Giải pháp về chính sách

Một phần của tài liệu u5gqhrvKPEOOmmg8200710 Aquaculture Technology VN (Trang 63)

Tiếp tục rà soát các chính sách hỗ trợ về vốn nhằm giảm bớt các thủ tục, tạo điều kiện cho người dân tiếp cận được các nguồn vốn. Đồng thời rà soát, cải thiện cơ chế triển khai hoạt động vay và cho vay. Có thể xem xét chuỗi vốn – nông dân – công nghệ — thiết bị là quy trình cơ bản để xem xét trách nhiệm của ngân hàng khi có phát sinh nợ xấu cho vay trong nuôi tôm, để giúp các ngân hàng mạnh dạn hơn nữa trong đầu tư vào nông nghiệp, nhất là nông nghiệp công nghệ cao như nuôi tôm công nghiệp. Về phía ngân hàng, cần có đầy đủ đội ngũ cán bộ làm công tác thẩm định hoặc thuê đơn vị thẩm định độc lập chuyên ngành và tham khảo, tìm hiểu thêm về cơ chế đầu tư vốn cho nông nghiệp từ các nước trong khu vực. Các chi nhánh ngân hàng nhà nước tại các địa phương cần có trách nhiệm giám sát các vấn đề khó khăn của nông dân, để giúp họ được tiếp cận vay vốn. Đối với các doanh nghiệp, người nuôi tôm, cần chủ động tiếp cận các ngân hàng thương mại để cùng nhau tìm cách tháo gỡ khó khăn và tăng cường đối thoại, tìm giải pháp phù hợp nhằm nâng cao nguồn vốn tín dụng đầu tư cho nông nghiệp nói chung và con tôm nói riêng. Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện các chính sách thúc đẩy liên kết sản xuất theo hình thức tổ hợp tác, hợp tác xã hay các hội, hiệp hội để có điều kiện trao đổi kiến thức, kinh nghiệm và hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình sản xuất, cũng như giúp cho công tác thẩm định của ngân hàng được dễ dàng hơn. Các tổ chức của người nuôi tôm sẽ đóng vai trò là cầu nối, có tiếng nói trung thực, khách quan trong việc đánh giá, giới thiệu các sản phẩm đầu vào chất lượng, an toàn, giúp người nuôi tôm giảm chi phí sản xuất.

Cơ quan quản lý cả cấp trung ương và địa phương nên có chính sách khuyến khích, ưu đãi đối với các đơn vị, cá nhân mạnh dạn nghiên cứu, thử nghiệm; nhân rộng mô hình áp dụng các cải tiến công nghệ cao trong nuôi tôm, đặc biệt là các đơn vị nghiên cứu, doanh nghiệp trong nước.

Đồng thời, nhóm giải pháp chính sách quản lý hiệu quả chất thải (rác thải rắn, nước thải và bùn thải) từ nuôi tôm nước lợ cũng cần được chú trọng thông qua: (i) Nghiên cứu đề xuất các cơ chế, chính sách về quản lý, kiểm soát chất thải trong quá trình nuôi tôm, trọng tâm là nuôi tôm thâm canh; (ii) Nghiên cứu đề xuất các Quy chuẩn Kỹ thuật quốc gia về thu gom và xử lý nước thải và bùn thải nuôi tôm (đặc biệt là nuôi tôm thâm canh), trong đó quy định rõ các chỉ tiêu về ô nhiễm hữu cơ và mầm bệnh; và các Quy chuẩn Kỹ thuật quốc gia về xử lý rác thải trong nuôi tôm (bao bì chứa đựng hóa chất, kháng sinh, vật liệu dùng trong nuôi tôm như các loại lưới làm mái che, bạt để lót ao nuôi, nước thải sinh hoạt của người nuôi tôm) để làm căn cứ cho cơ sở thực hiện và là chuẩn mực cho công tác kiểm tra, giám sát; và (iii) Nghiên cứu đề xuất các chính sách khuyến khích và hỗ trợ việc áp dụng các công nghệ giảm chất thải trong quá trình nuôi tôm, thân thiện với môi trường.

Một phần của tài liệu u5gqhrvKPEOOmmg8200710 Aquaculture Technology VN (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)