PHƯƠNG HƯỚNG TĂNG CƯỜNG THU HÚT VỐN FDI VÀO PHÁT

Một phần của tài liệu Thực trạng thu hút vốn FDI vào các vùng kinh tế ở việt nam và giải pháp đẩy mạnh thu hút vốn FDI trong thời gian tới (Trang 105 - 107)

CÁC VÙNG KINH TẾ Ở VIỆT NAM

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng đã diễn ra vào tháng 1 năm 2011 đã ban hành văn kiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020. Trong

văn kiện này, đã có 03 đoạn trực tiếp đề cập đến định hướng, mục tiêu về FDI, đó

là:

- Tại mục II.4 có đoạn “Khuyến khích kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài phát triển theo quy hoạch.”

- Tại mục IV.1 có đoạn “Thu hút đầu tư nước ngoài có công nghệ hiện đại, thân thiện môi trường và tăng cường sự liên kết với các doanh nghiệp trong nước.”

- Tại mục IV.5 có đoạn “Đa dạng hoá hình thức đầu tư, khuyến khích và tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế, kể cả đầu tư nước ngoài tham gia phát triển kết cấu hạ tầng.”

Tuy nhiên, có thể thấy rằng Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020

tập trung vào 3 trọng tâm, hay còn gọi là 3 đột phá liên quan đến thể chế, nguồn nhân lực chất lượng cao, và kết cấu hạ tầng hiện đại nhằm có thể chuyển đổi mô hình tăng trưởng, cải cách cơ cấu để đạt mụctiêu cuối cùng là dân giàu, nước mạnh. Do vậy định hướng, mục tiêu đến FDI cũng phải hướng tới và phục vụ cho mục tiêu chung phát triển đất nước.

Hiện nay, trừ một số địa bàn trọng điểm như vùng Đông Nam Bộ. Hà Nội -

Hải Phòng - Quảng Ninh, Đà Nẵng, ở hầu hết các vùng lãnh thổ còn lại điều kiện cơ sở vật chất, nguồn nhân lực, thị trường... không đáp ứng được đòi hỏi của các nhà đầu tư nước ngoài và phải một thời gian dài nữa mới có thể khắc phục được. Do đó, kiến nghị về định hướng đầu như như sau:

Thứ nhất, lượng vốn và dự án FDI tập trung chủ yếu ở khu vực Đông Nam

Bộ, tiếp theo đó là vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung, đồng bằng sông Hồng. Đây là các vùng có cơ sở hạ tầng thuận lợi, quy mô dân số lớn và mật độ tập

trung dân số cao, thu nhập người dân cao so với các vùng khác trong cả nước; những đặc tính này giải thích tại sao FDI lại tập trung cao vào các vùng như vừa nêu trên. Ngược lại, các vùng Tây Nguyên, Trung du và miền núi phía Bắc, và đồng bằng sông Cửu Long là nơi thu hút ít vốn và dự ánFDI nhất do ở những nơi này cơ sở hạ tầng chưa phát triển, mật độ dân số thấp, quy mô dân số không lớn, thu nhập người dân không cao. Hơn nữa, mạng lưới hạ tầng ở những nơi này cũng không kết nối tốt đến các tỉnh thành và các vùng lân cận.

Thứ hai, các nghiên cứu áp dụng cả phương pháp định lượng và định tính

cho thấy FDI không có tác động đáng kể có ý nghĩa thống kê đến tăng trưởng của tỉnh/thành phố; mối quan hệ giữa FDI và thu nhập các tỉnh/thành được chứng minh là đi từ thu nhập đến FDI. Có nghĩa là, các tỉnh có thu nhập trên đầu người cao thì cũng đồng thời thu hút được nhiều dự án FDI. Nhưng các tỉnh có thu nhập trên đầu người cao hầu như đều có các đặc tính cơ sở hạ tầng tốt, chất lượng lao động cao, quy mô dân số (quy mô thị trường) và mật độ dân sốlớn,…

