Đánh giá khả năng đáp ứng cho việc ứng dụng đổi mới công nghệ nuôi tôm để thúc đẩy

Một phần của tài liệu u5gqhrvKPEOOmmg8200710 Aquaculture Technology VN (Trang 58 - 61)

3.7.1. Đánh giá khả năng đáp ứng cho việc ứng dụng đổi mới công nghệ nuôi tôm để thúc đẩy ngành tôm ở Việt Nam. tôm ở Việt Nam.

Để đánh giá khả năng đáp ứng của người nuôi và các cơ sở nuôi hiện nay cho việc đổi mới ứng dụng và nâng cấp công nghệ nuôi tôm, nhóm nghiên cứu đã xem xét các tiêu chí liên quan đến năng lực của cơ sở nuôi và vùng nuôi bao gồm: Điều kiện cơ sở hạ tầng của cơ sở nuôi; trình độ kỹ thuật, năng lực quản lý của cơ sở nuôi; năng lực tài chính của cơ sở nuôi; cơ sở hạ tầng vùng nuôi về thủy lợi; năng lực quan trắc cảnh báo môi trường của các cơ quan chuyên môn; chính sách nhà nước hỗ trợ việc ứng dụng đổi mới công nghệ nuôi tôm; điều kiện môi trường nước cấp và khí hậu, thời tiết tại địa phương; và khả năng đáp ứng về xử lý chất thải, nước thải từ nuôi tôm của cơ sở nuôi.

Các tiêu chí này được chính người nuôi, chủ cơ sở nuôi tự đánh giá theo hình thức cho điểm theo thang điểm 5, với mức độ đánh giá như sau:

Điểm số 1 = Đáp ứng được 20% so với kỳ vọng; Điểm số 2 = Đáp ứng được 40% so với kỳ vọng; Điểm số 3 = Đáp ứng được 60% so với kỳ vọng; Điểm số 4 = Đáp ứng được 80% so với kỳ vọng; Điểm số 5 = Đáp ứng được 100% so với kỳ vọng

Kết quả cho thấy, đa phần các tiêu chí hiện nay đều có thể đáp ứng được ở mức độ trên trung bình so với kỳ vọng đầu tư đổi mới công nghệ của người nuôi tôm (khoảng trên 60%). Không có tiêu chí nào vượt quá 80% so với kỳ vọng. Đặc biệt, có 3 tiêu chí về Khả năng đáp ứng về quan trắc cảnh báo môi trường, dịch bệnh (của cơ quan chuyên môn); khả năng đáp ứng về chính sách hỗ trợ của Nhà nước cho việc đổi mới công nghệ; và khả năng đáp ứng về xử lý chất thải, nước thải từ nuôi tôm của cơ sở nuôi được đánh giá là khó khăn nhất với số điểm được đánh giá là dưới 3 điểm tại cả 3 tỉnh. Mức độ đáp ứng cho việc đổi mới công nghệ của những tiêu chí này chỉ đạt khoảng 40% so với kỳ vọng.

Bảng 13: Tổng hợp điểm trung bình về mức độ đáp ứng tại địa phương cho việc ứng dụng đổi mới công nghệ nuôi tôm

