Hiện trạng ứng dụng các thiết bị mới, công nghệ cao trong quản lý khâu đầu vào và đầu ra

Một phần của tài liệu u5gqhrvKPEOOmmg8200710 Aquaculture Technology VN (Trang 42 - 43)

nuôi tôm

3.5.8.1.Trong đầu tư cơ sở hạ tầng

Hệ thống cơ sở hạ tầng ao nuôi là một trong những yếu tố quan trọng và là yếu tố ban đầu ảnh hướng đến việc lựa chọn quy trình công nghệ nuôi tôm. Các quy trình công nghệ nuôi khác nhau sẽ đòi hỏi điều kiện cơ sở hạ tầng và thiết kế ao nuôi khác nhau. Để đáp ứng quy trình công nghệ nuôi tôm, trong thời gian qua, cơ sở hạ tầng ao nuôi cũng đã phải thay đổi theo, trải qua các hệ thống cơ sở hạ tầng ao nuôi như hình sau:

Hình 8. Thay đổi về thiết kế cơ sở hạ tầng kỹ thuật ao nuôi tôm

- Ưu điểm: Sử dụng lót bạt nhựa HDPE sẽ tiết kiệm công sức lao động, công sức sửa chữa ao hồ, chống nước bị nhiễm phèn, nhiễm bẩn, nhằm hạn chế rủi ro góp phần tăng năng suất mang lại hiệu quả kinh tế cao trong nuôi tôm cho người nuôi trồng thủy sản. Đây là sản phẩm có nhiều công dụng thiết thực cho người nuôi tôm tránh nhiều rủi ro, làm tăng hiệu quả sản xuất trong quá trình nuôi tôm. Lót bạt nhựa HDPE có cường lực chịu kéo cao, khả năng kháng tia cực tím, kháng vi sinh, kháng hóa học cao; có tuổi thọ cao nên đảm bảo không cho nước từ bên ngoài ngấm vào ao, ngăn ngừa sự xâm nhập của vi khuẩn và sinh vật có hại tới tôm nuôi, bảo đảm chất lượng nước được duy trì theo yêu cầu về độ pH, độ mặn, giúp kiểm soát được các rủi ro về dịch bệnh và ô nhiễm môi trường từ ngoài vào trong hệ thống ao nuôi tôm tốt hơn so với ao đất. Với ao đất, chất lượng nước trong ao rất khó kiểm soát do luôn bị ảnh hưởng bởi môi trường xung quanh như nước nhiễm chất độc trong đất, nước nhiễm phèn từ nền và bờ ao. Tóm lại, việc sử dụng bằng bạt HDPE lót hồ/bể nuôi tôm là một biện pháp hiệu quả, chi phí đầu tư thấp, mang lại nhiều lợi ích cho ao nuôi tôm.

- Điểm ghi nhận rõ ràng là trong nuôi tôm công nghệ cao đã chú trọng đến thiết kế công trình ao nuôi và phân bổ diện tích ao nuôi theo xu hướng giảm diện tích và tăng diện tích ao chứa, ao lắng và ao xử lý chất thải. Xu hướng thay đổi được thể hiện như sau:

vi Thay đổi về thiết kế Cơ sở hạ tầng kỹ thuật ao nuôi tôm

NHẬN DIỆN ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ NUÔI TÔM

Ao đất thiết kế chìm, không lót bạt Ao đất thiết kế chìm, lót bạt xung quanh bờ ao Ao đất thiết kế bán nổi, lót bạt xung quanh bờ ao và đáy ao Ao đất thiết kế nổi, lót bạt toàn bộ ao Bể khung sắt, lót bạt xung quanh, đặt nổi trên mặt đất

Bảng 11: Thay đổi thiết kế công trình trong nuôi tôm

Nuôi theo quy trình Quảng canh, quảng canh cải tiến

Nuôi theo quy trình bán thâm canh, nuôi thâm canh (theo quy trình nuôi

truyền thống)

Nuôi theo quy trình công nghệ mới (công nghệ cao)

- Diện tích ao nuôi chiếm

90–95% tổng diện tích. - Diện tích ao nuôi chiếm 70–75% tổng diện tích. - Diện tích ao nuôi chiếm 25–30% tổng diện tích.

- Diện tích công trình phụ trợ chiếm 5–10% tổng diện tích.

- Diện tích ao chứa, ao lắng, ao xử lý chất thải và công trình phụ trợ chiếm 25–30% tổng diện tích.

- Diện tích ao chứa, ao lắng, ao xử lý chất thải và công trình phụ trợ chiếm 70–75% tổng diện tích.

- Diện tích trung bình ao nuôi:

1,0–2,0 ha/ao. - Diện tích trung bình ao nuôi: 0,3–0,5 ha/ao. - Diện tích trung bình ao nuôi: 0,15–0,2 ha/ao.

Một phần của tài liệu u5gqhrvKPEOOmmg8200710 Aquaculture Technology VN (Trang 42 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)