Thứ ba, thu hút FDI theo vùng, tỉnh, thành phố không thể tách rời với thu hút

FDI theo ngành, lĩnh vực kinh tế bởi vì phân bổ các ngành kinh tế có liên hệ mật thiết tới vùng, lãnh thổ. Chẳng hạn, các FDI trong lĩnh vực phân phối và bán lẻ sẽ tập trung chủ yếu ở các tỉnh, thành phố có mật độ dân số lớn và thu nhập người dân ở mức tương đối cao như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng, Đồng Nai, Bình Dương,… . Hay các dịch vụ tài chính sẽ chủ yếu tập trung ở một số thành phố lớn của cả nước.

Thứ tư, trong quá trình thu hút FDI, nhiều thành phố lớn thu hút cả các công

ty FDI thâm dụng lao động và gây ô nhiễm môi trường, vì thế khi mà mật độ dân số ngày càng lớn và tốc độ đô thị hóa nhanh, những khu công nghiệp trước đây nằm ven đô có thể nhanh chóng nằm trong trung tâm thành phố. Với một lượng lao động lớn trong các khu công nghiệp, khu chế xuất sẽ tạo ra những vấn đề đô thị như tắc đường, quá tải các dịch vụ công,… . Trung tâm các thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chính Minh, Đà Nẵng,…nên là nơi thu hút các dự án FDI công nghệ cao, các công ty FDI cung cấp dịch vụ tài chính, bảo hiểm, tư vấn, phân phối và bán lẻ,… chứ không phải là nơi tập trung các hoạt động sản xuất công nghiệp đòi hỏi lượng lớn lao động và hoạt động sản xuất gây ra tiếng ồn, ô nhiễm môi trường,… .

Điều này đòi hỏi phải có một quy hoạch tổng thể các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao ở tầm quốc gia, phải có một dự báo về xu hướng đô thị hóa để có thể quy hoạch các khu công nghiệp, khu chế xuất và các dự án FDI vào những nơi phù hợp.

Thứ năm, đối với các tỉnh, thành phố có cơ sở hạ tầng yếu kém thì các quy

định, cơ chế và năng lực cán bộ tại các địa phương là hết sức cần thiết trong việc thu hút FDI. Vì thế, chính quyền tỉnh, thành phố vừa phải cải thiện cơ sở hạ tầng về mặt dài hạn, vừa phải đồng thời tạo ra một môi trường đầu tư – kinh doanh thuận lợi cho các nhà đầu tư, giảm thiểu các thủ tục hành chính phiền hà, nâng cao tinh thần trách nhiệm và năng lực cho các cán bộ địa phương,… . Điều này có nghĩa, với các tỉnh yếu kém về cơ sở hạ tầng thì phải có những cải cách, đổi mới bổ sung cho các yếu kém đó.

Thứ sáu, thực hiện xây dựng các khu công nghiệp, khu chế xuất tại các tỉnh,

thành phố có cơ sở hạ tầng thuận tiện, có mật độ dân số cao và thu nhập cao cóthể dễ dàng thu hút các dự án FDI ban đầu, nhưng sau đó sự tập trung quá mức các dự án FDI sẽ tạo ra các vấn đề xã hội khác như đã nêu ở trên như các đô thị quá tải về mặt dân số gây ách tắc giao thông, quá tải về các dịch vụ công cộng, ô nhiễm môi trường. Do đó trong quá trình thu hút FDI cần phải gắn với quy hoạch phát triển đô thị. Điều này cũng có nghĩa cần có sự phối hợp giữa các bộ ngành địa phương như Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Xây dựng, Bộ Công Thương, Bộ Tài chính,… và các ban, ngành của tỉnh, thành phố,… .

Một phần của tài liệu Thực trạng thu hút vốn FDI vào các vùng kinh tế ở việt nam và giải pháp đẩy mạnh thu hút vốn FDI trong thời gian tới (Trang 105 - 107)