Vùng Đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) gồm 2 thành phố (Hà Nội, Hải Phòng)
và 9 tỉnh (Hải Dương, Hưng Yên, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Quảng Ninh, Thái Bình,
Hà Nam, Nam Định,Ninh Bình), có diện tích tự nhiên là 21.068km2chiếm 6,37% diện tích cả nước, dân số khoảng 19,9 triệu người, chiếm 22,77% dân số cả nước.
Đồng bằng sông Hồng là vùng dân cư đông đúc nhất cả nước. Mật độ dân số trung bình là 949 người/km2(năm 2011).Đây là một thuận lợi vì vùng có nguồn lao động dồi dào với truyền thống kinh nghiệm sản xuất phong phú, chất lượng lao động dẫn đầu cả nước. Thế nhưng, dân số đông cũng đem đến những khó khăn nhất định, gây sức ép nặng nề lên sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng. (xem chi tiết tại Bảng 1)
Vùng ĐBSH thể hiện là một trong những vùng phát triển năng động của cả nước, chỉ đứng sau vùng Đông Nam Bộ (ĐNB) và đã góp phần quan trọng tạo nên sự chuyển biến tích cực của tình hình kinh tế - xã hội nước ta khi bước vào kỷ nguyên mới. ĐBSHlà một trong những vùng kinh tế có tầm quan trọng đặc biệt trong phân công lao động của cả nước. Đây là vùng có vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên thuận lợi, tài nguyên thiên nhiên phong phú và đa dạng, dân cư đông đúc, nguồn lao động dồi dào, mặt bằng dân trí cao.
Vùng ĐBSH có lịch sử, truyền thống cách mạng, văn hóa lâu đời, nơi cội nguồn của dân tộc, là nơi địa đầu của Tổ quốc ở phía Bắc, có vị trí chiến lược về phát triển đất nước và hợp tác quốc tế của Việt Nam; có đường hàng hải quốc tế và đường xuyên á đi qua, có các cảng biển Hải Phòng, Cái Lân, các sân bay quốc tế, có Thủ đô Hà Nội là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học công nghệ lớn của cả vùng Bắc Bộ và cả nước; là đầu mối giao thông quan trọng, từ ĐBSH đi các nơi rất thuận tiện, bằng cả đường bộ, đường sắt, đường sông, đường biển, đường hàng không. Sự phát triển kinh tế - văn hoá- xã hội của vùng ĐBSH hội tụ được các yếu tố để thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước; có ý nghĩa tác động và lan toả trực
tiếp đến các tỉnh Trung du – Miền núi phía Bắc và các tỉnh Khu IV cũ, các vùng chưa phát triển.
Đồng bằng sông Hồnglà một khu vực có tốc độ phát triển kinh tế nhanh, nhưng nếu so với vùng Đông Nam Bộ thì các tỉnh Đồng bằng sông Hồng có tỷ trọng đóng góp vào GDP và xuất khẩu của cả nước thấp hơn, cơ sở hạ tầng còn yếu kém và thu hút được ít các nguồn vốn đầu tư hơn. Nguyên nhân chính của tình hình này là do cả khu vực còn thiếu cơ chế chính sách đồng bộ, chưa hình thành được thị trường bất động sản, thị trường vốn, cũng như chưa có một quy hoạch tổng thể để phát huy lợi thế so sánh của cả vùng.