Để phát triển tôm trở thành ngành công nghiệp sản xuất lớn, sản phẩm xuất khẩu chủ lực đem lại nguồn thu ngoại tệ lớn cho Việt Nam thì việc phát triển và ứng dụng công nghệ tiên tiến, công nghệ cao trong nuôi tôm là điều tất yếu. Nhận thức được điều này, trong thời gian qua, Chính phủ đã ban hành nhiều chủ trương và chính sách nhằm khuyến khích và thu hút đầu tư vào các hoạt động nghiên cứu, ứng dụng công nghệ cao trong nuôi tôm. Bên cạnh đó, khối tư nhân cũng luôn điđầu, tích cực và chủ độngđầu tư vào các hoạt độngđổi mới, ứng dụng công nghệ cao trong nuôi tôm và đạtđược những thành công nhất định. Cụ thể:
A Chủ trương đầu tư từ Chính phủ STT Cấp ban
hành Văn bản
Nhiệm vụ liên quan đến đổi mới công nghệ, ứng dụng công nghệ cao trong nuôi tôm
1 Trung
ương Quyết định số 50/2018/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 13/12/2018 quy địnhđối tượng thủy sản nuôi chủ lực (trong đó, tôm sú, tôm thẻ chân trắng là đối tượng thủy sản nuôi chủ lực).
1) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm:
- Thực hiện công tác quản lý nhà nước, xây dựng, chỉ đạo thực hiện chiến lược, kế hoạch, đềán phát triển đối tượng thủy sản nuôi chủ lực trong phạm vi cả nước;
- Định hướng phát triển đối tượng thủy sản nuôi chủ lực để tích hợp vào hệ thống quy hoạch ngành quốc gia, quy hoạch vùng và quy hoạch tỉnh;
- Quản lý thông tin cập nhật về phát triển sản xuất các đối tượng thủy sản nuôi chủ lực trên cơ sở dữ liệu quốc gia về thủy sản.
2) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm:
- Thực hiện công tác quản lý nhà nước; xây dựng, chỉ đạo thực hiện chiến lược, kế hoạch, đềán phát triển đối tượng thủy sản nuôi chủ lực tại địa phương;
- Định hướng phát triển đối tượng thủy sản nuôi chủ lực trong quy hoạch sử dụng đất cấp huyện.
3) Tổ chức, cá nhân kinh doanh đối tượng thủy sản nuôi chủ lực:
- Thực hiện đăng ký nuôi thủy sản theo quy định hiện hành;
- Được hưởng các chính sách theo quy định của pháp luật.
2 Quyết định số 79/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 18/1/2018 việc ban hành Kế hoạch hành động quốc gia phát triển ngành tôm Việt nam đến năm 2025
- Rà soát quy hoạch và xây dựng các vùng nuôi tôm công nghiệp, nuôi tôm theo hướng công nghệ cao, đặc biệt là tại đồng bằng sông Cửu Long và khu vực duyên hải miền Trung đối với tôm nước lợ thâm canh và bán thâm canh.
- Nguồn vốn: chương trình, đềán, dự ánđãđược phê duyệt; xã hội hóa nguồn vốn đầu tư vào phát triển ngành tôm; ODA.
3 Quyết định số 3475/QĐ-BNN- TCTS của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ngày 30/8/2018 phê duyệt Đề án tổng thể phát triển ngành công nghiệp tôm nước lợ Việt Nam đến năm 2030
- Thí điểm xây dựng khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao về tôm tại Bạc Liêu, Bình Định và một số tỉnh trọng điểm nuôi tôm có đủđiều kiện.
- Nghiên cứu, khuyến khích, hỗ trợ xây dựng thí điểm khu phức hợp sản xuất tôm tại tỉnh Kiên Giang theo đề xuất của Tập đoàn thủy sản Minh Phú, theo hướng ứng dụng công nghệ cao, khép kín toàn chuỗi giá trị, cung ứng đủ các dịch vụ tại chỗ như tài chính, lao động, công nghệ, kho bãi, vật tư, nhà máy chế biến, sàn giao dịch, kiểm soát và chứng nhận chất lượng sản phẩm.
- Nguồn vốn: ngân sách nhà nước; vốn ngoài nhà nước đầu tư vào phát triển ngành công nghiệp tôm (PPP, BTO, BT, ODA).
