Những thành phần cơ bản của đào tạo từ xa E-Learning tại Việt Nam

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Mối quan hệ giữa chất lượng dịch vụ đào tạo với sự hài lòng và mức độ trung thành của sinh viên trong đào tạo từ xa ELearning (Trang 99 - 104)

4.1.4.1. Chương trình đào to

Chương trình đào tạo là xương sống cho một phương thức hay một hệ đào tạo phát triển. Đối với chương trình đào tạo từ xa E-Learning hiện nay, về nguyên tắc chương trình đào tạo được xây dựng dựa trên chương trình đào tạo chính quy hiện hành, được thiết kế với số học phần, khối lượng kiến thức như chương trình chính quy truyền thống. Sự khác biệt ở đây chính là phương thức đào tạo, với đặc thù là một chương trình dành cho đối tượng người lớn đang đi làm, có tính ứng dụng hơn là tính học thuật, do vậy mục tiêu của chương trình cũng như cách thức truyền tải kiến thức cũng có sự khác biệt với chương trình chính quy truyền thống.

Nói đến đội ngũ giảng viên hướng dẫn chính là nói đến tính chuyên môn của chương trình đào tạo. Triển khai chương trình đào tạo từ xa E-Learning ở mỗi học phần luôn có sự đồng hành của hai đội ngũ cán bộ giảng dạy, giảng viên chuyên môn và giảng viên doanh nghiệp. Giảng viên chuyên môn chính là những giảng viên đến từ các trường đại học, là những giảng viên có kinh nghiệm giảng dạy và chuyên môn cao. Giảng viên doanh nghiệp là những cán bộ đã và đang là lãnh đạo các doanh nghiệp bên ngoài tham gia vào chương trình với tư cách là giảng viên thỉnh giảng theo chuyên đề phụ trách việc thảo luận các tình huống thực tế trên lớp học.

Bên cạnh việc đem lại kiến thức chuyên môn của môn học, chương trình còn đưa vào tính thực tiễn của môn học thông qua các tình huống thực tế, các diễn đàn do giảng viên doanh nghiệp phụ trách. Sinh viên được học những kiến thức chuyên sâu do giảng viên chuyên môn hướng dẫn và được cung cấp những kiến thức thực tế qua các thảo luận tình huống thực tế. Có thể nói với ưu thế giảng dạy E-Learning, giảng viên chuyên môn có cơ hội tiếp cận với phương thức giảng dạy mới, thuận lợi hơn trong việc truyền tải kiến thức và có cơ hội thể hiện tất cả những kiến thức tốt nhất cho sinh viên thông qua hệ thống công nghệ thông tin, được hợp tác với các giảng viên doanh nghiệp trong những tình huống thực tế. Việc định hướng chương trình theo hướng ứng dụng thực tế đòi hỏi đội ngũ giảng viên doanh nghiệp phải ở trình độ cao, phù hợp với tính chất chuyên môn của học phần và đem lại kiến thức thực tế chuyên sâu cho sinh viên.

4.1.4.3. Đội ngũ cán b qun lý

Đội ngũ quản lý của bất kỳ chương trình đào tạo từ xa nào cũng đồng hành bởi 3 bộ phận tùy theo cách xắp xếp của tổ chức đào tạo. Thông thường có đội ngũ cán bộ chủ nhiệm lớp, đội ngũ cán bộ hỗ trợ, tư vấn học tập và đội ngũ vận hành kỹ thuật. Nói đến đội ngũ quản lý chính là nói đến một phần tính chất dịch vụ của quản lý đào tạo. Với sự hỗ trợ của đội ngũ cán bộ quản lý nhiều kinh nghiệm, sinh viên được hưởng một dịch vụ hỗ trợ học tập tốt nhất, cán bộ quản lý là cầu nối kết nối sinh viên với giảng viên, giữa giảng viên với giảng viên, và giữa sinh viên với chương trình. Chất lượng dịch vụ hỗ trợ từ đội ngũ quản lý được thực hiện bài bản, có quy củ, đem lại sự hài lòng tốt nhất cho sinh viên học tập. Sinh viên được coi như một khách hàng, nâng cao chất lượng dịch vụ hỗ trợ đào tạo cũng chính là nâng cao chất lượng học tập và quản lý, cũng từ đó sẽ nâng cao chất lượng dạy và học của giảng viên và sinh viên. Sinh viên có cơ hội tiếp cận với nền tảng kiến thức với một sự thoải mái nhất, tiện lợi nhất và tự tin với lựa chọn của mình khi đến với chương trình đào tạo từ xa E-Learning.

Đó là một hệ thống dich vụ hỗ trợ học tập tích cực cho sinh viên thông qua công cụ hướng dẫn học tập trực tuyến của giảng viên, của trợ giảng, công cụ hỗ trợ tư vấn của đội ngũ cán bộ quản lý, của hệ thống được thiết lập sẵn qua tổng đài trả lời tự động. Qua các công cụ này nhận được những phản hồi cụ thể từ sinh viên và cung cấp cho họ những kinh nghiệm về kiến thức và học tập. Tổng thể các công cụ hỗ trợ cùng tồn tại như: hỗ trợ trực tiếp, điện thoại, fax, email. Chat, Forum, hội nghị trực tuyến, phát thanh, truyền hình.

