Hiện trạng và chất lượng nguồn nhân lực của cơ sở nuôi

Một phần của tài liệu u5gqhrvKPEOOmmg8200710 Aquaculture Technology VN (Trang 51)

Theo Cao Lệ Quyên và cộng sự (2018), bình quân mỗi cơ sở nuôi tôm quy mô hộ gia đình có khoảng 4 người (2 nam và 2 nữ). Trong 4 người thì có 3 lao động chính (2 nam và 1 nữ). Trung bình trong gia đình có 3 lao động thì có 2 người tham gia nuôi tôm và phần lớn các hộ đều sử dụng lao động của gia đình, do đất nuôi ít hoặc hộ nuôi muốn tiết kiệm chi phí thuê mướn. Cỡ hộ như vậy là phù hợp cả về điều kiện kinh tế cũng như nhân lực dành cho việc quản lý và chăm sóc ao nuôi tôm. Còn số lượng lao động của doanh nghiệp thì tùy thuộc vào quy mô vùng nuôi của doanh nghiệp mà có số lượng lao động khác nhau, nhưng nhìn chung thì dao động trong khoảng 1 lao động phụ trách khoảng 2–3 ao nuôi với tổng diện tích khoảng 0,5–1 ha.

Bảng 12: Hiện trạng nguồn nhân lực của các cơ sở nuôi. Nguồn: Cao Lệ Quyên và cộng sự (2018)

Đvt: Người/hộ

TT Tên tỉnh viên/hộThành Trong đó: Lao động chính Trong đó:

Nam Nữ Nam Nữ

1 Sóc Trăng 4 2 2 3 2 1

2 Bạc Liêu 4 2 2 3 2 1

3 Cà Mau 5 2 3 3 1 2

TB 3 tỉnh 4 2 2 3 2 1

Các cơ sở và lao động nuôi tôm thường có kinh nghiệm nuôi lâu năm: kinh nghiệm nuôi từ 11–20 năm chiếm khoảng 68,9% tổng số cơ sở nuôi được khảo sát; dưới 10 năm chiếm 16,4% và trên 20 năm chiếm 14,7%. Nhưng các cơ sở nuôi tôm thực hiện đổi mới công nghệ sang các công nghệ nuôi hiện tại như nuôi tuần hoàn ít thay nước, ứng dụng vi sinh, semi-biofloc (sử dụng mật rỉ đường để cân bằng Nitơ–Cácbon trong ao nuôi để phát triển sinh khối vi khuẩn có lợi) thì mới khoảng trong thời gian 3–4 năm gần đây (từ những năm 2015–2016).

Với bề dày kinh nghiệm nuôi tôm lâu năm như vậy, người dân sẽ có những thuận lợi nhất định trong việc tiếp nhận và áp dụng KHCN mới cũng như các giải pháp ứng phó với sự bất thường của thời tiết và BĐKH để duy trì sản xuất ổn định.

Về trình độ học vấn của chủ cơ sở/ chủ hộ nuôi: Có sự khác biệt rất lớn về trình độ học vấn của hộ gia đình nuôi tôm giữa 3 địa phương được khảo sát, cụ thể tại tỉnh Sóc Trăng phần lớn người nuôi tôm có trình độ cấp 3 (chiếm 54,3%), trong khi đó ở Bạc Liêu phần lớn là cấp 1 (chiếm 41,7%) và ở Cà Mau phần đông là cấp 3 (chiếm 37,5%). Đặc biệt ở Sóc Trăng và Bạc Liêu có cả trình độ Đại học và trên đại học (tương ứng chiếm 5,7% và 4,2%). Điều này cho thấy người dân nuôi tôm ngày càng có trình độ cao hơn – điều kiện thuận lợi để tiếp cận áp dụng công nghệ cao trong nuôi tôm. Liên hệ kết quả đánh giá trình độ này với hiệu quả nuôi tôm của các cơ sở nuôi được điều tra, một điều có thể nhận ra là kết quả nuôi tôm – rừng ở Bạc Liêu thấp hơn đáng kể so với Cà Mau và Sóc Trăng (xem phụ lục 4). Trong nuôi tôm công nghệ cao, mối liên hệ giữa trình độ và mức độ hiệu quả sản xuất không rõ ràng. Lý do là bên cạnh yếu tố trình độ, hiệu quả sản xuất còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác (năng lực tài chính, kinh nghiệm, sự năng động,…). Yếu điểm lớn nhất hiện nay về chất lượng nguồn nhân lực trong ngành tôm chính là năng lực làm chủ về kỹ thuật, khả năng tuân thủ các chứng nhận về phát triển bền vững, tuân thủ cam kết trong liên kết với doanh nghiệp và ý thức trách nhiệm với cộng đồng và xã hội của

