Mối quan hệ giữa chất lượng hệ thống công nghệ thông tin trực tuyến với sự

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Mối quan hệ giữa chất lượng dịch vụ đào tạo với sự hài lòng và mức độ trung thành của sinh viên trong đào tạo từ xa ELearning (Trang 151 - 153)

vi s hài lòng và lòng trung thành ca sinh viên trong đào to trc tuyến

Theo nghiên cứu của Hana V (2010) về chất lượng chương trình đào tạo từ xa, chất lượng hệ thống công nghệ thông tin trực tuyến thuộc về nhân tố chất lượng dịch vụ điện tử kỹ thuật, một nhóm nhân tố mà tác giả đưa ra cũng gần giống như những nhân tố mà đề tài đề xuất, đó là tính linh hoạt, dễ sử dụng, sự thân thiện, đáng tin cậy, ổn định, nhanh chóng…. Và trong nghiên cứu của Jun và Cai (2001) đã đề xuất các nhân tố khi nghiên cứu về chất lượng giáo dục truyền thống dạy trong môi trường trực tuyến đó là các nhân tố như: độ tin cậy, tính truy cập, dễ dàng sử dụng, tính cá nhân, tính bảo mật, uy tín và tính đáp ứng.

Trong nghiên cứu của luận án này đã đưa ra 6 nhân tố đo lường chất lượng hệ thống thông tin trực tuyến ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên, đó là tính chính xác (ACC), tính hình ảnh (ATT), tính thông tin (CON), dễ dàng sử dụng (EOU), tính bảo mật (RES) và tính cập nhật (TIM). Khi đưa vào phân tích với số liệu thực tế, nhân tố “tính thông tin-CON” không tồn tại trong mô hình, lý giải một phần do số liệu không phù hợp và câu hỏi thiết kế có phần chưa nổi rõ. Sau khi phân tích định lượng ở phần phân tích mô hình SEM, ta có kết luận sau. “Chất lượng hệ thống công nghệ

thông tin trực tuyến (OISQ) được đánh giá bởi 5 nhân tố thành phần: Tính chính xác (ACC); Hình ảnh lôi cuốn(ATT); Dễ dàng sử dụng (EOU); Tính bảo mật (SEC) và Tính cập nhật (TIM)”.

Trên cơ sở kết quả của trọng số hồi quy chuẩn hóa, ta có thể thấy thứ tự quan trọng của 5 nhân tố trên như sau:

1. Quan trọng nhất là nhân tố “Tính chính xác (ACC)” 2. Kế tiếp là nhân tố “Dễ dàng sử dụng (EOU)”

3. Tiếp theo là nhân tố “Tính bảo mật (SEC)” 4. Tiếp theo là nhân tố “Tính cập nhật (TIM)”

5. Quan trọng sau cùng là nhân tố “Tính hấp dẫn (hình ảnh) (ATT)”

Khi sinh viên thực hiện các thao tác trên môi trường đào tạo từ xa E-Learning, yêu cầu đối với những thao tác của sinh viên phải đảm bảo tính chính xác, rõ ràng, các giao dịch của họ phải đảm bảo chính xác tuyệt đối để hệ thống có thể kiểm soát được tình hình học tập và đảm bảo quyền lợi cho sinh viên. Yếu tố quan trọng nhất mà sinh viên quan tâm đó là mọi thao tác thực hiện trực tuyến của sinh viên phải được xử lý chính xác, đảm bảo đánh giá đúng, khách quan tình hình học tập của sinh viên.

Nhân tố quan trọng thứ hai được sinh viên đánh giá cao đó là “tính dễ dàng sử dụng”. Với bất kỳ một hệ thống công nghệ thông tin trực tuyến nào, thì yếu tố dễ dàng sử dụng phải được người thiết kế hệ thống đặc biệt chú ý. Đào tạo từ xa E-Learning hướng tới mục tiêu xã hội hóa học tập, do vậy hệ thống phải đảm bảo yếu tố dễ dàng sử dụng và thuận tiện với bất kỳ đối tượng nào, đặc biệt là cho những đối tượng có am hiểu ít về công nghệ thông tin. Mỗi một cá nhân khi tham gia vào chương trình học, việc đầu tiên là phải đăng nhập lớp học một cách dễ dàng, các thao tác trong lớp học trực tuyến phải logic, phù hợp, dễ dàng thao tác và đơn giản trong thực hành.

Một thuộc tính khác có lẽ không chỉ đối với sinh viên, một người Việt Nam khi tiến hành giao dịch trực tuyến cũng luôn luôn lo ngại vấn đề về tính bảo mật, đặc biệt là tính bảo mật về thông tin cá nhân, chính vì vậy đối với hệ thống công nghệ thông tin trực tuyến, điều cần quan tâm là tính bảo mật, đó là việc bảo mật các thông tin cá nhân, những giao dịch cá nhân, những chia sẻ cá nhân, các quan điểm trong một cộng đồng học tập. Vì vậy, việc thiết lập một hệ thống công nghệ giúp sinh viên cảm thấy các giao dịch của họ được đảm bảo an toàn, có bảo mật cao, những thông tin cá nhân được quản lý riêng tư, không sử dụng sai mục đích sẽ cho họ thêm tin tưởng và cảm thấy an toàn khi tham gia học tập. Tính cá nhân hay tính riêng tư của chương trình cũng được sinh viên đánh giá cao trong quá trình học tập tại trường, họ muốn được bảo mật với những thông tin nhậy cảm như điểm, như số điện thoại hay một số thông tin cá nhân và mong muốn các tương tác của họ được đảm bảo không xẩy ra sự cố.