4.1.4.5. H thng hc liu đa phương tin

Xây dựng hệ thống học liệu điện tử là khâu mấu chốt quyết định cho việc vận hành quá trình đào tạo và triển khai trên lớp học. Việc xây dựng hệ thống học liệu phải đảm bảo tính chuẩn mực, chính xác, đảm bảo chất lượng chuyên môn và thực hiện đúng tiến độ. Hệ thống học liệu điện tử bao gồm: Đề cương chi tiết môn học, Tài liệu hướng dẫn học tập; Bài giảng quay video; Bài giảng audio; Hệ thống câu hỏi trắc nghiệm; Tình huống thảo luận. Dịch vụ cung cấp học liệu điện tử có chất lượng cho 100% các học phần là lý tưởng cho một chương trình đào tạo từ xa E-Learning. Tất cả những kiến thức “tinh túy” nhất của môn học được đưa vào hệ thống học liệu để sinh viên có thể chủ động tham khảo và chủ động học tập. Hệ thống học liệu đa phương tiện trong đào tạo từ xa E-Learning được phát triển theo một cấu trúc nhất định, đem lại tính liên tục và có giá trị logic cho sinh viên. Nó bao gồm:

Hệ thống học liệu đa phương tiện ở dạng đơn giản: là nguồn tài nguyên không tương tác như tài liệu học tập dạng text, tài liệu thuyết trình PowerPoit, videos hoặc audio. Nguồn học liệu này chỉ cho phép sinh viên tự đọc, tự nghiên cứu nội dung mà không thực hiện các hành động tương tác nào.

Hệ thống học liệu tương tác điện tử: là hệ thống các bài học điện tử cho phép sinh viên tương tác qua lại với bài học trên nền tảng Internet. Một loạt các bài học điện tử bao gồm văn bản, đồ họa, hình ảnh động, âm thanh, video, hệ thống ngân hàng câu hỏi mở cho phép sinh viên có tương tác nhất định để tự học với hệ thống học liệu.

Học liệu dạng “mô phỏng”: là hệ thống học liệu có sự tương tác rất cao trong đào tạo từ xa E-Learning. Hệ thống tạo ra một môi trường học tập ảo dạng mô phỏng trên máy tính, thông qua đường truyền Internet, với một công cụ quản lý học tập trực tuyến, sinh viên được hòa mình vào tình huống thực tế, tương tác và thực hành với những tình huống cụ thể của bài học mô phỏng.

Thực tiễn cho thấy vai trò của hệ thống công nghệ thông tin là rất quan trọng, Công nghệ và hạ tầng kỹ thuật đóng vai trò then chốt và giữ vị trí quyết định trong việc thiết kế một khóa học từ xa E-Learning. Sử dụng hệ thống quản lý trực tuyến LMS (Lerning Management System), sử dụng hệ thống quản lý hệ thống học liệu trực tuyến, duy trì diễn đàn trao đổi học tập và diễn đàn giải đáp thắc mắc cho sinh viên, là những yếu tố về công nghệ không thể thiếu trong triển khai khóa học từ xa E- Learning. Tính hiện đại, dễ dàng sử dụng, tiện lợi trong việc học tập và trao đổi, chủ động học bất cứ nơi nào, bất cư nơi đâu, đó chính là lợi thế về mặt dịch vụ của hệ thống công nghệ thông tin đem lại cho khóa học từ xa E-Learning.

Tùy vào việc ứng dụng hệ thống công nghệ khác nhau, ta có hai cách tiếp cận trong phương thức đào tạo từ xa E-Learning hiện nay, đó là hình thức đào tạo từ xa tương tác và hình thức đào tạo từ xa không tương tác.

Đào tạo từ xa tương tác. Đó là sự tương tác theo thời gian thực, trực tiếp giữa giảng viên và sinh viên trong quá trình học tập. Có một số công nghệ điển hình sử dụng trong cách tiếp cận này:

• Radio hai chiều và thoại hội nghị. Công nghệ này được sử dụng cho các chương trình phổ cập hơn là đào tạo cho những người trưởng thành. Nó được sử dụng để bổ sung cho các công nghệ đào tạo khác với ưu thế giá rẻ và phổ cập rộng được.

• Cầu truyền hình. Sử dụng các chương trình trình học tập thực tế qua truyền hình trực tiếp với tốc độ cao. Đặc thù của chương trình này là giá thành rất cao và chỉ dùng trong các sự kiện quan trọng, những nghiên cứu đòi hỏi chất lượng hình ảnh và âm thanh cao.

• Hội nghị truyền hình trực tuyến. Sử dụng kết hợp công nghệ truyền hình, hệ thống máy tính nối mạng Internet và hệ thống viễn thông. Hệ thống này đòi hỏi một chi phí tốn kém khi cần một chất lượng âm thanh và hình ảnh rõ nét.

