Đào tạo từ xa E-Learning

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Mối quan hệ giữa chất lượng dịch vụ đào tạo với sự hài lòng và mức độ trung thành của sinh viên trong đào tạo từ xa ELearning (Trang 40 - 43)

Để có thể hiểu rõ về đào tạo từ xa, ta sẽ đi vào các khái niệm cơ bản về đào tạo từ xa, các mô hình, các phương thức tổ chức đào tạo từ xa hiện nay và những lợi ích cũng như những thách thức trong đào tạo từ xa hiện nay. Nghiên cứu này tập trung chủ yếu vào hệ đào tạo đại học theo phương thức đào tạo từ xa E-Learning.

2.3.3.1. Khái nim vđào to t xa E-Learning

Đào tạo từ xa E-Learning (còn gọi là đào tạo trực tuyến) là một hình thức học tập, trong đó có sự giãn cách về thời gian và không gian giữa sinh viên và người dạy (Verduin

và Clark, 1991). Với sự phát triển không ngừng của khoa học công nghệ, sinh viên có thể sử dụng nhiều hình thức khác nhau thông qua phương tiện truyền thông khác nhau để đạt được mục đích học tập của mình.

Về lý thuyết phát triển đào tạo từ xa theo quan điểm của Moore và các cộng sự (2003) thì đào tạo từ xa thiên về lý thuyết, về sự độc lập và tự chủ trong học tập, có 4 thành tố cơ bản trong mọi tình huống giảng dạy và học tập: giáo viên, sinh viên, hệ thống truyền tải kiến thức và nội dung học tập. Theo Moore, các chương trình đào tạo từ xa dựa trên hai biến “cấu trúc” và “đối thoại” để phân loại. Thiết kế khóa học và các phương tiện truyền đạt kiến thức là biến cấu trúc, mối quan hệ giữa người dạy và sinh viên, giữa sinh viên với sinh viên là biến “đối thoại”. Khái niệm tự chủ hay khái niệm độc lập trong học tập còn được Moore nhắc đến như một tính chất đặc thù cá nhân nhằm đạt được mục tiêu học tập.

Theo lý thuyết tương tác và giao tiếp của Garrison (Trần Đình Toàn, Bùi Kiên Trung, 2007), trong quá trình tự học một cách chủ động của sinh viên thì tầm quan trọng của dịch vụ hỗ trợ quản lý, tư vấn, giảng dạy, tuyển sinh, làm việc theo nhóm, mới được thể hiện. Sự tương tác và quan hệ giữa sinh viên với giáo viên, cán bộ quản lý, hỗ trợ vận hành được xem như là sự giao tiếp có định hướng thông tin, do vậy sự giao tiếp hai chiều là rất quan trọng và là đặc thù của đào tạo từ xa cho dù đó là giao tiếp trực tiếp hay giao tiếp gián tiếp. Quan điểm này đã nhấn mạnh đến yếu tố tách biệt về không gian giữa người dạy và sinh viên, nhưng có sự hỗ trợ tương tác hai chiều bởi công nghệ và đội ngũ hỗ trợ (bàn đến vấn đề kiểm soát và dịch vụ hỗ trợ).

Do tính chất phát triển cũng như đặc thù nền kinh tế mỗi nước mà hệ thống đào tạo từ xa ở mỗi nước là khác nhau, tuy nhiên nó cũng có những tính đặc thù cơ bản chung không thể thay đổi. Chúng ta có thể hiểu đào tạo từ xa là một phương thức giáo dục mang những nét đặc trưng sau:

• Có sự gián cách giữa người dạy và sinh viên về không gian và thời gian.

• Sử dụng hệ thống học liệu điện tử để biểu đạt nội dung kiến thức cần truyền tải. • Cung cấp hệ thống công nghệ giao tiếp 2 chiều qua lại giữa giáo viên, sinh viên,

trợ giảng và nhà quản lý giáo dục.

• Kiểm soát việc dạy - học và quản lý quá trình học tập của sinh viên.

2.3.3.2. Tiến trình thay đổi khái nim vđào to t xa E-Learning

Đào tạo từ xa được coi là được bắt đầu từ năm 1963. Phương pháp luận cho phương thức giáo dục từ xa đã nêu ra nguyên lý rằng “giáo dục phải được mở cho tất

cả mọi người”. Tư tưởng này đã nhấn mạnh sự linh hoạt và mềm dẻo của hệ thống giáo dục, giảm thiểu những rào cản gây ra do tuổi tác, vị trí địa lý, hạn hẹp về thời gian và tình trạng về tài chính (Tian Belawati & Jon Baggaley, 2009).

