Nâng cao đời sống tinh thần, xây dựng văn hóa doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Quản lý nhân lực tại công ty bảo minh đông đô (Trang 109 - 113)

7. P Bồi thường 07 00 8 Các văn phòng CN 0 26 02 2

4.2.6. Nâng cao đời sống tinh thần, xây dựng văn hóa doanh nghiệp

Nâng cao đời sống tinh thần là việc làm cần thiết đối với mọi tổ chức nhằm giúp cho các thành viên luôn tràn đầy nhiệt huyết trong công việc, phát huy năng lực, sở trường của mỗi thành viên trên cơ sở đó đạt được hiệu quả cao nhất trong phối hợp, làm việc. Để nâng cao đời sống tinh thần cho NL, người lao động, ngươi đứng đầu doanh nghiệp tổ chức có thể áp dụng các

cách thức như động viên, khen thưởng kịp thời đối với những nỗ lực, cố gắng của nhân viên; quan tâm đến đời sống, hoàn cảnh của từng nhân viên, nhất là những người gặp khó khăn, đối tượng chính sách; tổ chức các hoạt động tập thể ý nghĩa để giảm căng thẳng do áp lực công việc, đồng thời tạo điều kiện gắn bó, đoàn kết các thành viên trong Công ty…

Văn hóa doanh nghiệp là tập hợp những giá trị và chuẩn mực về niềm tin, hành vi, cách nhận thức và phương pháp tư duy được mọi người trong công ty cùng công nhận, suy nghĩ và hành động như một thói quen. Văn hóa doanh nghiệp có vai trò đặc biệt quan trọng đối với doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp thu hút ứng viên cho tuyển dụng, tạo ra các nhân viên trung thành, hạn chế các xung đột nội bộ, nâng cao hiệu suất làm việc của nhân viên. Có thể nói, văn hóa doanh nghiệp là yếu tố chi phối hầu hết mọi kết quả của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp không có văn hóa doanh nghiệp rõ ràng thì giống như một con người không có định hướng mục tiêu cuộc đời và không biết đi về đâu.

Để tạo dựng văn hóa doanh nghiệp, nâng cao đời sống tinh thần cho đội ngũ NL, BMĐĐ cần thực hiện các giải pháp sau:

- Lãnh đạo Công ty cần theo dõi, kịp thời động viên, biểu dương, khen thưởng đối với cá nhân, phòng ban đạt kết quả kinh doanh tốt hoặc có sáng kiến nâng cao hiệu quả làm việc.

- Thực hiện chế độ đãi ngộ công bằng, minh bạch, phù hợp với những đóng góp, cống hiến của nhân viên đối với Công ty, qua đó tạo được tâm lý vui vẻ, nhiệt huyết, hăng say trong lao động.

- Thường xuyên tổ chức các hoạt động tập thể nhân kỷ niệm các ngày truyền thống của Công ty, các ngày lễ của đất nước, tạo không khí vui vẻ, giúp gắn kết các nhân viên với nhau và giữa nhân viên với các cấp quản lý.

- Thường xuyên quan tâm, chia sẻ, vận động sư ủng hộ, giúp đỡ đối với những hoàn cảnh khó khăn, đối tượng chính sách trong Công ty.

- Giáo dục, phổ biến các giá trị văn hóa doanh nghiệp của Công ty mẹ, xác định rõ mục tiêu, tầm nhìn dài hạn Công ty, hoàn thiện và quán triệt thực hiện nội quy, quy trình làm việc, quy chế phối hợp giữa các phòng ban.

KẾT LUẬN

Sự phát triển của một doanh nghiệp phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, trong đó yếu tố quan trọng, then chốt hơn cả là NL và QLNL. Hoạt động này hiện diện ở tất cả các khâu trong suốt quá trình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, là nhân tố quyết định đến sự thành, bại của doanh nghiệp.

Quá trình hình thành và phát triển, Công ty BMĐĐ đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, khẳng định được vị trí, vai trò của mình trong hệ thống các đơn vị thuộc Tổng Công ty Bảo Minh cũng như trên thị trường bảo hiểm phi nhân thọ tại Việt Nam.

Qua nghiên cứu trên phương diện QLNL, luận văn đã phân tích, làm rõ thực trạng trong công tác quản lý nhân lực của BMĐĐ giai đoạn 2016-2020, đánh giá những mặt tích cực, thành tựu đạt được của lãnh đạo công ty đối với các mặt công tác QLNL bao gồm hoạch định NL, triển khai thực hiện (tuyển dụng, đào tạo, bố trí, sử dụng, chế độ đãi ngộ) và kiểm tra, đánh giá. Bên cạnh đó, luận văn cũng chỉ ra những điểm tồn tại, hạn chế trong công tác QLNL của BMĐĐ ở các các khâu hoạch định, tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng, chế độ đãi ngộ và kiểm tra, đánh giá NL. Trên cơ sở đó, luận văn đưa ra một số khuyến nghị về các giải pháp nhằm hoàn thiện các mặt công tác QLNL của BMĐĐ thời gian tới.

Trước xu thế phát triển của thị trường bảo hiểm phi nhân thọ ở Việt Nam thời gian tới và dưới tác động đa chiều của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, BMĐĐ phải đối mặt với nhiều thách thức từ các đối thủ cạnh tranh cũng như sự đòi hỏi về chất lượng dịch vụ ngày càng cao của thị trường. Tuy nhiên, nếu lãnh đạo Công ty có chiến lược nhân lực và kinh doanh hợp lý, những khó khăn trên sẽ là cơ hội để Công ty có những bứt phá về nhân lực, chất lượng dịch vụ nhằm chủ động thích ứng, tạo dựng thương hiệu, chiếm lĩnh thị trường và đạt được những bước phát triển vượt bậc. đảm bảo mục tiêu, định hướng mà Ban lãnh đạo Công ty đã đề ra.

Một phần của tài liệu Quản lý nhân lực tại công ty bảo minh đông đô (Trang 109 - 113)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)