chính người nuôi tôm (vốn được xem là khâu đầu tiên, quan trọng nhất trong chuỗi tôm). Kết quả tham vấn với hầu hết các doanh nghiệp có tham gia liên kết chuỗi với người nuôi tôm thông qua các HTX đều cho thấy, khả năng tuân thủ các yêu cầu về chứng nhận, cũng như tuân thủ các cam kết trong liên kết chuỗi và năng lực kỹ thuật, quản lý của người nuôi còn yếu, nên thường gây ra nhiều khó khăn cho doanh nghiệp trong việc đáp ứng các yêu cầu của nhà nhập khẩu nước ngoài về chất lượng sản phẩm và trách nhiệm xã hội của hoạt động sản xuất. Đây cũng sẽ là một trở ngại lớn khi đặt mục tiêu nâng cấp công nghệ nuôi tôm trong thời gian tới.

3.6.2.2. Vấn đề bình đẳng giới trong nuôi tôm

Đa phần lao động nuôi tôm là nam giới, trung bình có đến 75,9% số người tham gia phỏng vấn là nam giới và là chủ hộ, còn lại 24,1% nữ giới là chủ hộ. Thực tế này phản ánh vấn đề định kiến giới trong việc nuôi tôm khi cho rằng công việc chăm sóc đầm tôm cần có sức khỏe và việc đầu tư nuôi tôm cần tính quyết đoán vốn được coi là đặc tính của nam giới. Điều này dẫn việc phụ nữ thường đóng vai trò phụ trong việc nuôi tôm như hỗ trợ thu hoạch sản phẩm, giữ tiền, làm các công việc nhà v.v.

Hình 12. Cơ cấu giới của chủ hộ nuôi tôm 3 tỉnh. Nguồn: Cao Lệ Quyên và cộng sự (2018)

Kết quả này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thanh Long (2016) là cơ sở nuôi tôm thường có 94,3% lao động tham gia nuôi tôm là nam giới, chỉ có 5,7% là nữ vì nam giới được coi là lao động chính trong gia đình; và cũng tương đồng với kết quả nghiên cứu cách đây hơn 10 năm của Lê Xuân Sinh (2006) là tỉ lệ nam giới tham gia và ra quyết định trong hoạt động nuôi trồng thủy sản chiếm 75,7%. Điều này phản ánh, trong hơn 10 năm qua, việc nâng cao vai trò của phụ nữ và vấn đề bình đẳng giới trong nuôi tôm, đặc biệt là trong khâu đầu tiên của chuỗi ngành hàng tôm (là khâu sản xuất tại trại nuôi) vẫn chưa có nhiều cải thiện, và việc ứng dụng khoa học công nghệ vào các khâu của quá trình nuôi tôm để làm giảm bớt sự vất vả của hoạt động nuôi cũng như thúc đẩy sự tham gia của phụ nữ vào sản xuất vẫn chưa thực sự có nhiều đột phá.

