phát triển nuôi vi sinh vật có lợi)
Công nghệ nuôi tôm thâm canh bằng vi sinh vật có lợi (nuôi vi khuẩn) hay có thể gọi tắt là nuôi tôm – vi khuẩn, thực chất là công nghệ nuôi tôm ứng dụng nguyên lý semi-biofloc cải tiến[1], dựa trên việc tạo vi khuẩn có lợi thông qua việc nhân giống, phát triển vi khuẩn ở bên ngoài ao (hay còn gọi là ủ vi sinh) bằng mật rỉ đường, mật mía (thực chất là dùng thành phần cácbon) với giống nhân là các vi khuẩn có lợi baccilius, sau đó bổ sung (người dân thường gọi tạt) vào trong ao nuôi để tạo môi trường nuôi tốt, có khả năng xử lý được lượng dinh dưỡng thừa trước khi thải ra môi trường, nâng cao hiệu quả sử dụng thức ăn, hạn chế dịch bệnh và an toàn sinh học cho thủy sản nuôi.
[1] Về bản chất thì công nghệ nuôi tôm – vi khuẩn chính là theo nguyên lý của công nghệ bio-floc vì có bổ sung mật rỉ đường, mật mía để cân bằng tỷ lệ Nitơ–cácbon trong ao và bổ sung thêm vi khuẩn có lợi. Tuy nhiên, trong thực tế nguyên lý này đã được cải tiến khá nhiều, đặc biệt là việc bố trí ao, kênh, mương, thiết bị, và cơ sở hạ tầng của ao nuôi cho phù hợp với điều kiện của địa phương; nên người nuôi và cơ quan quản lý địa phương không gọi là công nghệ bio-floc, mà là nuôi tôm theo công nghệ vi sinh hoặc tôm – vi khuẩn.
Bảng 4: Công nghệ nuôi tôm sử dụng vi sinh
Hiện trạng áp dụng
- Khá phổ biến tại 3 tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu và Cà Mau, mức độ áp dụng khác nhau:
- Sóc Trăng: phần lớn áp dụng cho nuôi thâm canh và bán thâm canh với khoảng 45.000 ha (80–85% diện tích nuôi tôm toàn tỉnh), trong đó phần diện tích có áp dụng công nghệ cao như áp dụng quy trình nuôi tuần hoàn, có lót bạt, nuôi 2 giai đoạn, bố trí hố xi-phông đáy ao, hoặc sử dụng chất thải làm biogas là khoảng 800 ha.
- Cà Mau: chiếm khoảng 70% số hộ nuôi thâm canh và siêu thâm canh (1.600 hộ với khoảng 1.650 ha), đa số kết hợp áp dụng công nghệ cao như lót bạt, nuôi hai giai đoạn. Trung bình 1 ha/hộ, diện nuôi thường chiếm 20%–30% còn lại là diện tích ao lắng, ao chứa, kênh cấp thoát nước, nhà kho. Hiệu quả khá cao tuy nhiên tỷ lệ thành công có xu hướng giảm dần do có những hộ mới áp dụng thiếu kinh nghiệm.
- Bạc Liêu: hiện có 7 doanh nghiệp và 155 hộ nuôi tôm theo mô hình ứng dụng công nghệ cao với diện tích hơn 1.845 ha (chiếm 1,3% diện tích nuôi tôm).
Điểm mạnh
- Có nhiều đặcđiểmưu việt trong cải thiện chất lượng nước nuôi thủy sản.
- Có khả năng xử lý được lượng dinh dưỡng thừa thải ra môi trường, nâng cao hiệu quả sử dụng thức ăn và an toàn sinh học cho thủy sản nuôi.
- Khi kết hợp với các giải pháp cải tiến công nghệ khác như nuôi tuần hoàn sử dụng hệ thống lọc cơ học và lọc sinh học, nuôi 2–3 giai đoạn sẽ vừa có khả năng cải thiện môi trường vừa tạo nên sinh khối thức ăn tự nhiên, góp phần tái sử dụng dinh dưỡng từ chất thải của động vật nuôi, làm giảm lượng thức ăn cho cá, tôm nuôi mà vận hành cũng đơn giản hơn so với chỉ nuôi tuần hoàn (RAS).
- Góp phần gia tăng tính an toàn sinh học vì hạn chế sự lây lan của mầm bệnh từ môi trường nước cấp vào ao nuôi.
Điểm yếu/ hạn chế
- Công nghệ biofloc yêu cầu đáp ứng nhiều yếu tố như mật độ thả tôm cao, hệ thống sục khí và đảo nước thích hợp và đủ công suất, điều chỉnh đúng tỉ lệ C:N, hệ thống kiểm soát ao nuôi chặt chẽ, nên xuất hiện nhiều thách thức khi áp dụng trong thực tiễn[2].
- Khó khăn trong gây nuôi vi khuẩn trong cả một thủy vực nuôi lớn (thường là từ
1500 m2 - 3000 m2/ao) và khống chế lượng vi khuẩn này ở một mức độ nhất định (cần vận hành liên tục thiết bị sục khí, đảm bảo đủ ô xy hòa tan cho tôm nuôi và vi sinh vật hoạt động bình thường) vì sẽ đòi hỏi cần có kinh nghiệm và các kỹ năng quản lý ao nuôi.