Hai nhân tố còn lại được sinh viên đánh giá ở các mức độ quan trọng vừa phải, họ cảm thấy hài lòng hơn nếu các thông tin trên hệ thống công nghệ thông tin trực tuyến được cập nhật, tuy nhiên lại có vẻ đánh giá thấp yếu tố hình ảnh đối với trang website học tập trực tuyến. Có lẽ sự hài lòng của sinh viên ở đây chưa đến mức độ phải thiết kế một trang website quá lôi cuốn hay một trang website đẹp, yếu tố này sinh viên có vẻ ít quan tâm hơn so với những yếu tố liên quan đến quyền lợi trực tiếp của họ.

Từ kết quả phân tích định lượng và biện giải ở trên cho ta kết luận về giả thuyết H1 như sau: “Cht lượng h thng công ngh thông tin trc tuyến có tác

động tích cc đến s hài lòng ca sinh viên trong môi trường hc tp trc tuyến.”

Khi nghiên cứu ở một mối quan hệ tác động riêng biệt, coi sự tác động của các nhân tố khác bằng 0, ta có thể kết luận khi chất lượng hệ thống thông tin trực tuyến tăng 1 đơn vị thì sự hài lòng của sinh viên tăng 0.854 đơn vị với mức ý nghĩa 5%. Sự thay đổi của biến độc lập giải thích được 72.6% sự thay đổi của biến phụ thuộc (Nguồn: từ kết quả phân tích của luận án).

Khi nghiên cứu ở một mối quan hệ đồng thời của cả 3 nhân tố tác động đến sự hài lòng của sinh viên, cho kết quả khi chất lượng hệ thống thông tin trực tuyến tăng 1 đơn vị thì sự hài lòng của sinh viên tăng 0.569 đơn vị với mức ý nghĩa 5%. Tổng giải thích sự thay đổi của biến phụ thuộc bởi cả ba biến độc lập là 88%. Như vậy ở một mức độ tin cậy nhất định ta thừa nhận giải thuyết 5 là đúng.

Kết quả của nghiên cứu này cũng hoàn toàn phù hợp với một số nghiên cứu của Afzal (2010) và của Firdaus (2005), chất lượng dịch vụ ở khía cạnh phi học thuật (khả năng truy cập. liên kết công nghệ, chương trình ứng dụng….) có ảnh hưởng cùng chiều tới sự hài lòng của sinh viên trong môi trường giáo dục đại học.

Cũng như nhiều nhà nghiên cứu khác, tác giả của luận án cũng không tìm ra mối tác động trực tiếp giữa chất lượng hệ thống công nghệ thông tin trực tuyến đối với lòng trung thành của sinh viên. Trước tiên, để một khách hàng trung thành thì điều đầu tiên phải làm cho họ hài lòn (Hallowell -1996), nhận định được sự hài lòng của họ mới tác động đến sự trung thành để đem lại lợi nhuận. Theo Helgesen và Nesset (2007), lòng trung thành của sinh viên có mối quan hệ mật thiết với hai yếu tố: sự hài lòng của sinh viên và chất lượng của trường học.

Khi nghiên cứu ở một mối quan hệ tác động riêng biệt, coi sự tác động của các nhân tố khác bằng 0, ta có thể kết luận khi chất lượng hệ thống thông tin trực tuyến tăng 1 đơn vị thì mức độ trung thành của sinh viên bị tác động gián tiếp tăng 0.794 đơn vị với mức ý nghĩa 5%. Khi nghiên cứu ở một mối quan hệ đồng thời của cả 3 nhân tố tác động đến sự hài lòng của sinh viên, cho kết quả khi chất lượng hệ thống thông tin trực tuyến tăng 1 đơn vị thì mức độ trung thành của sinh viên tăng gián tiếp 0.459 đơn vị với mức ý nghĩa 5%. Tổng giải thích sự thay đổi của biến phụ thuộc bởi cả ba biến độc lập là 88,5%. Sự tác động trực tiếp trong phân tích định lượng gần như không có ý nghĩa thống kê.

Tóm lại, kết quả phân tích định lượng và thu thập ý kiến bằng phương pháp định tính cho ta kết luận về giả thuyết H6 như sau: “Cht lượng h thng thông tin

trc tuyến không có tác động trc tiếp mà có tác động gián tiếp đến mc độ trung

thành ca sinh viên trong môi trường hc tp trc tuyến”.

5.1.3. Mi quan h gia cht lượng đội ngũ ging viên hướng dn vi s hài lòng và lòng trung thành ca sinh viên trong đào to trc tuyến

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Mối quan hệ giữa chất lượng dịch vụ đào tạo với sự hài lòng và mức độ trung thành của sinh viên trong đào tạo từ xa ELearning (Trang 151 - 153)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(197 trang)