71.4% 79.2% 79.2% 75.9%

28.6% 20.8% 20.8% 24.1%

Sóc Trăng Bạc Liêu Cà Mau Trung bình 3 tỉnh 0.0%

10.0% 20.0% 30.0% 40.0% 50.0% 60.0% 70.0% 80.0% 90.0% 100.0% Nam Nữ

3.6.2.3. Hiện trạng quản lý nuôi trồng thủy sản tại địa phương (nguồn nhân lực quản lý, chính sách hỗ trợ) hỗ trợ)

Chi cục Thủy sản (trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) là đơn vị quản lý cấp tỉnh đối với hoạt động nuôi trồng thủy sản. Tại cấp huyện có phòng Nông nghiệp phụ trách quản lý nuôi trồng thủy sản trong huyện (tại thị xã có phòng Kinh tế). Tại cấp xã có cán bộ phụ trách quản lý nông nghiệp chung, bao gồm thủy sản. Ngoài ra, còn có hệ thống khuyến nông được bố trí từ cấp tỉnh (trung tâm khuyến nông) xuống cấp huyện (các trạm khuyến nông) và cấp xã (cán bộ khuyến nông). Như vậy, về cơ bản hệ thống tổ chức đãđược phủ tại các cấp ở địa phương. Cán bộ quản lý và cán bộ chuyên môn phục vụ phát triển nuôi trồng thủy sản tại các cấp nhìn chung đãđược cải thiện. Trình độ chuyên môn, quản lý của cán bộ cơ bản đãđược nâng lên trong những năm gần đây, khả năng tiếp cận thông tin, tri thức, kinh nghiệm đãđược nâng cao với sự hỗ trợ của các phương tiện thông tin hiện đại như điện thoại di động, internet. Tuy nhiên, do một số yếu tố khách quan và chủ quan, tại một số địa phương, có sự sát nhập giữa Chi cục Thủy sản vào với chi cục Chăn nuôi và Thú y hoặc số lượng cán bộ quản lý nuôi trồng thủy sản tại Chi cục rất hạn chế (3–5 người) cũng đã ảnh hưởng lớn đến công tác quản lý thủy sản; tại Chi cục Thủy sản một số cán bộ trẻ còn chưa thực sự sâu sát, nắm bắt kịp thời thực tế sản xuất tại các địa bàn. Các cán bộ tại cấp xã,huyện ít có cơ hội được tham gia các lớp tập huấn, hội thảo liên quan đến các văn bản quản lý, các chính sách liên quan đến lĩnh vực thủy sản. Điều này có thể dẫn tới việc báo cáo, tham mưu chưa sát với thực tiễn phát triển của các cơ sở nuôi. Trong thời gian tới, việc tạo điều kiện cho cán bộ bám sát địa bàn, các cán bộ trẻ tham gia vào các mô hình thí điểm có vai trò quan trọng, góp phần cải thiện công tác quản lý, chỉ đạo sản xuất tại các địa phương.

Hệ thống chính sách hỗ trợ phát triển nuôi trồng thủy sản đến nay đãđược cơ quan quản lý các cấp quan tâm rà soát xây dựng điều chỉnh. Chính vì vậy số lượng các văn bản và phạm vi nội dung bao phủ hiện khá cụ thể cho nhiều lĩnh vực liên quan đến nuôi trồng thủy sản. Tuy nhiên, hiện vẫn còn tình trạng một số chính sách khó áp dụng trong thực tiễn, cần được tiếp tục nghiên cứu rà soát điều chỉnh.

Luật Thủy sản năm 2017 đã ban hành có bổ sung nhiều nội dung giúp phát triển ngành thủy sản nói chung và lĩnh vực nuôi trồng thủy sản nói riêng theo hướng bền vững vàhội nhập quốc tế. Luật Thủy sản năm 2017 đã tạo cơ chế cho phép trung ương hoặc địa phương chủ động hơn trong việc xây dựng các chính sách đặc thù thúc đẩy phát triển thủy sản. Một số văn bản liên quan đến chính sách phát triển nuôi trồng thủy sản sẽ phải được xem xét điều chỉnh. Chính vì vậy, việc rà soát đánh giá chính sách cho phù hợp với thực tiễn sản xuất và phù hợp với xu hướng phát triển quốc tế, các hiệp định thương mại Việt Nam đã ký kết, các quy định của các tổ chức quốc tế là vấn đề hết sức quan trọng, cần ưu tiên triển khai thực hiện đồng bộ ở tất cả các cấp.

