Đánh giá chung

Một phần của tài liệu u5gqhrvKPEOOmmg8200710 Aquaculture Technology VN (Trang 48 - 49)

Những năm vừa qua, ngành sản xuất tôm của Việt Nam có tốc độ tăng trưởng rất nhanh và đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế của đất nước nói chung và ngành thủy sản Việt Nam nói riêng. Trong 20 năm qua (giai đoạn 1999–2018) nuôi tôm Việt Nam đã có những bước phát triển mạnh, cả về diện tích, sản lượng và giá trị xuất khẩu; tôm luôn là sản phẩm xuất khẩu chủ lực của ngành thủy sản Việt Nam. Theo số liệu của Tổng cục Thủy sản, vào năm 1999, tổng diện tích nuôi tôm Việt Nam mới chỉ là 225.000 ha, sản lượng nuôi tôm đạt 57.500 tấn, năng suất trung bình đạt 0,26 tấn/ha, giá trị xuất khẩu tôm đạt 0,483 tỷ USD. Đến năm 2018, tổng diện tích nuôi tôm đạt 720.000 ha (tăng bình quân giai

đoạn 1999–2018 là 5,9 %/năm), sản lượng tôm nuôi đạt 800.000 tấn (tăng bình quân giai đoạn 1999– 2018 là 14,1 %/năm), năng suất trung bình đạt 1,11 tấn/ha (tăng bình quân giai đoạn 1999–2018 là 7,6 %/năm), giá trị xuất khẩu tôm đạt 3,554 tỷ USD (tăng bình quân giai đoạn 1999–2018 là 10,5 %/năm).

Một số yếu tố quan trọng góp phần làm nên thành công của ngành tôm Việt Nam trong thời gian qua chính là việc thay đổi về quy trình nuôi và ứng dụng các thiết bị công nghệ cao vào trong quá trình nuôi tôm:

- Về quy trình nuôi tôm: Đã chuyển từ nuôi theo quy trình quảng canh, quảng canh cải tiến sang nuôi bán thâm canh, thâm canh và siêu thâm canh, nuôi tôm theo các quy trình công nghệ cao như: (i) Công nghệ nuôi tôm siêu thâm canh trong nhà kính, (ii) Công nghệ nuôi tôm tuần hoàn, ít

thay nước (RAS); (iii) Công nghệ nuôi tôm – vi khuẩn (hay còn gọi là Biofloc cải tiến); (iv) Công nghệ nuôi tôm nhiều giai đoạn đã góp phân nâng cao năng suất và sản lượng nuôi tôm trong thời gian

qua.

- Về các thiết bị, công nghệ ứng dụng trong nuôi tôm: Những tiến bộ của khoa học kỹ thuật đã làm thay đổi về việc ứng dụng các vật liệu, thiết bị, công nghệ vào quá trình nuôi trong thời gian qua, góp phần hạn chế được các rủi ro do dịch bệnh và môi trường, đảm bảo nuôi tôm mang lại hiệu quả ổn định. Một số thiết bị, vật liệu và công nghệ đã được ứng dụng vào thực tiễn trong nuôi tôm gồm có:

Thiết kế hệ thống ao nuôi tôm đã có những ứng dụng các vật liệu mới vào trong quá trình thiết kế và xây dựng ao nuôi với các tiến bộ khoa học công nghệ tăng dần: (1) Nuôi trong ao đất chìm không lót bạt -> (2) Nuôi tôm trong ao đất chìm có lót thêm bạt nhựa HDPE xung quanh bờ -> (3) Nuôi tôm trong ao đất chìm có lót thêm bạt nhựa HDPE ở xung quanh bờ và đáy ao -> (4) Nuôi tôm trê nao đất bán nổi, có lót bạt nhựa HDPE toàn bộ ao -> (5) Nuôi tôm trong ao hoàn toàn nổi trên mặt đất có lót bạt nhựa HDPE

-> (6) Nuôi tôm trong hệ thống bể tròn lót bạt nhựa HDPE hoàn toàn nổi trên mặt đất và sử dụng nước theo công nghệ tuần hoàn RAS.

Kết quả điều tra, khảo sát tại 3 tỉnh (Sóc Trăng, Bạc Liêu và Cá Mau) cho thấy đối với Nuôi tôm

trong ao nền đất lót bạt nhựa HDPE hoàn toàn nổi trên mặt đấtvà Nuôi tôm trong hệ thống bể tròn lót bạt

nhựa HDPE hoàn toàn nổi trên mặt đấtít rủi ro dịch bệnh và mang lại hiệu quả ổn định hơn. Do hai hệ thống ao nuôi này nổi hoàn toàn trên đất, dễ kiểm soát môi trường nước và dịch bệnh; hạn chế được rủi ro dịch bệnh và môi trường từ bên ngoài xâm nhập vào hệ thống ao nuôi. Đây là mô hình nuôi có khả năng thích ứng với BĐKH và nước biển dâng và có khả năng nhân rộng trong thời gian tới.