Đào tạo từ xa không tương tác. Là hoạt động không có sự tương tác giữa người dạy và sinh viên theo thời gian thực. Các công cụ và phương tiện được sử dụng trong đào tạo từ xa không tương tác gồm:

• Tài liệu in dạng text. Đây là công cụ cổ điển và truyền thống nhất, có ưu điểm là giá thành rẻ, tồn tại lâu dài và bổ trợ cho quá trình học cho dù công nghệ sử dụng hiện đại như thế nào.

• Băng đĩa hình và tiếng. Đây là dạng học liệu phổ biến trong thời kỳ phát triển đào tạo từ xa thời kỳ đầu, hệ thống học liệu đa phương tiện này được sử dụng để bổ trợ cho các công nghệ khác.

• Công cụ mô phỏng (đĩa CD-DVD, Multimedia,….). Công cụ dựa vào việc thiết kế mô phỏng bằng kỹ thuật của máy vi tính và đưa vào hệ thống quản lý lớp học.

• Phát thanh, truyền hình. Công cụ sử dụng hệ thống viễn thông, phát thanh truyền hình kỹ thuật số hoặc truyền hình mặt đất. Bên cạnh yếu điểm là đắt đỏ thì công nghệ này có tính rộng và phục vụ được nhiều sinh viên.

• Mạng Internet, Intranet (Web, Email, E-Learning) được coi là công nghệ của thế kỷ 21.

(Phan Thế Công và Bùi Thị Nga, 2014)

4.1.4.7. Hot động cng đồng

“Thi đua học tập, kết nối cộng đồng, chia sẻ thành công”, đó là thông điệp của đào tạo từ xa cho các bạn học viên đang theo học chương trình đào tạo tại Đại học Kinh tế quốc dân. Có thể nói với tính chất đặc thù của hệ đào tạo từ xa, việc chia sẻ, kết nối và hỗ trợ nhau trong học tập, cùng nhau động viên cố gắng thông qua các hoạt động cộng đồng là yếu tố rất quan trọng để chương trình đào tạo từ xa thành công. Nhiều hoạt động mang tính cộng đồng được triển khai đem lại sự kết nối cho các bạn sinh viên với đời sống xã hội và phát triển các kỹ năng mềm của sinh viên.

4.1.4.8. Đảm bo cht lượng trong đào to t xa E-Learning

Đào tạo từ xa E-Learning đã phát triển nhanh chóng, mối quan tâm về chất lượng ngày càng được chú ý từ những cơ sở giáo dục cho đến các nhà tuyển dụng. Việc đảm bảo chất lượng là mối quan tâm lớn của các nhà lãnh đạo giáo dục, nhà hoạch định chính sách, các giảng viên và cũng là vấn đề cơ bản trong quy hoạch phát triển đào tạo từ xa E-Learning. Đảm bảo chất lượng là một hệ thống nội bộ và quy trình liên tục kết hợp với đánh giá ngoài để đảm bảo rằng mức độ về chất lượng dự kiến và lòng tin của các bên liên quan được các tổ chức giáo dục duy trì.

Nguyên tắc đảm bảo chất lượng giáo dục trong đào tạo từ xa nhấn mạnh đến chính sách và lập kế hoạch, nguồn nhân lực, các chương trình, phương tiện học tập, hỗ trợ sinh viên và kiểm tra đánh giá. Theo hệ thống đảm bảo chất lượng của Hiệp hội các trường Đại học mở Châu Á (AAOU), đánh giá chất lượng đào tạo từ xa E-Learning gồm 107 tiêu chí thuộc 9 tiêu chuẩn:

- Chính sách và kế hoạch (7 tiêu chí)

- Nguồn nhân lực tuyển dụng và phát triển (9 tiêu chí) - Quản lý và điều hành (21 tiêu chí)

- Học viên (10 tiêu chí)

- Thiết kế và phát triển chương trình (6 tiêu chí) - Thiết kế và phát triển học liệu (14 tiêu chí) - Dịch vụ hỗ trợ học tập (18 tiêu chí)

- Đánh giá học tập của học viên (15 tiêu chí) - Phương tiện dạy và học (7 tiêu chí)

(Tian Belawati & Jon Baggaley, 2009).

Đảm bảo chất lượng là nhân tố quan trọng trong quản lý và phát triển đào tạo từ xa E-Learning. Cách tiếp cận bộ tiêu chuẩn về đảm bảo chất lượng sẽ phản ánh các hoạt động và tiêu chuẩn của cơ sở giáo dục và cách thức thúc đẩy chất lượng nội bộ. Tự đánh giá là một khía cạnh quan trọng trong đảm bảo chất lượng giúp các cơ sở giáo dục nhìn nhận được yếu kém để cải thiện và phát triển.

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Mối quan hệ giữa chất lượng dịch vụ đào tạo với sự hài lòng và mức độ trung thành của sinh viên trong đào tạo từ xa ELearning (Trang 99 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(197 trang)