STT Cấp ban
hành Văn bản
Nhiệm vụ liên quan đến đổi mới công nghệ, ứng dụng công nghệ cao trong nuôi tôm
4 Trung
ương Quyết định số 1895/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ ngày 17/12/2012 về việc phê duyệt chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao thuộc chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao đến năm 2020
- Xây dựng vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao cho một số đối tượng chủ lực, trong đó có tôm (mặn, lợ).
- Ngân sách nhà nước đầu tư xây dựng hạ tầng trong vùng (hệ thống giao thông, hệ thống thủy lợi tưới tiêu và xử lý chất thải) theo các dự ánđược duyệt. 5 Quyết định số 575/QĐ-TTg
của Thủ tướng chính phủ ngày 04/05/2015 về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể khu và vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đến năm 2020, định hướng đến năm 2030
6 Quyết định số 1690/QĐ-TTg ngày 16/9/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2020 và định hướng 2030
- Phát triển mạnh nuôi trồng thủy sản theo chiều sâu.
- Chuyển một phần diện tích nuôi thủy sản quảng canh sang bán thâm canh, thâm canh quy mô công nghiệp ở những nơi có điều kiện thuận lợi.
- Áp dụng các công nghệ, mô hình nuôi tiên tiến, tiêu chuẩn mới (GAP, BMP, CoC) gắn với bảo vệ môi trường sinh thái.
7 Quyết định số 4184/QĐ-BNN- TCTS của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ngày 18/10/2017 về việc phê duyệt Đề án khung phát triển sản phẩm quốc gia “Tôm nước lợ” (gồm: Tôm sú và Tôm thẻ chân trắng)
- Áp dụng đồng bộ các giải pháp kỹ thuật, công nghệ tiên tiến gắn với tổ chức lại sản xuất, xây dựng thương hiệu, phát triển thị trường nhằm góp phần phát triển ngành công nghiệp tôm nước lợ có khả năng cạnh tranh.
8 Quyết định số 5528/QĐ-BNN- TCTS của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ngày 31/12/2015 phê duyệt quy hoạch nuôi tôm nước lợ vùng đồng bằng sông Cửu long đến năm 2020, tầm nhìn 2030
- Ưu tiên nuôi tôm thâm canh công nghệ cao ở những nơi đủđiều kiện hạ tầng và khả năng đầu tư.
- Phát triển nuôi tôm sinh thái (tôm – rừng, tôm – lúa) ở những nơi bất lợi nuôi công nghiệp hoặc ngập mặn, đồng thời ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến vào sản xuất nhằm tăng năng suất, sản lượng, tạo sản phẩm có chất lượng đảm bảo để cung cấp cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
9 Quyết định số 2760/QĐ-BNN- TCTS của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ngày 22/11/2013 phê duyệt “Đề án tái cơ cấu ngành thủy sản theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững”
- Phát triển các vùng nuôi thủy sản thâm canh ứng dụng công nghệ cao, nuôi tiết kiệm nước, nuôi an toàn sinh học, bảo vệ môi trường sinh thái.
STT Cấp ban
hành Văn bản
Nhiệm vụ liên quan đến đổi mới công nghệ, ứng dụng công nghệ cao trong nuôi tôm
10 Bạc
Liêu Thực hiện Quyết định số 694/QĐ-TTg ngày 24/5/2017 về việc thành lập và ban hành quy chế hoạt động của khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển tôm Bạc Liêu và Quyết định số 869/QĐ-TTg ngày 16/7/2018 quyết định thành lập ban quản lý khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển tôm tỉnh Bạc Liêu
- Xây dựng khu nông nghiệp ứng dụng cao phát triển tôm Bạc Liêu được tại xã Hiệp Thành, thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu.
- Ngân sách nhà nước đầu tư hạ tầng kỹ thuật, sau đó kêu gọi doanh nghiệp vào đầu tư sản xuất, nghiên cứu, trình diễn, tiếp nhận, chuyển giao, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật.
11 Cà
Mau Kế hoạch hành động phát triển ngành tôm tỉnh Cà Mau đến năm 2025
- Áp dụng công nghệ nuôi tiên tiến để nâng cao năng suất, sản lượng, chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm tôm Cà Mau.