3.6.3. Điều kiện về đầu tư, tín dụng cho phát triển công nghệ nuôi tôm

Để phát triển tôm trở thành ngành công nghiệp sản xuất lớn, sản phẩm xuất khẩu chủ lực đem lại nguồn thu ngoại tệ lớn cho Việt Nam thì việc phát triển và ứng dụng công nghệ tiên tiến, công nghệ cao trong nuôi tôm là điều tất yếu. Nhận thức được điều này, trong thời gian qua, Chính phủ đã ban hành nhiều chủ trương và chính sách nhằm khuyến khích và thu hút đầu tư vào các hoạt động nghiên cứu, ứng dụng công nghệ cao trong nuôi tôm. Bên cạnh đó, khối tư nhân cũng luôn điđầu, tích cực và chủ độngđầu tư vào các hoạt độngđổi mới, ứng dụng công nghệ cao trong nuôi tôm và đạtđược những thành công nhất định. Cụ thể:

A Chủ trương đầu tư từ Chính phủ STT Cấp ban

hành Văn bản

Nhiệm vụ liên quan đến đổi mới công nghệ, ứng dụng công nghệ cao trong nuôi tôm

1 Trung (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

ương Quyết định số 50/2018/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 13/12/2018 quy địnhđối tượng thủy sản nuôi chủ lực (trong đó, tôm sú, tôm thẻ chân trắng là đối tượng thủy sản nuôi chủ lực).

1) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm:

- Thực hiện công tác quản lý nhà nước, xây dựng, chỉ đạo thực hiện chiến lược, kế hoạch, đềán phát triển đối tượng thủy sản nuôi chủ lực trong phạm vi cả nước;

- Định hướng phát triển đối tượng thủy sản nuôi chủ lực để tích hợp vào hệ thống quy hoạch ngành quốc gia, quy hoạch vùng và quy hoạch tỉnh;

- Quản lý thông tin cập nhật về phát triển sản xuất các đối tượng thủy sản nuôi chủ lực trên cơ sở dữ liệu quốc gia về thủy sản.

2) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm:

- Thực hiện công tác quản lý nhà nước; xây dựng, chỉ đạo thực hiện chiến lược, kế hoạch, đềán phát triển đối tượng thủy sản nuôi chủ lực tại địa phương;

- Định hướng phát triển đối tượng thủy sản nuôi chủ lực trong quy hoạch sử dụng đất cấp huyện.

3) Tổ chức, cá nhân kinh doanh đối tượng thủy sản nuôi chủ lực:

- Thực hiện đăng ký nuôi thủy sản theo quy định hiện hành;

- Được hưởng các chính sách theo quy định của pháp luật.

2 Quyết định số 79/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 18/1/2018 việc ban hành Kế hoạch hành động quốc gia phát triển ngành tôm Việt nam đến năm 2025

- Rà soát quy hoạch và xây dựng các vùng nuôi tôm công nghiệp, nuôi tôm theo hướng công nghệ cao, đặc biệt là tại đồng bằng sông Cửu Long và khu vực duyên hải miền Trung đối với tôm nước lợ thâm canh và bán thâm canh.

- Nguồn vốn: chương trình, đềán, dự ánđãđược phê duyệt; xã hội hóa nguồn vốn đầu tư vào phát triển ngành tôm; ODA.