Sự phát triển của hình thức đào tạo từ xa được chi phối bởi triết lý giáo dục rằng sử dụng tài liệu dạy và học được tiêu chuẩn hóa và chuẩn bị trước để đạt được lợi ích kinh tế do quy mô đem lại. Điều này nhấn mạnh tính tự chủ của sinh viên. Khi hệ thống học liệu đa phương tiện đã được chuẩn bị sẵn thì sinh viên có thể chủ động quá trình học tập cho phù hợp với thời gian và điều kiện tài chính của mình (Moore, 2003). Khởi đầu của phương thức đào tạo từ xa trước đây chủ yếu dựa vào việc sử dụng các hệ thống học liệu hàm thụ được chuẩn bị trước với sự cung ứng của hệ thống bưu điện. Ngày nay với việc ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông làm cho hình thức đào tạo từ xa trở nên linh hoạt hơn, có tính tương tác hơn, mang tính cá thể hóa và đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn.

Sự phát triển của công nghệ thông tin đã làm thay đổi mô hình triển khai hình thức đào tạo từ xa. Từ mô hình đào tạo từ xa với thông tin một chiều chuyển sang mô hình thông tin hai chiều một cách hiệu quả giữa người dạy và sinh viên, giữa sinh viên với hệ thống học liệu và giữa sinh viên với cơ sở quản lý đào tạo. Quy trình một chiều chỉ khi sử dụng hệ thống học liệu in ấn, phát sóng ghi âm hoặc ghi hình. Trong nghiên cứu của Holmberg (1983) đã đưa ra rằng một khóa học đào tạo từ xa được thiết kế cho sinh viên học tập một cách chủ động, nhưng không thể thiếu các dịch vụ hỗ trợ và các công cụ hỗ trợ tương tác hai chiều giữa người dạy và sinh viên. Sự tương tác hai chiều kết hợp với hệ thống học liệu chuẩn sẽ giúp sinh viên đạt hiệu quả của khóa học. Sự thiếu vắng thông tin phản hồi đối với học viên có thể ảnh hưởng đến kết quả học tập, sinh viên luôn có những nhu cầu khác nhau mà học liệu không thể đáp ứng được, do vậy cần có sự hỗ trợ của đội ngũ giảng viên hướng dẫn và đội ngũ nhân viên hỗ trợ quản lý học tập. Thực tế cho thầy hiệu quả học tập nâng lên rõ rệt khi có sự hỗ trợ với tư cách chuyên môn của người thầy và sự hỗ trợ hành chính của đội ngũ cán bộ quản lý.

Lợi ích từ công nghệ thông tin và truyền thông đã tạo ra hướng tư duy rộng hơn về phát triển đào tạo từ xa trong tương lai. Vấn đề gián cách giữa người dạy và sinh viên được giải quyết bằng công nghệ hiện đại, người dạy và sinh viên không bị bó buộc trong một không gian lớp học cổ điển, thay vào đó là sự tương tác không đồng bộ về thời gian ở một không gian rộng lớn hơn, bỏ qua yếu tố về khoảng cách và vượt qua rào cản về thời gian (Tian Belawati & Jon Baggaley, 2009).

Có thể hiểu thời kỳ đầu của nền giáo dục, mục tiêu hướng đến là cung cấp một lực lượng lao động có chất lượng cao cho xã hội, tuy nhiên, mục tiêu này cũng bị thay đổi khi kinh tế xã hội phát triển, xã hội hướng tới một cuộc sống tốt đẹp hơn, hạnh phúc hơn. Nhu cầu giáo dục đã không còn bị giới hạn bởi nhóm tuổi mà còn liên quan đến nhu cầu học tập suốt đời của con người. Vì vậy, đào tạo từ xa được xem như một phương thức giáo dục thích hợp cho việc theo đuổi sự nghiệp học tập của cá nhân, phát triển kỹ năng chuyên nghiệp và thỏa mãn nhu cầu học tập. Ở phần lớn các quốc gia có tổ chức hình thức đào tạo từ xa, hình thức này chủ yếu dành cơ hội thứ hai cho những người không có cơ hội theo đuổi hình thức học tập truyền thống “mặt đối mặt”. Yếu tố lợi thế của đào tạo từ xa E-Learning đó là giảm thiểu các rào cản về thời gian, địa điểm, tuổi tác, điều kiện kinh tế và trình độ đầu vào. Khái niệm “học tập suốt đời và giáo dục cho mọi người” được UNESCO thừa nhận đó chính là nội hàm của khái niệm về đào tạo từ xa E-Learning (Tian Belawati & Jon Baggaley, 2009). Với tính đặc thù của hình thức đào tạo từ xa như vậy thì xem xét vấn đề chất lượng dịch vụ đào tạo trong đào tạo từ xa E-Learning như thế nào, liệu chất lượng dịch vụ đào tạo có mối quan hệ với sự hài lòng của sinh viên hay không. Trong một điều kiện nhất định, sinh viên là một khách hàng thực sự thì chất lượng dịch vụ đào tạo luôn gắn liền với sự hài lòng của sinh viên hay của khách hàng trong đào tạo đại học.

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Mối quan hệ giữa chất lượng dịch vụ đào tạo với sự hài lòng và mức độ trung thành của sinh viên trong đào tạo từ xa ELearning (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(197 trang)