Công nghệ nuôi tôm nhiều giai đoạn

Một phần của tài liệu u5gqhrvKPEOOmmg8200710 Aquaculture Technology VN (Trang 28 - 30)

Công nghệ nuôi tôm nhiều giai đoạn (gồm công nghệ nuôi tôm 2 giai đoạn và 3 giai đoạn) là một trong những công nghệ đangđược ứng dụng rộng rãi trong nuôi tôm tại các tỉnh vùng ĐBSCL.

- Đặc điểm công nghệ nuôi 2 giai đoạn:

Quy trình nuôi tôm thẻ chân trắng siêu thâm canh 2 giai đoạn ít thay nước đã được xem xét, công nhận bởi Tổng cục Thủy sản tại Quyết định số 502/QĐ-TCTS-KHCN&HTQT ngày 3/5/2017 về quy trình nuôi tôm thẻ chân trắng siêu thâm canh 2 giai đoạnít thay nước theo công nghệ Trúc Anh; theo đó quy trình nuôi tôm hai giai đoạn gồm: giai đoạnương nuôi tôm giống (giai đoạn 1) và giai đoạn nuôi tôm thương phẩm (giai đoạn 2). Giai đoạn đầu tôm thường được nuôi trong nhà lưới 20 – 30 ngày[5] nhằm tránh tác động của thời tiết và các yếu tố khác từ bên ngoài. Lúc này, môi trường ao nuôi được kiểm soát chặt chẽ sẽ hạn chế hiện tượng tôm chết sớm (EMS) thường xảy ra trong 20 ngày đầu của quá trình nuôi. Về thiết kế như được thể hiện ở hình 3 dưới đây, gồm có: 01 ao lắng thô, 01 ao lắng tinh, 01 ao ương, 2 ao nuôi, 01 mương cấp nước, 01 mương xả nước, khu chứa nước thải và các công trình phụ trợ.

Hình 3. Sơ đồ thiết kế hệ thống ao cho khu nuôi tôm có diện tích trên 1 ha (Nguồn: Tổng cục Thủy sản, 2017)

[5] Tôm giống thả mật độ 1.000 – 3.000 con/m2. Khi tôm có trọng lượng 1,5–2 g/con, chuyển sang giai đoạn 2 ở ao nuôi liền kề, mật độ 200–300 con/m2, nuôi đến khi đạt kích cỡ tôm thương phẩm từ 30–40 con/kg. Tổng thời gian nuôi 80 – 100 ngày. Quá trình nuôi thường không sử dụng hóa chất, chỉ dùng chế phẩm sinh học; cũng không thay nước hoặc thay nước rất ít, chỉ châm bù nước.

- Đặc điểm công nghệ nuôi 3 giai đoạn:

Quy trình công nghệ nuôi tôm ba giai đoạn bao gồm: 2 giai đoạnương (ương giai đoạn 1, ương

giai đoạn 2) và 1 giai đoạn nuôi thương phẩm. Về thiết kế hệ thống ao: thường gồm 3 ao ương, nuôi (ao ương giai đoạn 1, ao ương giai đoạn 2 và ao nuôi thương phẩm), 1 ao chứa và hệ thống xử lý nước. Ao ương giai đoạn 1 thường là bể xi măng hoặc ao đấtđược lót bạt cả bờ và đáy ao, đượcđặt trong nhà màng, ao ương giai đoạn 2 và ao nuôi thương phẩm thường là dạng ao đất, bờ ao và đáy ao được lót bạt. Các ao này cũng được phủ bạt khi thời tiết nắng nóng nhằm giúp có thể duy trì nhiệt độ ao nuôi ở mức khoảng 30oC — nhiệt độ lý tưởng để tôm sinh trưởng tốt nhất. Chi tiết đặcđiểm kỹ thuật của công nghệ nuôi tôm 3 giai đoạn như tại phụ lục 1 của báo cáo này.