- Phát triển các vùng nuôi tôm công nghiệp (bao gồm nuôi siêu thâm canh, thâm canh, bán thâm canh) tập trung.
- Xây dựng khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao về thủy sản tại Khu kinh tế Năm Căn nhằm phát triển ngành tôm Cà Mau trở thành trung tâm lớn nhất của vùng đồng bằng sông Cửu Long và cả nước (đặc biệt là tôm sinh thái).
B Đầu tư từ phía tư nhân
12 Bạc
Liêu - Có 6 công ty đầu tư nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao đem lại hiệu quả và năng suất vượt trội: • Công ty Cổ phần Việt Úc – Bạc Liêu triển khai mô hình nuôi tôm áp dụng công nghệ
nhà màng của Israel và nhà thép của Lysaghd Agrished, công nghệ xử lý nước tuần hoàn của Đức, Hoa Kỳ và ứng dụng vi sinh cho năng suất vượt trên 38 tấn/ha/vụ. • Công ty Cổ phần chăn nuôi CP Việt Nam thiết kế ao đất lót bạt, ao ương và ao nuôi bố
trí trong nhà màng cho năng suất bình quân đạt trên 63 tấn/ha/năm.
• Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Trúc Anh triển khai mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng siêu thâm canh 2 giai đoạn ứng dụng công nghệ biofloc cho năng suất từ 100– 120 tấn/ha/3 vụ.
- Hơn 150 hộ dân đãđầu tư, áp dụng các mô hình nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao với tổng diện tích gần 540 ha/415 ao đạt hiệu quả cao, cho năng suất trung bình 150–240 tấn/ha/năm (nuôi 3 vụ/năm).
13 Cà
Mau - Công ty N.G Việt Nam triển khai dự án83 ha với sự tư vấn của tập đoàn nuôi trồng hàng đầu thế giới là tập đoàn CP — Thái Lan đầu tiên tại Cà Mau với diện tích nuôi ban đầu là và sử dụng các sản phẩm vi sinh của tập đoàn Bayer — Đức.
- Một số công ty mới thành lập định hướng tập trung đầu tư ứng dụng công nghệ cao trong nuôi tôm như công ty Mymosa, công ty Agzitech.
14 Sóc
Trăng - Tập đoàn Him Lam đầu tư mô hình nuôi tôm siêu thâm canh trong nhà kính tại huyện Trần Đề cho năng suất 100 tấn/ha/vụ.
- Công ty cổ phần thực phẩm Sao Ta đãđược Ủy ban nhân dân tỉnh chấp thuận đầu tư Dự án nuôi tôm sạch công nghệ cao xuất khẩu tại ấp Tân Nam và ấp Nô Thum, xã Vĩnh Châu, thị xã Vĩnh Châu trên diện tích khoảng 83 ha (trong đó, có 180 ao nuôi), với tổng số vốn đầu tư là 201 tỷ đồng. Dự án sẽ vận hành vào tháng 5/2020.
C Các chính sách đầu tư cho phát triển công nghệ nuôi tôm STT Cấp ban
hành Văn bản Nội dung ưu đãi
15 Trung
ương Luật Đầu tư 2014 và Nghị định số 210/2013/NĐ-CP của Chính phủ ngày 19/12/2013 về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn
- Các doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất thủy sản và ứng dụng công nghệ sinh học, công nghệ cao trong sản xuất thủy hải sản tại các địa phương (bao gồm Sóc Trăng, Bạc Liêu và Cà Mau) sẽ được hưởng các ưuđãi về thuế và sử dụng đất, mặt nước; đào tạo nguồn nhân lực, phát triển thị trường.
- Đặc biệt, các doanh nghiệp này sẽ được hỗ trợ 70% kinh phí thực hiện đề tài nghiên cứu tạo ra công nghệ mới do doanh nghiệp chủ trì thực hiện nhằm thực hiện dự án, hoặc doanh nghiệp mua bản quyền công nghệ thực hiện dự án; được hỗ trợ 30% tổng kinh phí đầu tư mới để thực hiện dự án sản xuất thử nghiệm.
