Một ví dụ điển hình của tổn thất do rủi ro hoạt động gây ra tại Sở quản lý Kinh doanh Vốn và Ngoại tệ (tiền thân của Trung tâm Vốn Agribank). Năm 2004, Agribank từng bị thua lỗ gần 500 tỷ đồng đối với nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ chỉ trong 3 tháng cuối năm. Trong số này, riêng đồng EUR và USD lỗ khoảng 28,3 triệu USD, tương đương với 447,14 tỷ đồng. Nguyên nhân của khoản thua lỗ khủng khiếp này đến từ hoạt động tự doanh, với 2 giao dịch mua 30 triệu EUR/giao dịch trong các ngày 22 và 23/12/2004, 4 giao dịch mua 30 triệu EUR/giao dịch trong ngày 24/12 và 4 giao dịch mua 30 triệu EUR/giao dịch ngày 27/12. EUR là đồng tiền biến động mạnh trong phiên Châu Âu (kéo dài từ 03 giờ chiều đến 12 giờ đêm theo giờ Việt Nam), lại chủ yếu rơi vào thời điểm ngoài giờ làm việc của Việt Nam. Kết luận của Thanh tra về kinh doanh ngoại tệ sau đó cho thấy: tại nhiều thời điểm trong tháng 12/2004, trạng thái ngoại tệ của Agribank đã vượt rất nghiêm trọng hạn mức trạng thái cho phép theo quy định của Ngân hàng Nhà nước. Đồng thời, Sở quản lý Kinh doanh Vốn và Ngoại tệ còn vị phạm chế độ báo cáo thống kê, các báo cáo trạng thái ngoại tệ gửi về NHNN không phải ánh chính xác trạng thái ngoại tệ thực tế của Agribank. Chính vì vậy, những dấu hiệu kinh doanh không bình thường của Sở quản lý Kinh doanh Vốn và Ngoại tệ đã không được phát hiện và ngăn chặn kịp thời. Sau biến cố trên, những vấn đề này đã được Agribank khắc phục và kiểm soát chặt chẽ nên không xuất hiện rủi ro tỷ giá do nguyên ngân duy trì trạng thái vượt hạn mức cho phép.
2.3. Thực trạng quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại hối tạiAgribank Agribank
2.3.1.Tổ chức thực hiện
Theo thông lệ, các ngân hàng thường áp dụng mô hình ba tuyến bảo vệ giữ vai trò chủ chốt trong khung quản trị rủi ro. Tuyến bảo vệ thứ nhất là đơn vị kinh doanh
(ĐVKD), đây là bộ phận chịu trách nhiệm nhận diện, đo lường, tạo và giảm thiểu rủi ro phát sinh từ hoạt động kinh doanh của đơn vị. Tuyến bảo vệ thứ hai, bao gồm các đơn vị quản lý rủi ro, quản lý tuân thủ, pháp chế, tài chính, nghiệp vụ và công nghệ thông tin, các đơn vị này sẽ phối hợp với ĐVKD để bảo đảm rằng tầng thứ nhất có thể nhận diện, đo lường và báo cáo một cách chính xác về những rủi ro kinh doanh của đơn vị. Tuyến bảo vệ thứ hai chịu trách nhiệm xây dựng quan điểm tổng thể mang tính toàn hệ thống về rủi ro. Tuyến bảo vệ cuối cùng, kiểm toán nội bộ thực hiện ra soát độc lập và mang tính hệ thống về mức độ hiệu quả và hiệu lực của hai tuyến bảo vệ trước và góp phần nâng cao mức độ hiệu quả của hai tuyến trên. Hội đồng thành viên và Ban hiều hành sẽ là người giám sát chặt chẽ ba tuyến bảo vệ trên.
Hình 2.2: Mô hình ba tuyến bảo vệ tại Agribank
Trong khung quản trị rủi ro của Agribank, Hội đồng thành viên và Ban điều hành đóng vai trò chủ động quản lý toàn bộ các hoạt động quản trị rủi ro. Hội đồng thành viên có nhiệm vụ phê duyệt khẩu vị rủi ro và kế hoạch vốn, trong khi Ban điều hành xây dựng khung quản trị rủi phù hợp với hoạt động , quy mô và những vấn đề hiện có của ngân hàng.
Agribank đã có quy định về vai trò trách nhiệm của Hội đồng thành viên và Ban điều hành về việc giám sát rủi ro toàn hệ thống trong Điều lệ Tổ chức và Hoạt động của Agribank. Năm 2019, Agribank đã thành lập, ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng rủi ro; đồng thời, căn cứ quy mô, mô hình tổ chức và tình
hình hoạt động kinh doanh thực tế của Agribank, để bảo đảm tiến độ thực hiện các quy định về quản trị rủi ro. Agribank thành lập bộ phận QLRR đối với từng rủi ro trọng yếu thuộc các Ban/Trung tâm tại Hội sở chính. Hội đồng rủi ro được thành lập với mục đích tham mưu, giúp việc cho Tổng Giám đốc trong việc giám sát các cá nhân, bộ phận thực hiện nhiệm vụ được quy định trong công tác quản trị rủi ro của Agribank.