TT Tiêu chí TrăngSóc Liêu Cà MauBạc Trung bình 3 tỉnh

1 Khả năng đáp ứng về trình độ kỹ thuật của lao động nuôi tôm 3.00 3.36 3.58 3.32 2 Khả năng đáp ứng về cơ sở hạ tầng của cơ sở nuôi (bờ bao, kênh mương, ao lắng, chứa,...) 2.83 3.27 3.83 3.31 3 Khả năng đáp ứng về trang thiết bị của cơ sở nuôi 3.00 3.18 3.75 3.31 4 cung cấpKhả năng đáp ứng về hệ thống điệnđược ngành điện 3.64 3.00 3.75 3.46 5 Khả năng đáp ứng về tài chính của cơ sở nuôi 3.20 3.00 3.17 3.12 6 Khả năng đáp ứng về thủy lợi của vùng nuôi (do Nhà nước cung cấp) 3.14 2.36 3.58 3.03 7 Khả năng đáp ứng về quan trắc cảnh báo môi trường, dịch bệnh (của cơ quan chuyên môn) 2.13 2.18 3.00 2.44 8 Khả năng đáp ứng về chính sách hỗ trợ của Nhà nước cho việc đổi mới công nghệ 2.25 2.55 2.75 2.52 9 Điều kiện môi trường nước cấp tại địa phương 3.67 2.00 2.73 2.80 10 Điều kiện về khí hậu, thời tiết tại địa phương 3.40 3.36 3.08 3.28 11 Khả năng đáp ứng về xử lý chất thải, nước thải từ nuôi tôm của cơ sở nuôi 2.00 2.55 2.08 2.21

Trong các tiêu chí trên, một trong những vấn đề mang tính quyết định sự bền vững của ngành tôm chính là việc xử lý chất thải, nước thải từ nuôi tôm; và vấn đề này không chỉ là khó khăn của Việt Nam mà cũng là bất cập của nhiều quốc gia nuôi tôm trên thế giới. Từ 1970 đến nay, những nước có nghề nuôi tôm nước lợ phát triển ở Châu Á như Thái Lan, Ấn Độ, Trung Quốc, Indonesia, Bangladesh và Nam Mỹ như Ecuador, Argentina đều đưa ra chính sách chuyển đổi diện tích đất ven biển bị bỏ hoang hoặc đất canh tác nông nghiệp (trồng lúa hoặc cây màu) kém hiệu quả sang nghề nuôi tôm đạt năng suất cao và đã đem lại nhiều lợi ích thiết thực cho nông dân. Tuy nhiên, nghiên cứu của Tổ chức phát triển Liên hợp quốc (UNDP, 2015) về hoạt động nuôi tôm tại các quốc gia nêu trên, đã đưa ra nhận xét: Chính nghề nuôi tôm đã tạo ra hệ lụy ô nhiễm môi trường nước tự nhiên, dẫn tới sự suy giảm của nghề này. Nguyên nhân của việc suy giảm là: Sự xuất hiện của một số bệnh lạ của tôm, với tốc độ lây lan rất nhanh giữa các vùng nuôi tôm; Môi trường vùng đất nuôi tôm bị xuống cấp và suy thoái nghiêm trọng; Chất lượng nguồn nước bị ô nhiễm hữu cơ và mầm bệnh nặng nề. Nhằm khắc phục tình trạng trên, các quốc gia nuôi tôm đã có nhiều chính sách phát triển nuôi tôm bền vững, thân thiện với môi trường. Tuy nhiên, các chính sách về xử lý chất thải trong nuôi tôm không được nêu trong các báo cáo.

Hình 13. Tổng hợp mức độ đáp ứng về các điều kiện tại địa phương cho việc ứng dụng đổi mới công nghệ nuôi tôm

Như đã nêu tại mục 7.1, chất thải từ nuôi tôm hiện nay đều chưa được quy định rõ và cụ thể trong các chính sách hiện thời của ngành tài nguyên và môi trường. Nhìn chung các quyết định của các tỉnh, thành liên quan đến nước thải, bùn thải khu nuôi tôm đềuđược dựa trên các văn bản quy phạm pháp luật cấp Bộ như Báo cáo đánh giá tác động môi trường, chỉ tiêu nước thải theo QCVN 01- 80:2011, QCVN 02-19:2014/BNNPTNT và quy định về xử lý chất thải rắn thông thường theo Thông tư 36/2015/TT-BTNMT, Nghị định 155/2016/NĐ-CP ngày 18/11/2016 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Hiện chưa có các Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia dành riêng cho chất thải nuôi tôm, nên khi kiểm tra, thanh tra chất thải, cán bộ quản lý nhà nước đã phải vận dụng các Quy chuẩn về chất thải công nghiệp nói chung, trong đó có nhiều chỉ tiêu không sát với thực tế của nghề nuôi trồng thủy sản; cần đánh giá thực tế các chỉ tiêu chất lượng nước thải trong nuôi tôm từ đó xây dựng quy chuẩn kỹthuật để áp dụng riêng cho lĩnh vực nuôi trồng thủy sản phù hợp với xu thế phát triển.

