Vùng Trung du và miền núi phía Bắc

Một phần của tài liệu Thực trạng thu hút vốn FDI vào các vùng kinh tế ở việt nam và giải pháp đẩy mạnh thu hút vốn FDI trong thời gian tới (Trang 45 - 47)

Các tỉnh trung du miền núi Bắc Bộ (TDMNBB) gồm 14 tỉnh: Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Giang, Hà Giang, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Phú Thọ, Bắc Kạn, Yên

Bái, Lào Cai, Sơn La, Lai Châu, Điện Biên, Hoà Bình, (ngoài ra, Nghị quyết 37 còn có thêm phía Tây Thanh Hoá và phía Tây Nghệ An) với tổng diện tích 95.264,4km2

chiếm khoảng 28,78% diện tích cả nước;dân số 11,2 triệu người, chiếm khoảng

12,85% dân số cả nước, trong đó chủ yếu là đồng bào các dân tộc thiểu số. Đây là một địa bàn chiến lược đặc biệt quan trọng về kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại của cả nước, có tiềm năng, lợi thế về nông nghiệp, thuỷ điện, khoáng sản, du lịch và kinh tế cửa khẩu.

Trung du và miền núi phía Bắc là vùng có khoáng sản và trữ năng thuỷ điện lớn nhất nước ta. Lòng đất ở đây giàu than, quặng sắt, mangan, đồng, chì, kẽm, đất hiếm, apatit... Các mỏ than tập trung chủ yếu ở khu Đông Bắc (Thái Nguyên). Khu Đông Bắc cũng có nhiều mỏ kim loại, đáng kể hơn cả là mỏ sắt (Yên Bái), thiếc và bôxit (Cao Bằng), kẽm – chì ở Chợ Đồn (Bắc Kạn), đồng – vàng (Lào Cai). Khoáng

sản phi kim loại đáng kể có apatit (Lào Cai). Mỗi năm vùng kinh tế này khai thác khoảng 600 nghìn tấn quặng để sản xuất phân lân.

Trữ năng thuỷ điện của hệ thống sông Hồng (11 triệu kW) chiếm hơn 1/3 trữ năng thuỷ điện của cả nước. Riêng sông Đà chiếm gần 6 triệu kW. Nguồn thuỷ năng lớn này đang được khai thác. Nhà máy thuỷ điện Thác Bà trên sông Chảy có công

suất thiết kế là 110 nghìn kW. Nhà máy thuỷ điện Hoà Bình trên sông Đà có công suất thiết kế là 1,9 triệu kW. Chính phủ hiện đang xây dựng một số nhà máy thuỷ

điện lớn như nhà máy thuỷ điện Sơn La (trên sông Đà) với công suất là 3,6 triệu kW, thuỷ điện Đại Thị (trên sông Gâm) 250 nghìn kW…

Trung du và miền núi phía Bắc có phần lớn diện tích là đất feralit trên đá phiến, đá vôi và các đá mẹ khác, ngoài ra còn có đất phù sa cổ (ở vùng trung du). Nơi đây có khí hậu nhiệt đới ẩm, gió mùa, có mùa đông lạnh, lại chịu ảnh hưởng sâu sắc của điều kiện địa hình vùng núi. Bởi vậy, Trung du và miền núi phía Bắc có thế mạnh đặc biệt để phát triển các cây công nghiệp có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới. Đây chính là vùng chè lớn nhất cả nước, với các loại chè thơm ngon nổi tiếng ở Phú Thọ, Thái Nguyên, Yên Bái, Hà Giang, Sơn La.

Ở các vùng núi giáp biên giới của Cao Bằng, Lạng Sơn, cũng như trên vùng núi cao Hoàng Liên Sơn, điều kiện khí hậu rất thuận lợi cho việc trồng các cây thuốc quý (tam thất, đương quy, đỗ trọng, hồi, thảo quả…) và các cây ăn quả như mận, đào, lê. Ở Sa Pa có thể trồng rau mùa đông và sản xuất hạt giống quanh năm.

Trung du và miền núi phía Bắc có nhiều đồng cỏ, chủ yếu là trên các cao nguyên ở độ cao 600 – 700m. Các đồng cỏ thường không lớn. Tuy vậy ởđây có thể phát triển chăn nuôi trâu, bò (lấy thịt và lấy sữa), ngựa, dê. Bò sữa được nuôi tập trung ở cao nguyên Mộc Châu (Sơn La).

Tăng trưởng GDP toàn vùng bình quân hàng năm giai đoạn 2005-2010 đạt từ

9-11%, riêng năm 2010 đạt trên 10%, thu nhập bìnhquân đầu người đạt xấp xỉ 11 triệu đồng.

Tuy nhiên, trung du và miền núi Bắc Bộ là vùng kinh tế chậm phát triển và nghèo nhất cả nước. Các tỉnh trong vùng đều chưa có khả năng tự cân đối ngân sách. GDP bình quân đầu người của vùng chỉ bằng khoảng 1/3 so với cả nước. Vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng còn thấp xa so với nhu cầu, mức độ hưởng lợi từ các dịch vụ công của người dân tuy đã được cải thiện, song vẫn còn chậm so với

các vùng khác.

Vì vậy, điều kiện cho phát triển mạnh mẽ, an toàn và hiệu quả hoạt động ngân hàng theo cơ chế thị trường của vùng còn rất hạn chế và vai trò của Nhà nước, đặc biệt là nguồn vốn của Nhà nước cho phát triển và ổn định kinh tế- xã hội trên địa bàn là hết sức quan trọng, đặc biệt là để giải quyết các vấn đề xã hội trên địa

Một phần của tài liệu Thực trạng thu hút vốn FDI vào các vùng kinh tế ở việt nam và giải pháp đẩy mạnh thu hút vốn FDI trong thời gian tới (Trang 45 - 47)