng thái ngoại tệ mở dương.

Bước 4: So sánh tổng trạng thái ngoại tệ mở âm và tổng trạng thái ngoại tệ mở dương của Agribank và từng chi nhánh với giới hạn tổng trạng thái ngoại tệ của Agribank và từng chi nhánh. Từ đó làm căn cứ đo lường rủi ro của Agribank.

3.2.1.3. Xây dựng chiến lược kinh doanh trong từng giai đoạn cụ thể

Khi xây dựng chiến lược hoạt động kinh doanh, Agribank cần phân tích, tính toán các điều kiện kinh tế vĩ mô, xu hướng phát triển của thị trường dịch vụ nói chung, thị trường vốn nói riêng, trong đó có tính đến tình hình quốc tế

Ngày nay bất cứ ngân hàng nào cũng có chiến lược kinh doanh cụ thể trong một giai đoạn nhất định. Do đó, nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối cũng cần có hoạch định chiến lược rõ ràng kể cả thị trường trong và ngoài nước. Sự biến động của tỷ giá thường không theo một chu kỳ nào nhất định và đôi khi dao động chỉ vì một tin

đồn hay là lòng tin của dân chúng bị giảm sút về nền kinh tế, về chính phủ. Chính vì thế, ngân hàng cần có kế hoạch kinh doanh trong từng giai đoạn, tùy theo thời điểm có thể thay đổi phù hợp.

Agribank cần tiếp cận với các thông lệ quốc tế (Basel) để nâng cao năng lực quản trị rủi ro (ban hành các quy định, quy trình quản lý rủi ro, từ nhận diện, đánh giá, quản lý và xử lý). Song song với việc này là khẩn trương hoàn thiện mô hình tổ chức và cơ chế

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại hối tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) - Thực trạng và giải pháp. (Trang 98 - 111)