Kết quả tổng hợp, phân tích đánh giá Công nghệ nuôi tôm nhiều giai đoạn cụ thể như bảng sau:

Bảng 5: Công nghệ nuôi tôm nhiều giai đoạn

Hiện trạng áp dụng

- Công nghệ nuôi tôm nhiều giai đoạn đã được áp dụng, phổ biến rộng rãi; hầu hết các hộ nuôi theo hướng thâm canh, công nghiệp đều áp dụng công nghệ nuôi tôm nhiều giai đoạn; công nghệ đã được áp dụng ở hầu hết các tỉnh vùng ĐBSCL. Kết quả điều tra khảo sát tại tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu và Sóc Trăng cho thấy các hộ nuôi thâm canh đa số ứng dụng công nghệ nuôi tôm nhiều giai đoạn.

Điểm mạnh

- (i) Nuôi được mật độ cao (250–300 con/m2), cho năng suất cao (35–40 tấn/ha) và ổn định, thời gian nuôi ngắn (70–85 ngày/vụ);

- (ii) Hệ số chuyển đổi thức ăn thấp (FCR: 1,0–1,1);

- (iii) Tỷ lệ sống cao đạt trung bình 90–95%;

- (iv) Rủi ro thấp, ít chịu tác động từ môi trường và dịch bệnh từ bên ngoài.

Điểm yếu

- (i) Chi phí đầu tư cơ sở ban đầu, kỹ thuật, thiết bị ban đầu lớn hơn so với mô hình nuôi thông thường, trung bình đầu tư 2,5–3,0 tỷ/ha;

- (ii) Chi phí sản xuất (thức ăn, giống, điện) tăng cao, tăng gấp 10 lần so với bình thường;

- (iii) Cần diện tích lớn để thiết kế các công trình phụ trợ; diện tích hữu dụng để nuôi thấp chiếm từ 20–25% tổng diện tích nuôi.

Hiệu quả

- (i) Hiệu quả kinh tế: Hiệu quả nuôi ổn định và lợi nhuận cao, tăng so với mô hình nuôi thông thường từ 30–35%;

- (ii) Hiệu quả môi trường: Quy trình nuôi được thiết kết đầyđủ các công trình phụ trợ, có hệ thống thu gom và xử lý chất thải nên có khả năng kiểm soát môi trường và dịch bệnh tốt hơn;

- (iii) Hiệu quả xã hội: Tạo năng suất và sản lượng lớn, góp phần đảm bảo an ninh thực phẩm; tạo việc làm nâng cao thu nhập và đời sống cho người nuôi tôm.

Người cung cấp công

nghệ

- Đơn vị cung cấp công nghệ hiện nay đa dạng, gồm các công ty, doanh nghiệp nghiên cứu, ứng dụng công nghệ cao; công ty sản xuất cung cấp giống, thức ăn, chế phẩm sinh học:

Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Trúc Anh, Công ty CP, Công ty Việt Úc, các Trung tâm dịch vụ chuyển giao công nghệ công tại địa phương.

Khả năng nhân rộng và

xu hướng đầu tư

- Kết quá ứng dung công nghệ nuôi tôm nhiều giai đoạn cho thấy dễ áp dụng, phù hợp với

các cơ sở nuôi có quy mô diện tich từ 1 ha trở lên, có nguồn lực tài chính. Đây là công nghệ nuôi tôm tiềm năng mở rộng và phù hợp với xu hướng đầu tư phát triển trong thời gian tới.

Đánh giá chung: Từ kết quả đánh giá thực tế việc ứng dụng công nghệ nuôi tôm nhiều giai đoạn cho thấy:

Trong điều kiện BĐKH như hiện nay, thời tiết diễn biến phức tạp, nắng nóng, môi trường, dịch bệnh ngày càng có xu hướng tăng, tác động tiêu cực đến nghề nuôi tôm. Việc lựa chọn Quy trình nuôi tôm nhiều giai đoạn ít thay nước sẽ góp phần giảm thiểu các rủi ro liên quan đến môi trường, dịch bệnh và an toàn sinh học; góp phần nâng cao năng suất, sản lượng đảm bảo an ninh lương thực, thực phẩm, góp phần ổn định kinh tế – xã hội của các địa phương ven biển; đây là mô hình thích hợp với BĐKH hiện nay.

Hình 4. Các mô hình nuôi tôm hai giai đoạn

Một phần của tài liệu u5gqhrvKPEOOmmg8200710 Aquaculture Technology VN (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)