16 Quyết định số 575/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ ngày 04/05/2015 về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể khu và vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đến năm 2020, định hướng đến năm 2030
- Doanh nghiệp hoạt động trong khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao được hưởng mức ưuđãi cao nhất về thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu; được xem xét hỗ trợ kinh phí nghiên cứu, thử nghiệm, đào tạo, chuyển giao công nghệ từ kinh phí của Chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao.
17 Quyết định số 694/QĐ-TTg ngày 24/5/2017 về việc thành lập và ban hành quy chế hoạt động của khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển tôm Bạc Liêu
- Dự ánđầu tư vào Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao để thực hiện việc nghiên cứu ứng dụng, đào tạo nhân lực công nghệ cao, sản xuất sản phẩm tôm ứng dụng công nghệ cao, dịch vụ công nghệ cao trong ngành tôm được hưởng các chính sách ưu đãi theo quy định hiện hành.
18 Sóc
Trăng Nghị quyết số 04/2019/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân tỉnh Sóc Trăng ngày 10/7/2019
- Hỗ trợ lãi suất tín dụng cho các doanh nghiệp có dự ánđầu tư vào nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh trong thời hạn 08 năm đối với dự án nông nghiệp đặc biệt ưuđãiđầu tư hoặc dự án của doanh nghiệp nông nghiệp vừa và nhỏ mới thành lập; 06 năm đối với dự án nông nghiệp ưuđãiđầu tư; 05 năm đối với dự án nông nghiệp khuyến khích đầu tư.
- Hạn mức vay vốn được hỗ trợ lãi suất là 70% tổng mức đầu tư của dự án.
- Ngân sách tỉnh dành tối thiểu 5% vốn chi ngân sách địa phương hàng năm cho ngành nông nghiệp để thực hiện hỗ trợ cho doanh nghiệp theo quy định.
19 Bạc
Liêu Quyết định số 18/2017/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh Bạc Liêu ngày 31/10/2017 ban hành quy định chính sách ưuđãi và hỗ trợ đầu tư trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu
- Cam kết áp dụng các chính sách ưuđãi hiện hành được quy định trong Luật Đầu tư và Nghị định số210/2013/NĐ-CPcủa Chính phủ đối với các nhà đầu tư là tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước thực hiện đầu tư trên địa bàn tỉnh.
20 Cà
Mau Nghị quyết số 18/2014/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân tỉnh Cà Mau ngày 10/12/2014 về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Cà Mau giai đoạn 2015—2020
- Các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh sẽ được hưởng các chính sách ưuđãi về đấtđai, hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực, phát triển thị trường và áp dụng khoa học công nghệ theo đúng quy định tại Nghị định số210/2013/NĐ- CPcủa Chính phủ.
D Nguồn lực tài chính cho phát triển công nghệ nuôi tôm
- Nguồn vốn ngân sách nhà nước: hỗ trợ thực hiện các nhiệm vụ, đềán, dự án tạo ra, phát triển và ứng dụng công nghệ cao; và hỗ trợ xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
- Nguồn vốn của doanh nghiệp, nguồn vốn từ xã hội hóa đầu tư vào phát triển ngành tôm và từ thu hút đầu tư ngoài nhà nước vào phát triển ngành công nghiệp tôm như PPP, BTO, BT, ODA: thực hiện các nhiệm vụ sản xuất sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật đểđổi mới công nghệ, đào tạo đội ngũ cán bộ, nâng cao trình độ quản lý trong doanh nghiệp, áp dụng hệ thống quản lý tiên tiến tại doanh nghiệp.
- Nhà nước cũng đưa ra các chính sách ưuđãi về tín dụng để các cá nhân, tổ chức có nhu cầu đầu tư vào phát triển công nghệ tôm tiếp cận được thêm các nguồn tài chính để phục vụ hoạt độngđầu tư.
Có thể thấy, việc đầu tư phát triển công nghệ nuôi tôm dành được sự quan tâm lớn từ trung ương đếnđịa phương. Các chủ trương, chính sách của Nhà nước đưa ra đều nhằm mục tiêu khuyến khích nghiên cứu và đầu tư mạnh mẽ từ phía các cá nhân, tổ chức, đặc biệt là doanh nghiệp – đơn vị có thế mạnh về vốn và luôn đi tiên phong trong việc nghiên cứu, ứng dụng công nghệ tiên tiến, công nghệ