3 Quyết định số 3475/QĐ-BNN- TCTS của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ngày 30/8/2018 phê duyệt Đề án tổng thể phát triển ngành công nghiệp tôm nước lợ Việt Nam đến năm 2030

- Thí điểm xây dựng khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao về tôm tại Bạc Liêu, Bình Định và một số tỉnh trọng điểm nuôi tôm có đủđiều kiện.

- Nghiên cứu, khuyến khích, hỗ trợ xây dựng thí điểm khu phức hợp sản xuất tôm tại tỉnh Kiên Giang theo đề xuất của Tập đoàn thủy sản Minh Phú, theo hướng ứng dụng công nghệ cao, khép kín toàn chuỗi giá trị, cung ứng đủ các dịch vụ tại chỗ như tài chính, lao động, công nghệ, kho bãi, vật tư, nhà máy chế biến, sàn giao dịch, kiểm soát và chứng nhận chất lượng sản phẩm.

- Nguồn vốn: ngân sách nhà nước; vốn ngoài nhà nước đầu tư vào phát triển ngành công nghiệp tôm (PPP, BTO, BT, ODA).

STT Cấp ban

hành Văn bản

Nhiệm vụ liên quan đến đổi mới công nghệ, ứng dụng công nghệ cao trong nuôi tôm

4 Trung

ương Quyết định số 1895/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ ngày 17/12/2012 về việc phê duyệt chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao thuộc chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao đến năm 2020

- Xây dựng vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao cho một số đối tượng chủ lực, trong đó có tôm (mặn, lợ).

- Ngân sách nhà nước đầu tư xây dựng hạ tầng trong vùng (hệ thống giao thông, hệ thống thủy lợi tưới tiêu và xử lý chất thải) theo các dự ánđược duyệt. 5 Quyết định số 575/QĐ-TTg

của Thủ tướng chính phủ ngày 04/05/2015 về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể khu và vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đến năm 2020, định hướng đến năm 2030

6 Quyết định số 1690/QĐ-TTg ngày 16/9/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2020 và định hướng 2030

- Phát triển mạnh nuôi trồng thủy sản theo chiều sâu.

- Chuyển một phần diện tích nuôi thủy sản quảng canh sang bán thâm canh, thâm canh quy mô công nghiệp ở những nơi có điều kiện thuận lợi.

- Áp dụng các công nghệ, mô hình nuôi tiên tiến, tiêu chuẩn mới (GAP, BMP, CoC) gắn với bảo vệ môi trường sinh thái. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

7 Quyết định số 4184/QĐ-BNN- TCTS của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ngày 18/10/2017 về việc phê duyệt Đề án khung phát triển sản phẩm quốc gia “Tôm nước lợ” (gồm: Tôm sú và Tôm thẻ chân trắng)

- Áp dụng đồng bộ các giải pháp kỹ thuật, công nghệ tiên tiến gắn với tổ chức lại sản xuất, xây dựng thương hiệu, phát triển thị trường nhằm góp phần phát triển ngành công nghiệp tôm nước lợ có khả năng cạnh tranh.

8 Quyết định số 5528/QĐ-BNN- TCTS của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ngày 31/12/2015 phê duyệt quy hoạch nuôi tôm nước lợ vùng đồng bằng sông Cửu long đến năm 2020, tầm nhìn 2030

- Ưu tiên nuôi tôm thâm canh công nghệ cao ở những nơi đủđiều kiện hạ tầng và khả năng đầu tư.

- Phát triển nuôi tôm sinh thái (tôm – rừng, tôm – lúa) ở những nơi bất lợi nuôi công nghiệp hoặc ngập mặn, đồng thời ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến vào sản xuất nhằm tăng năng suất, sản lượng, tạo sản phẩm có chất lượng đảm bảo để cung cấp cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

9 Quyết định số 2760/QĐ-BNN- TCTS của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ngày 22/11/2013 phê duyệt “Đề án tái cơ cấu ngành thủy sản theo

Một phần của tài liệu u5gqhrvKPEOOmmg8200710 Aquaculture Technology VN (Trang 51)