Công nghệ ứng dụng biogas trong xử lý chất thải từ nuôi tôm

Một phần của tài liệu u5gqhrvKPEOOmmg8200710 Aquaculture Technology VN (Trang 36 - 37)

Công nghệ biogas được thực hiện thông qua thực hiện quá trình phân hủy kỵ khí những hợp chất hữu cơ lên men dưới tác động của các vi sinh vật. Lắp đặt biogas đúng quy trình kỹ thuật (có đồng hồ báo áp suất gas để tránh áp suất gas lớn sẽ gây nguy hiểm) và kiểm soát rò rỉ khí ga đòi hỏi sự chú ý về kỹ thuật của người vận hành.

[8] Hiện có 5 tiêu chuẩn về tôm hữu cơ được chứng nhận phổ biến, bao gồm: Naturland, Organic EU, Bio Suisse, Selva Shrimp và Mangrove Shrimp.

Bảng 9: Công nghệ biogas trong xử lý chất thải từ nuôi tôm

Hiện trạng áp dụng

- Hiện rất ít công nghệ xử lý các chất thải “đầu ra” của quá trình nuôi tôm được nghiên cứu và ứng dụng.

- Hiện mới chỉ có công nghệ biogas được nghiên cứu và ứng dụng trong xử lý chất thải từ nuôi tôm và chủ yếu là xử lý bùn thải. Đặcđiểm quy trình xử lý chất thả có áp dụng công nghệ biogas như tại phụ lục 7.

- Một số địa phương (như ở Cà Mau) đã ban hành quy trình áp dụng công nghệ biogas trong xử lý nước thải trong nuôi tôm, tuy nhiên hiệu quả áp dụng công nghệ nay còn những hạn chế.

Điểm mạnh - Đãđượcáp dụng khá phổ biến trong Nông nghiệp.

- Là giải pháp có thể góp phần giải quyết chất thải từ nuôi tôm.

Điểm yếu

- Chi phí đầu tư cho việc đầu tư lắp đặt khá cao, kỹ thuật vận hành còn phức tạp và thường kèm theo với việc đổi mới công nghệ “đầu vào” như cần nuôi tôm theo quy trình biofloc, nuôi ít thay nước, sử dụng ít hóa chất và việc lắp đặt hệ thống biogas đòi hỏi diện tích đất đủ lớn nên chưa được phổ biến rộng rãi.

Hiệu quả - Quy mô và hiệu quả xử lý các bùn thải, nước thải cũng còn hạn chế, do quy mô và khả năng xử lý của những hầm biogas còn hạn chế nên mới chỉ có thể giải quyết một phần nhu cầu xử lý nước thải, bùn thải của các cơ sở nuôi

Người cung cấp công

nghệ - Khá phổ biến trong thực tiễn. Khả năng

nhân rộng và xu hướng

đầu tư

- Trong bối cảnh chưa có giải pháp nào hiệu quả hơn, công nghệ biogas được dự báo sẽ tiếp tực được nghiên cứu áp dụng trong thực tế bởi các cơ sở nuôi.

Nhìn chung, công tác nghiên cứu xử lý chất thải từ nuôi tôm còn những “khoảng trống”. Do vậy, trong thời gian tới, việc nghiên cứu đánh giá nhằm cải tiến, phát triển áp dụng các hầm biogas là một việc cần thiết.

Một phần của tài liệu u5gqhrvKPEOOmmg8200710 Aquaculture Technology VN (Trang 36 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)