Đặcđiểm công nghệ RAS là sử dụng hệ thống bể lọc (lọc tuần hoàn, lọc sinh học), hệ thống ao nuôi và kênh cấp thoát nước hoạt động theo cơ chế đảm bảo nguồn nước từ nuôi được tái sử dụng. Tại Việt Nam, hệ thống RAS được cải tiến, áp dụng chủ yếu trong sản xuất giống tôm, đem lại hiệu quả tốt trong kiểm soát yếu tố môi trường, tiết kiệm nước và nâng cao tỷ lệ sống của ấu trùng. Về nuôi thương
Mô hình nuôi tôm 2 giai đoạn, lót bạt ở HTX Nông ngư
14/10 Hòa Nhờ A, huyện Mỹ Xuyên, Sóc Trăng Mô hình nuôi tôm 2 giai đoạn, lót bạt quy mô hộ gia đình tại huyện Hòa Bình, Bạc Liêu
Mô hình nuôi tôm 2 giai đoạn, trong hệ thống bể tròn lót bạt tại Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Trúc Anh
phẩm thì các cơ sở nuôi thường chỉ áp dụng một phần nguyên lý của RAS và chỉ ở dạng đơn giản, theo hình thức tuần hoàn hở, tức là có tái sử dụng nước nhưng biện pháp thay nước vẫn đượcáp dụng (chỉ tái sử dụng nước được một phần nước nuôi). Đây cũng có thể xem là một cách vận dụng linh hoạt trong thực tiễn của các cơ sở nuôi tôm.
Thông tin kỹ thuật chi tiết về mô hình RAS của doanh nghiệp này tại phụ lục 2 của báo cáo này. Hệ thống có ưuđiểm giúp tiết kiệm nước, tỷ lệ sống cao, năng suất cao gấp nhiều lần nuôi bình thường, chất lượng tôm đượcđảm bảo và không gây ô nhiễm môi trường. Nguyên lý vận hành của hệ thống lọc tuần hoàn tại Phụ lục 3 của báo cáo này.
Bảng 6: Công nghệ nuôi tôm tuần hoàn, ít thay nước (RAS)
Hiện trạng áp dụng
- Hiện trạng áp dụng công nghệ RAS vào nuôi tôm còn hạn chế;
- Chủ yếu đượcáp dụng trong các đề tài, dự án nghiên cứu và mô hình thử nghiệm và ở các công ty, doanh nghiệp nghiên cứu khoa học công nghệ có tiềm lực tài chính và có cán bộ kỹ thuật trình độ cao.
- Mức độ ứng dụng công nghệ RAS trong nuôi tôm thấp, không đáng kể.
Điểm mạnh
- Mang lại hiệu quả rõ rệt đối với việc kiểm soát yếu tố môi trường, tiết kiệm nước và nâng cao tỷ lệ sống của tôm.
- RAS đạt mức độ kiểm soát môi trường, dịch bệnh tốt.
- Không sử dụng kháng sinh, hóa chất trong quá trình nuôi, ít tác động xấu đến môi trường, tạo môi trường ao nuôi an toàn cho tôm phát triển, hạn chế bệnh dịch.
- Mật độ thả nuôi cao (từ 150 – 300 con/m2), hệ số chuyển đổi thức ăn thấp (0,85 – 1,1). Thu hoạch đạt năng suất 7,6 –7,8 tấn/1.000 m2.
Điểm yếu - Nhu cầu vốn đầu tư cao, tăng khoảng 45–60% so với mô hình nuôi thông thường;
- Yêu cầu người vận hành công nghệ phải có trình độ chuyên môn và đượcđào tạo bài bản.
Hiệu quả
- Mang lại hiệu quả kinh tế cao và ổn định, lợi nhuận trung bình đạt 40–50%. Kiểm soát được dịch bệnh và không làm ô nhiễm môi trường;
- RAS không sử dụng thuốc, hóa chất; mang tính chất bền vững với môi trường; góp phần tạo ra sản lượng nuôi ổn định và chất lượng cao, đáp ứng được nhu cầu thị trường trong nước và xuất khấu.
Người cung cấp công
nghệ
- Đãđược nghiên cứu áp dụng từ khá lâu tại nhiều quốc gia trên thế giới như Mexico, Ecuador, Mỹ, Thái Lan, Na Uy, Hà Lan, Thái Lan, Trung Quốc.
- Hiện nay trên thị trường có rất nhiều công ty và đơn vị trong và ngoài nước có khả năng cung cấp hệ thống RAS, đáp ứng được nhu cầu của người sử dụng.
Khả năng nhân rộng và xu hướng đầu
tư
- Áp dụng công nghệ RAS mang tính chọn lọc khá cao, đủ nguồn lực tài chính và hiểu biết chuyên môn vững về nuôi tôm công nghệ cao là những điều kiện cơ bản tạo điều kiện cho việc vận hành, áp dụng hiệu quả công nghệ này.
Đánh giá chung: Công nghệ RAS đã được cải tiến và áp dụng trong nuôi tôm mang lại hiệu quả
rõ rệt đối với việc kiểm soát yếu tố môi trường, tiết kiệm nước và nâng cao tỷ lệ sống của tôm. Hệ thống RAS có thể đạt mức độ kiểm soát về chất lượng môi trường và dịch bệnh tốt hơn bất kỳ ứng dụng công nghệ nào khác trong nuôi trồng thủy sản, mang lại hiệu quả sản xuất cao và lợi ích kinh tế đáng kể; đây là mô hình phù hợp với xu hướng phát triển bền vững trong tương lai. Tuy nhiên, vấn đề thách thức đặt ra đối với việc áp dụng công nghệ RAS vào trong nuôi tôm đó là: cần chi phí đầu tư cao, yêu cầu người vận hành công nghệ phải có trình độ chuyên môn và được đào tạo bài bản và hiểu biết chuyên môn vững về nuôi tôm; do đó công nghệ RAS cơ bản phù hợp cho các doanh nghiệp, trung tâm có sự đầu tư cao.
Mô hình sử dụng hệ thống nước lắng lọc tuần hoàn
không thải nước ra môi trường bên ngoài Mô hình nuôi tôm siêu thâm canh trong hồ nổi tròn đều sử dụng máy móc tự động hóa
Hệ thống 4 hồ nuôi hình tròn có lưới che nhìn từ trên cao của Công ty TNHH MTV Long Mạnh, tỉnh Bạc Liêu Hình 5. Hệ thống nuôi tôm theo công nghệ tuần hoàn RAS tại một số cơ sở nuôi vùng ĐBSCL