Các thiết bị phụ trợ khác đãđược ứng dụng vào trong quá trình nuôi: (i) Hệ thống máy cho tôm

ăn tự động; (ii) Hệ thống kiểm tra giám sát môi trường ao nuôi; (iii) Hệ thống thiết bị tạo ôxy cho ao nuôi tôm (quạt nước, máy nén khí tạo ôxy, sục khí đáy);(iv) Thiết bị lọc tuần hoàn nước. Kết quả điều tra, khảo sát

tại ba tỉnh (Sóc Trăng, Bạc Liêu và Cà Mau) cho thấy việc ứng dụng các thiết bị phụ trợ trong quá trình nuôi tôm giúp nâng cao hiệu quả sử dụng thức ăn, nâng cao mật độ nuôi và chủ động kiểm soát được các yếu tố môi trường và dịch bệnh.

Tuy nhiên, việc nghiên cứu, cải tiến các công nghệ trong ngành tôm hiện nay mới chủ yếu tập trung vào cải tiến công nghệ nuôi, tức là công nghệ nâng cấp “đầu vào”, mà chưa chú ý đến nghiên cứu và cải tiến công nghệ xử lý các chất thải “đầu ra” của quá trình nuôi tôm. Hiện mới chỉ có công nghệ biogas được nghiên cứu và ứng dụng trong xử lý chất thải từ nuôi tôm và chủ yếu là xử lý bùn thải, nhưng chi phí đầu tư cho việc đầu tư lắp đặt khá cao, kỹ thuật vận hành khá phức tạp và thường kèm theo với việc đổi mới công nghệ “đầu vào” như cần nuôi tôm theo quy trình biofloc, nuôi ít thay nước,

sử dụng ít hóa chất và việc lắp đặt hệ thống biogas đòi hỏi diện tích đất đủ lớn nên chưa được phổ biến rộng rãi.

Chất thải từ nuôi tôm hiện nay có thể được phân thành 3 loại chính là chất thải rắn trên bờ, nước thải và bùn thải. Các quy định liên quan đến quản lý chất thải rắn trên bờ trong nuôi tôm (như bao bì đựng thức ăn, chai lọ đựng hóa chất, thuốc thú y, kháng sinh, thùng xốp, bao gói đựng, vận chuyển giống tôm, bạt lót ao, mái che ao) đều chưa được quy định rõ và cụ thể trong các chính sách hiện thời của ngành tài nguyên và môi trường.

Các văn bản hiện nay (ở cả cấp trung ương và địa phương) đều chưa có quy định cụ thể (định lượng chỉ tiêu) về bùn thải trong ao nuôi tôm trước khi thải ra môi trường bên ngoài, cũng như quy định cụ thể về nguy cơ phát tán dịch bệnh ra môi trường. Còn quy định về nước thải thì đã có định lượng cụ thể về chỉ tiêu chất lượng nước thải từ nuôi tôm được phép thải ra môi trường trong 2 Quy chuẩn kỹ thuật: i) Quy chuẩn QCVN 02-19:2014/BNNPTNT ban hành riêng cho nuôi nước lợ; ii) Quy chuẩn QCVN 01-80:2011/BNNPTNT cho cả lĩnh vực nuôi trồng thủy sản. Tuy nhiên, tại một số địa phương (như Sóc Trăng và Bạc Liêu), khi ban hành các Quy định quản lý môi trường cho nuôi trồng thủy sản tại địa phương mình lại dẫn chiếu sử dụng đến các chỉ tiêu định lượng nước thải từ Quy chuẩn kỹ thuật về Nước thải công nghiệp do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành (QCVN 40:2011/BTNMT - cột B quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp). Như vậy khi triển khai sẽ có nhiều khó khăn do tiêu chuẩn nước thải từ nuôi trồng thủy sản sẽ có các chỉ tiêu chất lượng nước đặc thù khác với tiêu chuẩn cho nước thải công nghiệp.

Nhìn chung các quyết định của các tỉnh thành liên quan đến nước thải, bùn thải khu nuôi tôm đều dựa trên các văn bản pháp luật cấp Bộ như Báo cáo đánh giá tác động môi trường căn cứ theo Nghị định số 40/2019/NĐ-CP, chỉ tiêu nước thải theo QCVN 01-80:2011, QCVN 02-19:2014/ BNNPTNT và quy định về xử lý chất thải rắn thông thường theo Thông tư 36/2015/TT-BTNMT, Nghị định 155/2016/NĐ-CP ngày 18/11/2016 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Hiện chưa có các Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia dành riêng cho chất thải nuôi tôm, nên khi kiểm tra, thanh tra chất thải, cán bộ quản lý nhà nước đã phải vận dụng các Quy chuẩn về chất thải công nghiệp nói chung, trong đó có nhiều chỉ tiêu không sát với thực tế của nghề nuôi trồng thủy sản. Do đó, cần đánh giáthực tế các chỉ tiêu chất lượng nước thải trong nuôi tôm từ đó xây dựng quy chuẩn kỹ thuật để áp dụng riêng cho lĩnh vực nuôi trồng thủy sản phù hợp với xu thế phát triển.

Một phần của tài liệu u5gqhrvKPEOOmmg8200710 Aquaculture Technology VN (Trang 48 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)