Kiểm tra, giám sát và xử lý các vấn đề phát sinh

Một phần của tài liệu Quản lý nhân lực tại công ty bảo minh đông đô (Trang 93 - 95)

7. P Bồi thường 07 00 8 Các văn phòng CN 0 26 02 2

3.2.3. Kiểm tra, giám sát và xử lý các vấn đề phát sinh

Công ty luôn xác định việc kiểm tra, giám sát hoạt động QLNL là một công tác quan trọng và phải được tiến hành thường xuyên, liên tục để có cơ sở đánh giá hiệu quả các khâu trong hoạt động QLNL; từ đó, phát hiện những hạn chế, thiếu sót và kịp thời có biện pháp điều chỉnh phù hợp, đảm bảo kế hoạch được hoàn thành như dự định. Kiểm tra, giám sát đánh giá từng khâu tốt sẽ tạo nền tảng cơ sở cho việc hoạch định, tuyển dụng NL; bố trí, phân công công việc, xây dựng kế hoạch bồi dưỡng, đào tạo nhân viên và thực hiện chính sách thù lao, đãi ngộ NL.

Kiểm tra, giám sát luôn là phần công việc nhạy cảm, nhất là đánh giá từng NL cụ thể. Việc kiểm tra không đảm bảo công bằng, hay khéo léo sẽ tạo tâm lý không phục, thậm chí phẫn nộ của người lao động, gây mất đoàn kết nội bộ, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của Công ty. Do vậy,

5.6 87.3 87.3 4.2 2.8 Rất hài lòng Hài lòng Bình thường Không hài lòng

đòi hỏi người kiểm tra phải khách quan, công bằng, thận trọng, tỉ mỉ và khéo léo.

Hình 3.6: Sơ đồ quy trình kiểm tra, giám sát (Nguồn: Tác giả tổng hợp)

Thời gian qua, lãnh đạo BMĐĐ đã thường xuyên thực hiện hoạt động kiểm tra, giám sát thông qua các nội dung:

- Giao Phòng Tổng hợp và tổ chức hành chính là đơn vị tham mưu tổ chức thực hiện hoạt động kiểm tra giám sát đối với việc thực hiện các nội quy, kỷ luật lao động trong Công ty.

- Giao người đứng đầu các phòng ban là người chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát trực tiếp đối với nhân viên dưới quyền theo hướng dẫn, phối hợp của Phòng Tổng hợp và tổ chức hành chính. Nội dung kiểm tra giám sát bao gồm cả thực hiện nội quy, kỷ luật lao động và hoạt động chuyên môn, mức độ hiệu quả của hoạt động kinh doanh.

- Yêu cầu toàn thể nhân viên Công ty có trách nhiệm giám sát hoạt động các phòng ban cũng như các hoạt động khác của Công ty, báo cáo lãnh đạo phụ trách trực tiếp hoặc phản ánh tới Ban Giám đốc để có hướng giải quyết, xử lý kịp thời.

- Ban Giám đốc có thể kiểm tra đột xuất việc thực hiện công việc của một số NL, phòng ban cụ thể.

Quá trình kiểm tra, giám sát hoạt động QLNL của Công ty đã mang lại nhiều lợi ích cho Công ty, ngoài lợi ích rất lớn là điều chỉnh và thực hiện đúng kế hoạch, mục tiêu sản xuất, kinh doanh hàng năm của Công ty, việc kiểm tra, giám sát còn đảm bảo sự công bằng, khách quan trong lao động; đòi hỏi người lao động phải thực hiện nghiêm túc phần việc của mình, nếu không sẽ bị đánh giá về phẩm chất, năng lực, từ đó sẽ bị giảm trừ lương, thu nhập.

Một phần của tài liệu Quản lý nhân lực tại công ty bảo minh đông đô (Trang 93 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)