Hệ thống điện

Một phần của tài liệu u5gqhrvKPEOOmmg8200710 Aquaculture Technology VN (Trang 50 - 51)

Theo Võ Nam Sơn và Đào Minh Hải (2018), có ba hình thức sử dụng nguồn điện trong nuôi tôm là điện sản xuất 1 pha, 3 pha và điện sinh hoạt 1 pha. Chi phí điện trong nuôi tôm thẻ chân trắng lót bạt chiếm 7,05% chi phí sản xuất, nuôi thẻ chân trắng trong ao đất là 6,28% và tôm sú thâm canh là 7,00%. Sử dụng điện 3 pha cho hiệu quả tài chính cao hơn điện 1 pha. Ưu điểm của các nguồn điện sản xuất là giá thấp và tương đối ổn định về điện áp trong quá trình sử dụng. Tuy nhiên, nguồn điện 3 pha ở một số nơi có điện áp không đều nhau khiến cho việc sử dụng động cơ 3 pha chưa ổn định. Việc sử dụng nguồn điện 3 pha mang nhiều lợi thế cho sản xuất tôm, tuy nhiên người nuôi cần phải đầu tư đồng bộ trang thiết bị 3 pha, cầu dao 3 pha để có thể phát huy lợi thế này, đặc biệt là các cơ sở nuôi muốn nâng cấp hoặc cải tiến công nghệ nuôi. Trong khi đó, việc sử dụng điện sinh hoạt gặp nhiều khó khăn như điện áp không ổn định, giá mua điện cao.

Khả năng phát triển điện 3 pha được người dân và các chuyên gia đánh giá có tính khả thi cao. Tuy nhiên cần có sự hợp tác giữa nhà quản lý, điện lực và người nuôi trong việc đầu cơ sở hạ tầng điện vì một số vùng nuôi cách xa điện dây cao thế, hay khu vực nuôi có nhiều hộ nhỏ, lẻ nên việc đầu tư lưới 3 pha sản xuất là không cao (trong ngắn hạn).

Theo đánh giá của các cơ quan Điện lực, hiện nay năng lực cung cấp điện lưới cho hoạt động nuôi tôm là khả thi và còn cơ hội để nâng cấp thành hệ thống năng lượng điện mặt trời. Tuy nhiên, nguồn vốn đầu tư cho điện hạ thế có phần hạn chế, cần có sự hỗ trợ từ nhiều nguồn khác nhau. Một số vùng nuôi còn sử dụng điện sinh hoạt cho hoạt động nuôi tôm nên chi phí điện vẫn còn cao so với điện sản suất. Điện áp một số vùng chưa ổn định đặc biệt là điện 3 pha với điện áp không đều (pha mạnh, pha yếu nên có thể gây cháy mô tơ). Người nuôi tôm quy mô nhỏ chưa sử dụng hợp lý điện trong sản xuất tôm đặc biệt là chưa mua sắm, trang bị một cách đồng bộ máy móc trong việc sử dụng điện khiến thế mạnh về việc sử dụng điện 3 pha trong sản xuất chưa phát huy được hiệu quả đầy đủ. Một số hộ có điện 3 pha nhưng lại tách riêng từng pha để sử dụng động cơ 1 pha gây lãng phí và kém hiệu quả. Hệ thống cung cấp oxy nói chung còn mang tính lắp ráp thủ công nhằm mục đích thuận tiện cho người dân, nhưng chưa được kiểm chứng về mức độ an toàn và hiệu quả sử dụng năng lượng cũng như hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi.