Năng lực tài chính của cơ sở nuôi cũng là một trong những tiêu chí đầu vào quan trọng cho ngành tôm. Thời gian qua, đã có những mô hình, công nghệ nuôi tôm ít rủi ro, có tỷ lệ thành công cao, nhưng việc ứng dụng, nhân rộng còn gặp không ít khó khăn, mà nguyên nhân chủ yếu là do người nuôi tôm thiếu vốn. Phần lớn người nuôi tôm tham gia khảo sát cho rằng, công nghệ, thiết bị, hạ tầng nuôi tôm hiện nay cần phải thay đổi theo hướng hiệu quả và bền vững hơn, nên nhu cầu nguồn vốn đầu tư là rất lớn, vượt quá khả năng tự có của người nuôi tôm. Trong khi đó, nguồn vốn ngân hàng thời gian qua lại chưa đáp ứng đủ nhu cầu phát triển ngành tôm, người nuôi tôm gặp không ít khó khăn về nguồn vốn để phát triển sản xuất, nhất là việc đầu tư ứng dụng khoa học công nghệ cao vào nuôi tôm.

0.00 1.00 2.00 3.00 4.00 Khả năng đáp ứng về trình độ kỹ thuật của lao động nuôi tôm

Khả năng đáp ứng về cơ sở hạ tầng của cơ sở nuôi (bờ bao, kênh

mương, ao lắng, chứa,...)

Khả năng đáp ứng về trang thiết bị của cơ sở nuôi

Khả năng đáp ứng về hệ thống điện được ngành điện cung cấp

Khả năng đáp ứng về tài chính của cơ sở nuôi

Khả năng đáp ứng về thủy lợi của vùng nuôi (do Nhà nước cung cấp) Khả năng đáp ứng về quan trắc

cảnh báo môi trường, dịch bệnh (của cơ quan chuyên môn) Khả năng đáp ứng về chính sách hỗ

trợ của Nhà nước cho việc đổi mới công nghệ

Điều kiện môi trường nước cấp tại địa phương

Điều kiện về khí hậu, thời tiết tại địa phương

Khả năng đáp ứng về xử lý chất thải, nước thải từ nuôi tôm của cơ

sở nuôi

Để có vốn nuôi tôm, phần lớn người nuôi tôm hiện nay phải dựa vào nguồn vốn đầu tư của các đại lý thông qua việc mua nợ vật tư đầu vào với giá cao hơn thực tế 20—40%. Vì vậy, suất đầu tư cho các mô hình nuôi tôm tới đây cũng cần được thay đổi cho phù hợp. Tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện tại, hầu hết các ngân hàng vẫn chưa mạnh dạn đầu tư cho người nuôi do còn ngại rủi ro mất vốn và nhất là vướng các quy định pháp luật.

Trong nuôi tôm, năng lượng dùng để phục vụ bơm nước, quạt nước, sục khí, hút bùn, quan trắc môi trường và các hoạt động khác. Theo ước tính của Võ Nam Sơn và cộng sự (2019), năng lượng chiếm khoảng 10—20% chi phí sản xuất cho vụ nuôi tôm, từ khoảng 50 triệu đến 200 triệu đồng tiền điện/ ha/vụ, và khoảng 10—30% diện tích nuôi tôm thâm canh/bán thâm canh hiện nay tại ĐBSCL hiện đang bị thiếu điện. Năm 2017, tổng diện tích nuôi thủy sản cần phải sử dụng điện của 10 tỉnh phía nam (Cà Mau, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Kiên Giang, Trà Vinh, Bến Tre, Tiền Giang, Long An, Bà Rịa –Vũng Tàu, Ninh Thuận) là hơn 428.495 ha và nhu cầu dùng điện là khoảng 11.980 triệu kWh. Như vậy, khi diện tích quy hoạch nuôi tôm đến năm 2020 của 10 tỉnh trên là 651.266 ha thì lượng điện cần thiết cho nuôi tôm được dự báo sẽ tăng lên khoảng 30% so với năm 2017.