Agribank thành lập Ủy ban Quản lý rủi ro (UBQLRR) với mục đích là đề xuất, tham mưu cho HĐTV trong việc giám sát Tổng Giám đốc thực hiện các nội dung về quản trị rủi ro như xây dựng, tổ chức thực hiện các chính sách, chiến lược, quy chế, quy định về quản trị rủi ro; xử lý, khắc phục các tồn tại và hạn chế về quản lý rủi ro theo các kiến nghị của NHNN; tổ chức kiểm toán độc lập về quản trị rủi ro. Ngoài ra, Ủy ban Quản lý rủi ro còn thực hiện báo cáo HĐTV trong việc giám sát xây dựng và thực hiện chính sách quản trị rủi ro của Agribank. Tuy nhiên vẫn còn nhiều hạn chế trong việc vận hành, Ủy ban QLRR chưa tổ chức các cuộc họp định kỳ và hiện chưa bao quát các rủi ro khác ngoài rủi ro tín dụng.
Agribank đã thành lập Hội đồng quản lý Tài sản Nợ - Có (ALCO) giám sát các rủi ro Tài sản Nợ - Có trong các nghiệp vụ kinh doanh của ngân hàng. Việc này bao gồm việc nhận diện, đánh giá và quản lý rủi ro Nợ - Có, ban hành quy trình về tài sản Nợ - Có, triển khai quy trình, thủ tục và giám sát bao quát các hoạt động tài sản Nợ - Có của ngân hàng. Hội đồng ALCO là một phần trong mô hình quản trị rủi ro của Agribank.
Agribank đã phân công một Phó TGĐ chịu trách nhiệm quản lý rủi ro trên toàn hệ thống. Tuy nhiên, trách nhiệm quản lý rủi ro này không thực sự chuyên trách do Phó TGĐ được bổ nhiệm cũng chịu trách nhiệm quản lý các đơn vị khác trong hệ thống và vai trò này được hoán đổi 6 tháng một lần. Agribank chưa bổ nhiệm một Nhân sự cao cấp phụ trách riêng về rủi ro.
Tại Agribank, mô hình quản trị rủi ro cũng được chia làm ba tầng kiểm soát theo như thông lệ, tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế trong quy trình thực hiện. Tại tầng bảo vệ thứ ba, vai trò và trách nhiệm của của bộ phận Kiểm toán nội bộ chưa được xác định rõ ràng và quy định bằng văn bản về việc thực hiện rà soát độc lập
tính hiệu quả của khung quản trị rủi ro. Bên cạnh đó, công tác quản trị rủi ro tại tầng bảo vệ thứ hai còn phân tán rải rác tại nhiều bộ phận, phòng ban mà chưa được tập trung, chuyên môn hóa tại một đơn vị chuyên trách. Cuối cùng, tại tầng bảo vệ thứ nhất, Agribank chưa có văn bản cụ thể chính thức quy định rõ vai trò và trách nhiệm liên quan tới quản trị rủi ro của các bộ phận kinh doanh dẫn đến tại một số ĐVKD còn thiếu sự phân tách trách nhiệm giữa chức năng quản lý rủi ro và chức năng kinh doanh.
Hiện nay, việc giám sát rủi ro của Hội sở chính chưa được thực hiện một cách hiệu quả do hạn chế về việc trao đổi thông tin nội bộ và cơ chế chia sẻ thông tin giữa bộ phận kiểm toán nội bộ, bộ phận kiểm soát nội bộ và Trung tâm Phòng ngừa và xử lý rủi ro và các bộ phận khác trong hệ thống...Do chưa có văn bản quy định cơ chế trao đổi thông tin giữa các bộ phận.
Căn cứ vào kinh nghiệm thực tiễn kinh doanh ngoại hối trên thị trường, Ban điều hành cùng với Trung tâm Vốn xác định rủi ro tỷ giá là rủi ro lớn nhất đối với hoạt dộng kinh doanh ngoại hối. Bên cạnh đó còn có các rủi ro khác xuất hiện trong KDNH như rủi ro hoạt động, rủi ro lãi suất, rủi ro thanh khoản...Đồng thời, trong quá trình kinh doanh của mình, phòng Kinh doanh ngoại tệ cũng như phòng QLRR cũng có thể phát hiện, đề xuất thêm các yếu tố gây rủi ro để các bộ phận liên quan phân tích để từ đó đưa ra biện pháp đo lường và kiểm soát rủi ro trong kinh doanh ngoại hối hiệu quả.