Công nghệ nuôi tôm – rừng

Một phần của tài liệu u5gqhrvKPEOOmmg8200710 Aquaculture Technology VN (Trang 35 - 36)

Mô hình nuôi tôm – rừng được xem là mô hình nuôi hữu cơ, trong đó tôm được kết hợp nuôi trong khu vực có rừng ngập mặn. Tỷ lệ rừng – tôm được cơ quan chức năng khuyến cáo là khoảng 70% rừng – 30% tôm, hoặc tại một số khu vực có thể thực hiện ở mức 60% rừng – 40% tôm để vừa đảm bảo về hiệu quả kinh tế cho chủ rừng, vừa đảm bảo mục tiêu an toàn về sinh thái. Tuy nhiên, trong thực tế hiện nay, hầu người nuôi duy trì tỷ lệ này ở mức 50–50% hoặc 55–45%. Đai rừng ngập mặn thường rộng khoảng 4–10 m với các kênh nước nuôi tôm rộng khoảng 4–6 m. Bao quanh khu vực nuôi tôm là bờ bao cao khoảng 1–1,5 m có để lối nước vào ra theo thủy triều. Mức nước trong ao phụ thuộc vào thủy triều thông qua các đường kênh cấp và thoát. Khi thủy triều cao thì mức nước trong rừng đạt khoảng 15 cm, và mức nước trong kênh đạt khoảng 0,8–1,2 m. Vào đầu vụ nuôi (tháng 8–tháng 9), người nuôi/chủ rừng thực hiện vệ sinh khu vực đáy ao, dọn bùn thải, đánh vôi, để chuẩn bị cho vụ nuôi mới. Sau vệ sinh ao 10–15 ngày, người nuôi sẽ tiến hành thả giống tôm. Việc thả giống tôm bổ sung thường được thực hiện khoảng 4–6 lần/năm. Sau khi nuôi khoảng 3–5 tháng thì tôm sẽ đạt kích cỡ thương phẩm và được thu hoạch. Việc thu hoạch thường theo hình thức thu tỉa thả bù, thu làm nhiều lần trong năm.

Nuôi tôm – rừng còn nhiều tiềm năng để phát triển, các cơ quan có liên quan nên xây dựng và thực hiện Chương trình phát triển nuôi tôm – rừng hữu cơ tại khu vực ĐBSCL để kêu gọi các nguồn lực đầu tư từ các thành phần kinh tế khác nhau. Thêm vào đó, hướng dẫn kỹ thuật về nuôi tôm – rừng cũng nên được rà soát và sửa đổi để có tỷ lệ diện tích rừng và diện tích tôm phù hợp, đổi mới công nghệ nuôi, công nghệ cho ăn, mang lại hiệu quả kinh tế cho người dân.

Đồng thời trong thời gian tới các nhà khoa học, người nuôi tôm và doanh nghiệp nên tiếp tục nghiên cứu cải tiến công nghệ, và kỹ thuật nuôi tôm hữu cơ, đúc rút các kinh nghiệm bản địa nhằm nâng cao năng suất nuôi (mục tiêu là tăng từ năng suất 300 kg/ha hiện nay lên 400–450 kg/ha), tập trung vào việc cải tiến kỹ thuật gây nuôi và tạo nguồn thức ăn tự nhiên hiệu quả cho tôm sú nuôi trong rừng ngập mặn (như kỹ thuật tạo vi sinh như cám gạo lên men, sử dụng gạo lức để ngâm cho nở, dùng vi sinh để gây tảo, màu nước, rễ cây họ đậu). Tổng cục Thủy sản cần tổng kết các mô hình nuôi, từ đó có hướng dẫn, nhân rộng các quy trình, công nghệ nuôi để phổ biến, áp dụng trong thực tế sẽ có hiệu quả, tăng sản lượng và bảo đảm phát triển nghề nuôi tôm bền vững.

Bảng 8: Công nghệ nuôi tôm – rừng

Hiện trạng áp dụng

- Hiện đang được áp dụng khá phổ biến ở các vùng có rừng ngập mặn của các tỉnh Cà Mau, Sóc Trăng và Bạc Liêu.

- Cà Mau: Sản lượng nuôi tôm – rừng tăng khoảng 2,7%/năm. Khoảng 14.000 ha diện tích tôm – rừng của Cà Mau đã được chứng nhận là nuôi hữu cơ, tôm sinh thái, trong đó có 2.700 ha được chứng nhận tôm sinh thái của tổ chức Naturland. Hiện nay một số doanh nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu đã hợp tác, liên kết với các hộ chủ rừng để thực hiện nuôi tôm sinh thái, đạt tiêu chuẩn xuất khẩu. Trong năm 2017, diện tích được chứng nhận tôm hữu cơ[8] trong chuỗi liên kết của doanh nghiệp là 4.679 ha với 915 hộ dân, năm 2018 đã tăng lên 5.321 ha với 1.020 hộ dân.

- Bạc Liêu: diện tích nuôi tôm – rừng đạt khoảng 10.400 ha với diện tích rừng là 3,120 ha, còn lại là diện tích mặt nước nuôi tôm và các diện tích nuôi này được giữ ổn định trong những năm vừa qua.

Điểm mạnh - Là mô hình đơn giản, có chi phí thấp, tạo sinh kế cho số lượng lớn cộng đồng tại các vùng ven biển có rừng ngập mặn.

Điểm yếu

- Hàm lượng công nghệ áp dụng rất ít, chủ yếu là sử dụng phân vi sinh và chế phẩm sinh học để cải tiến chất lượng nước nuôi và nền đáy diện tích mặt nước nuôi tôm trong rừng.

- Chưa có các cải tiến về công nghệ sản xuất “thức ăn hữu cơ” cho nuôi tôm – rừng để đảm bảo tiêu chí tôm hữu cơ.

Hiệu quả

- Do các điều kiện tự nhiên thuận lợi, giá thị trường cao và được người tiêu dùng ưa chuộng, nên nuôi tôm – rừng vẫn đang mang lại hiệu quả kinh tế cho người nuôi, nhưng ở mức tương đối thấp so với tiềm năng có thể phát triển (do nuôi phụ thuộc chủ yếu vào điều kiện tự nhiên nên năng suất nuôi thấp, trung bình chỉ đạt 150–300 kg/ha/năm). Chi tiết về hiệu quả chi phí – lợi ích của nuôi tôm – rừng tại Cà Mau được trình bày trong Phụ lục số 4. Người cung cấp công nghệ - Là mô hình truyền thống. Khả năng nhân rộng và xu hướng đầu tư

- Đến năm 2025 và 2030, mô hình này có khả năng nhân rộng ra khoảng 100,000 ha rừng ngập mặn tại 3 tỉnh Cà Mau, Sóc Trăng và Bạc Liêu.

Một phần của tài liệu u5gqhrvKPEOOmmg8200710 Aquaculture Technology VN (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)