Nhằm thích ứng với sự cố “cúp điện”, các hộ nuôi đã chọn hai giai pháp là: (i) dùng máy phát điện công suất phù hợp để cung cấp điện cho toàn bộ khu nuôi; (ii) dùng máy dầu để cung cấp oxy cho từng ao. Theo Võ Nam Sơn và Đào Minh Hải (2018), mặc dù đầu tư lớn (100–150 triệu/máy phát điện) nhưng mang lại hiệu quả rất cao khi toàn bộ khu nuôi từ hoạt động bơm nước hay cung cấp oxy đều có thể chuyển sang động cơ điện, tiết kiệm được chi phí mua máy dầu cỡ nhỏ với giá từ 4,5 – 10 triệu/ cái để trang bị cho từng ao. Khi trang bị máy phát điện dự phòng thì việc quản lý ao nuôi cũng đơn giản hơn nhiều, tiết kiệm được phí nhân lực, giảm rủi ro khi nguồn năng lượng điện bị cắt.

Nhu cầu điện cho phát triển bền vững ngành tôm trong thời gian tới đã được Võ Nam Sơn và Đào Minh Hải (2018) tính toán dựa trên Kế hoạch hành động quốc gia phát triển ngành tôm Việt Nam đến năm 2025 (được phê duyệt tại Quyết định số 79/QĐ–TTg ngày 18/01/2018). Trong kế hoạch này, ngoài các hoạt động hỗ trợ kỹ thuật, tài chính và thị trường thì việc nâng cao cơ sở vật chất hạ tầng, đặc biệt là mạng lưới điện 3 pha là cực kỳ quan trọng trong việc áp dụng công nghệ cao trong nuôi tôm. Kế hoạch hành động định hướng sẽ gia tăng diện tích nuôi tôm sú và tôm thẻ chân trắng thâm canh và siêu thâm canh, nên nhu cầu điện năng cho nuôi tôm sẽ tăng đáng kể. Theo Võ Nam Sơn và Đào Minh Hải (2018), nhu cầu điện cho sự gia tăng của diện tích nuôi tôm sú thâm canh là 209,98 triệu kWh vào năm 2020 và thêm 322,65 triệu kWh vào năm 2025. Trong khi đó, nếu gia tăng diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng lót bạt thì cần tăng thêm lượng điện sử dụng khoảng 2.367,55 triệu kWh vào năm 2020 và 6.011,29 triệu kWh vào năm 2025. Trong trường hợp chỉ tăng diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng ao đất thì nhu cầu điện tăng thêm có thấp hơn nhưng vẫn cần thêm là 421,82 triệu kWh vào năm 2020 và 1.071,01 triệu kWh vào năm 2025.

Theo đánh giá sơ bộ của người nuôi thì việc phát triển điện “sạch” từ năng lượng mặt trời, năng lượng gió hay Biogas hiện vẫn đang được cân nhắc. Trong thời gian vừa qua, đặc biệt là trong năm 2019 đã có một số dự án hỗ trợ các địa phương tổ chức các cuộc hội nghị, hội thảo với ngành điện và các ngân hàng để thảo luận về khả năng thí điểm xây dựng hệ thống cung cấp điện mặt trời trong các vùng nuôi tôm thâm canh tại 3 tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu và Cà Mau. Để có thể đưa ý tưởng này vào thực tiễn

thì việc phối hợp và hỗ trợ lẫn nhau giữa các ngành như thủy sản, ngành điện, ngân hàng và bà con nuôi tôm là rất cần thiết. Đồng thời, tập quán sử dụng điện của bà con cũng cần phải thay đổi, ngân hàng nên có các chính sách tín dụng hỗ trợ cho người nuôi các chi phí đầu tư hệ thống điện mặt trời ban đầu; và ngành điện cũng nên có hướng dẫn và thông tin cụ thể về các thông số kỹ thuật, hiệu quả đầu tư của các hệ thống này.

3.6.2. Trình độ chuyên môn kỹ thuật và nguồn nhân lực của các cơ sở nuôi, tổ chức quản lý nuôi trồng thủy sản ở ĐBSCL.

Một phần của tài liệu u5gqhrvKPEOOmmg8200710 Aquaculture Technology VN (Trang 50 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)