hỗ trợ)
Chi cục Thủy sản (trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) là đơn vị quản lý cấp tỉnh đối với hoạt động nuôi trồng thủy sản. Tại cấp huyện có phòng Nông nghiệp phụ trách quản lý nuôi trồng thủy sản trong huyện (tại thị xã có phòng Kinh tế). Tại cấp xã có cán bộ phụ trách quản lý nông nghiệp chung, bao gồm thủy sản. Ngoài ra, còn có hệ thống khuyến nông được bố trí từ cấp tỉnh (trung tâm khuyến nông) xuống cấp huyện (các trạm khuyến nông) và cấp xã (cán bộ khuyến nông). Như vậy, về cơ bản hệ thống tổ chức đãđược phủ tại các cấp ở địa phương. Cán bộ quản lý và cán bộ chuyên môn phục vụ phát triển nuôi trồng thủy sản tại các cấp nhìn chung đãđược cải thiện. Trình độ chuyên môn, quản lý của cán bộ cơ bản đãđược nâng lên trong những năm gần đây, khả năng tiếp cận thông tin, tri thức, kinh nghiệm đãđược nâng cao với sự hỗ trợ của các phương tiện thông tin hiện đại như điện thoại di động, internet. Tuy nhiên, do một số yếu tố khách quan và chủ quan, tại một số địa phương, có sự sát nhập giữa Chi cục Thủy sản vào với chi cục Chăn nuôi và Thú y hoặc số lượng cán bộ quản lý nuôi trồng thủy sản tại Chi cục rất hạn chế (3–5 người) cũng đã ảnh hưởng lớn đến công tác quản lý thủy sản; tại Chi cục Thủy sản một số cán bộ trẻ còn chưa thực sự sâu sát, nắm bắt kịp thời thực tế sản xuất tại các địa bàn. Các cán bộ tại cấp xã,huyện ít có cơ hội được tham gia các lớp tập huấn, hội thảo liên quan đến các văn bản quản lý, các chính sách liên quan đến lĩnh vực thủy sản. Điều này có thể dẫn tới việc báo cáo, tham mưu chưa sát với thực tiễn phát triển của các cơ sở nuôi. Trong thời gian tới, việc tạo điều kiện cho cán bộ bám sát địa bàn, các cán bộ trẻ tham gia vào các mô hình thí điểm có vai trò quan trọng, góp phần cải thiện công tác quản lý, chỉ đạo sản xuất tại các địa phương.
Hệ thống chính sách hỗ trợ phát triển nuôi trồng thủy sản đến nay đãđược cơ quan quản lý các cấp quan tâm rà soát xây dựng điều chỉnh. Chính vì vậy số lượng các văn bản và phạm vi nội dung bao phủ hiện khá cụ thể cho nhiều lĩnh vực liên quan đến nuôi trồng thủy sản. Tuy nhiên, hiện vẫn còn tình trạng một số chính sách khó áp dụng trong thực tiễn, cần được tiếp tục nghiên cứu rà soát điều chỉnh.
Luật Thủy sản năm 2017 đã ban hành có bổ sung nhiều nội dung giúp phát triển ngành thủy sản nói chung và lĩnh vực nuôi trồng thủy sản nói riêng theo hướng bền vững vàhội nhập quốc tế. Luật Thủy sản năm 2017 đã tạo cơ chế cho phép trung ương hoặc địa phương chủ động hơn trong việc xây dựng các chính sách đặc thù thúc đẩy phát triển thủy sản. Một số văn bản liên quan đến chính sách phát triển nuôi trồng thủy sản sẽ phải được xem xét điều chỉnh. Chính vì vậy, việc rà soát đánh giá chính sách cho phù hợp với thực tiễn sản xuất và phù hợp với xu hướng phát triển quốc tế, các hiệp định thương mại Việt Nam đã ký kết, các quy định của các tổ chức quốc tế là vấn đề hết sức quan trọng, cần ưu tiên triển khai thực hiện đồng bộ ở tất cả các cấp.