[2] Cần tạo ra môi trường cân bằng giữa sinh vật tự dưỡng (30 – 40%) chủ yếu là tảo Chlorella và sinh vật dị dưỡng (60 – 70%) chủ yếu là các chủng Bacillus. Sinh khối floc sẽ được duy trì kiểm soát thông qua việc bón định kỳ chế phẩm sinh học, CaCO3, MgCO3. Mật độ tảo được kiểm soát bằng cách điều chỉnh và duy trì tỷ lệ N:P = 25:1, điều chỉnh hệ vi sinh vật dị dưỡng bằng cách bổ sung chế phẩm sinh học (Bacillus) và các nguồn carbohydrate.
Hiệu quả
- Hiệu quả kinh tế:
• Mặc dù chi phí đầu tư có tăng thêm[3] nhưng do nguồn thức ăn rẻ tiền carbohydrate (mật rỉ đường, tinh bột) được bổ sung cho thủy sản nuôi, nâng cao hiệu quả chuyển hóa thức ăn viên hỗn hợp. Nhờ vậy hiệu quả kinh tế được cải thiện rõ rệt so với các công nghệ nuôi thâm canh hiện nay.
• Mật độ thả và tỷ lệ sống có thể tăng thêm do môi trường nước nuôi được quản lý tốt hơn, năng suất nuôi cũng đạt tăng thêm từ 40–50% do thời gian nuôi có thể kéo dài hơn, cỡ tôm thu hoạch đạt to hơn.
• Lợi nhuận tăng thêm trung bình 35%–45% của quy mô doanh nghiệp và có thể tăng đột biến đến hơn 6 lần ở quy mô nuôi hộ gia đình.
• Việc áp dụng tổng hợp các công nghệ (tôm – vi khuẩn, tuần hoàn nước, lót bạt đáy, sục khí đáy, xi phông đáy) có thể giúp kéo dài thời gian nuôi đến 4 tháng để tăng kích cỡ tôm thu hoạch mà ít rủi ro do dịch bệnh và ảnh hưởng của thời tiết.
- Hiệu quả về môi trường:
• Giảm được lượng nước cần thay trong quá trình nuôi, giảm được lượng nước thải từ ao nuôi ra môi trường, chất lượng nước thải được cải thiện qua cảm quan, bùn thải đỡđộc hại hơn so với nuôi tôm thông thường.
• Hầu như tận dụng lại được phần lớn nước thải (sau khi cho nước thải đi qua 3 ao lắng có nuôi cá rô phi, cá đối, cá vược, cá chốt).
• Tỷ lệ rủi ro, dịch bệnh giảm nhẹ.
• Bảng phân tích lợi ích về mặt môi trường xem tại phụ lục 6.
Người cung cấp công nghệ
- Được phát triển lần đầu bởi TS. Yoram Avnimelech người Israel năm 1999 và được áp dụng ở quy mô thương mại lần đầu tiên bởi Công ty Belize Aquaculture ở Belize; đã được ứng dụng thành công ở Indonesia và Úc trong những năm 2006–2008.
- Tại Việt Nam được ban hành tại QĐ số 643/QĐ-TCTS-KHCN&HTQT ngày 16/6/2017.
- Sở NN và PTNT tỉnh Cà Mau cũng đã ban hành Quyết định 1594/QĐ-SNN ngày 10/7/2017.
- Công ty cổ phần công nghệ Biofloc ĐBA (Cà Mau), Công ty Cổ phần Nuôi trồng Thủy sản Sao Ta (Sóc Trăng), Công ty cổ phần Biofloc - ĐBA chuyên vận hành và hỗ trợ vận hành hệ thống nuôi tôm theo công nghệ Biofloc.
Khả năng nhân rộng
và xu hướng đầu
tư
- Công nghệ biofloc và thậm chí semi-biofloc “nguyên bản” hiện nay được dự báo chưa thể phát triển rộng rãi trong thời gian tới, tuy nhiên công nghệ biofloc/semi-biofloc cải tiến[4] sẽ được mở rộng áp dụng. Xu hướng này cũng đãđược thể hiện tại Kế hoạch hành động quốc gia phát triển ngành tôm Việt Nam đến năm 2025 và các chính sách khuyến khích áp dụng nuôi tôm công nghệ cao của các tỉnh.
[3] Mức tăng thêm tùy thuộc vào quy mô nuôi và cách gây giống vi khuẩn; trung bình tăng thêm khoảng 409–825 triệu/ha, tương đương với tăng 36,3% đối với quy mô doanh nghiệp và hoặc 212,4% đối với quy mô hộ gia đình so với nuôi thông thường.
[4] Người nuôi ủ và phát triển vi khuẩn có lợi trong thiết bị riêng rồi mới bổ sung ra ao nuôi, kết hợp với các công nghệ khác như tuần hoàn ít thay nước, lót bạt, xi phong đáy, lọc sinh học bằng rô phi, cá đối.
Nhìn chung, đối với công nghệ nuôi biofloc/semi-biofloc, trong thực tiễn, các cơ sở nuôi đã có những cải tiến và linh hoạt áp dụng kết hợp các công nghệ khác và đãđạtđược những kết quả rất tốt, phù hợp với điều kiện thực tế nuôi tôm công nghệ cao tại Việt Nam. Đây là cơ sở tốt cho việc tiếp tục mở rộng áp dụng trong thời gian tới. Tuy nhiên, về mặt chính sách, các cơ quan quản lý sẽ cần rà soát ban hành các văn bản quản lý (quy trình, tiêu chuẩn,...) theo hướng đơn giản và khả thi, phù hợp với thực tiễn sản xuất; tăng cường phổ biến, tuyên truyền các công nghệ nuôi tiên tiến, bền vững.