Hiện nay, do người nuôi còn tận dụng triệt để các trang thiết bị đã có (trang thiết bị sử dụng điện 1 pha đã mua) và thói quen đầu tư ngắn hạn (với giá rẻ) nên việc sử dụng điện an toàn và tiết kiệm là chưa cao. Hầu hết, việc vận hành đóng mở điện đều do con người trực tiếp thực hiện một cách cơ học nên việc phát huy thế mạnh máy móc và tự động hóa cũng như tiết kiệm điện và an toàn thấp. Điều này được chứng minh rằng tất các thiết bị điện đang được sử dụng tại ao nuôi là các thiết bị đa dụng, lắp ráp, chưa phải là thiết bị dùng cho nuôi trồng thủy sản (cần phải an toàn khi tiếp xúc với nước, đặc biệt là nước mặn). Hệ thống điện được vận hành trong trang trại nuôi chủ yếu là các cầu dao thông thường hoặc tự động ngắt khi chạm mạch chưa mang tính an toàn cho con người. Tuy nhiên, do động cơ điện thường cũ, hay không đạt tiêu chuẩn về cách điện nên rất khó sử dụng cầu giao an toàn cho người khi sử dụng (tự động ngắt mạch khi bị rò rỉ điện ở mức độ rất thấp).

Quá trình vận hành hệ thống cung cấp oxy chủ yếu dựa vào cảm quan, nên không thể xác định chính xác oxy trong ao là bao nhiêu, nên việc vận hành máy đạp nước và sục khí đáy lúc thừa, lúc thiếu ảnh hưởng tới hiệu quả sản xuất. Bên cạnh đó, người nuôi tôm cũng chưa được các cơ quan nghiên cứu cung cấp các thông tin và máy móc có độ chính xác và hiệu quả sử dụng năng lượng cao, nhằm từng bước nâng cao tính hiệu quả sử dụng và an toàn điện. Ngoài ra, việc điều chỉnh thời điểm chạy máy sục khí phù hợp cũng là một trong những cách tiết kiệm điện. Sục khí phù hợp để tránh giờ cao điểm với giá cao; kết hợp với việc tạo dòng chảy vừa phải để gom chất thải cho ao tôm.

Từ kết quả tự đánh giá của các cơ sở nuôi tham gia khảo sát có thể thấy rằng, để có thể thực hiện việc mở rộng đổi mới công nghệ nuôi tôm tại khu vực ĐBSCL thì hầu hết các vấn đề liên quan đều cần phải được nâng cấp, đổi mới và cần rất nhiều nỗ lực từ tất cả các bên liên quan: từ người nuôi đến các cơ quan quản lý địa phương, các cơ quan nghiên cứu, các doanh nghiệp và các tổ chức xã hội, nghề nghiệp, các tổ chức hỗ trợ phát triển đều cần có các hành động hỗ trợ thiết thực và đồng bộ cho quá trình đổi mới công nghệ. Trong đó cần đặc biệt chú ý đến khả năng quan trắc, xử lý, quản lý môi trường vùng nuôi, nguồn nước cấp, các công nghệ xử lý chất thải từ nuôi tôm hiệu quả và chính sách hỗ trợ thiết thực của nhà nước.

Một phần của tài liệu u5gqhrvKPEOOmmg8200710 Aquaculture Technology VN (Trang 58 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)