Những hạn chế cơ bản và nguyên nhân:

Một phần của tài liệu Thực trạng thu hút vốn FDI vào các vùng kinh tế ở việt nam và giải pháp đẩy mạnh thu hút vốn FDI trong thời gian tới (Trang 91 - 105)

2.3.2.1 Những hạn chế cơ bản

2.3.2.1.1 Công tác quy hoạch còn thiếu đồng bộ:

Đây là nguyên nhân chính dẫn tới khó khăn cho công tác xúc tiến đầu tư

cũng như công tác cấp và điều chỉnh GCNĐT, dẫn tới chậm chễ trong công tác cấp phép. Cùng với việc thực hiện phân cấp, việc thiếu các quy hoạch ngành, vùng và sản phẩm (chưa có hoặc có quy hoạch nhưng không đủ rõ ràng) là nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng cấp phép vượt quá khảnăng cung ứng nguyên liệu (các nhà máy thép, chế biến nông sản...), vượt quá nhu cầu/khảnăng tiêu thụ sản phẩm (thép, sân golf, cảng biển...).

Thời gian qua, mặc dù các cơ quan nhà nước từ Trung ương đến địa phương đã cố gắng làm cho chất lượng quy hoạch tốt hơn, quản lý quy hoạch đạt hiệu quả cao hơn, nhưng nhìn chung trên phạm vi cả nước công tác quản lý quy hoạch còn bộc lộ một số điểm yếu kém cần khắc phục, thể hiện ở một số vấn đề:

(1) Việc phân công, phân cấp không rõ ràng, thiếu một khuôn khổ pháp lý đầy đủ cho việc lập, phê duyệt, quản lý quy hoạch, thiếu sự chỉ đạo và hướng dẫn thống nhất về các vấn đề liên quan đến công tác quy hoạch trong phạm vi cả nước;

trật tự của quy hoạch chưa được đảm bảo theo quy định vàthiếu kiểm tra, giám sát thực hiện quy hoạch. Việc lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch được giao cho nhiều đầu mối, nhiều cơ quan nhà nước nhưng trên thực tế chưa quan tâm

đúng mức, thiếu sự phân công và trách nhiệm rõ ràng.

(2) Thiếu sự đồng bộ trong công tác lập quy hoạch và quản lý quy hoạch giữa các ngành và địa phương ; hệ thống thông tin dữ liệu đầu vào để lập quy hoạch vừa thiếu vừa kém chất lượng; thiếu sự phốihợp giữa các cơ quan liên quan trong quá trình lập các quy hoạch ngành, địa phương nên đã xảy ra tình trạng chồng chéo và không ăn khớp giữa quy hoạch ngành và quy hoạch tỉnh (có quy hoạch phát triển ngành chưa thể hiện cụ thể trên các địa bàn lãnh thổ của các tỉnh, thành phố; ngược lại có một số quy hoạch ngành đã thể hiện trên lãnh thổ nhưng quy hoạch tỉnh, thành phố chưa căn cứ vào quy hoạch ngành để bố trí trên lãnh thổ của mình). Tính cục bộ, xu hướng dàn trải trong định hướng thu hút đầu tư thể hiện khá phổ biến trong các quy hoạch (cả quy hoạch lãnh thổ và quy hoạch ngành, quy hoạch sản phẩm) đã làm giảm tính khả thi của quy hoạch và gây nên sự thiếu tập trung đầu tư khai thác những ngành mà Việt Nam có thế mạnh, đặc biệt không định rõ được những ngành, lĩnh vực, sản phẩm và khu vực cần thu hút đầu tư nước ngoài để phát triển đi trước một bước, làm động lực phát triển các ngành, các vùng khác có liên

quan.

(3) Thiếu sự ràng buộc trách nhiệm của các cơ quan lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch với chấtlượng quy hoạch. Hiện nay, do cơ chế ràng buộc trách nhiệm đối với công tác quy hoạch chưa đầy đủ nên tình trạng lập quy hoạch tràn lan với những tham vọng mang tính chủ quan, thiếu tính toán tới khả năng cân đối các nguồn lực để thực hiện quy hoạch là một trong những nguyên nhân tạo ra tình trạng „quy

hoạch treo“, gây lãng phí cho đầu tư và cản trở phát triển kinh tế xã hội. Bên cạnh đó,

trong quá trình thực hiện quy hoạch, một số ngành, một số địa phương tự ý thay đổi mục tiêu của quy hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ hoặc cấp có thẩm quyền phê duyệt mà không bị xử lý đã dẫn đến tình trạng tùy tiện trong triển khai và quản lý quy hoạch.

(4) Khâu thẩm định, kiểm tra, giám sát quy hoạch còn yếu, sự tham gia của cộng đồng, của các thành phần kinh tế vào việc xây dựng và giám sát triển khai quy hoạch còn chưa được coi trọng đúng mức, dẫn đến tình trạng quy hoạch kém khả thi hoặc bị phá vỡ, ảnh hướng tới mục tiêu phát triển chung.

(5) Đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý quy hoạch vừa thiếu về số lượng vừa chưa tinh về chuyên môn. Trong thời kỳ đổi mới người làm công tác quy hoạch cần phải có một tư duy mới, phải có đầy đủ các kỹ năng đáp ứng với tình hình thực tiễn đặt ra, đặc biệt là phải có một tầm nhìn dài hạn. Nhưng hiện nay, đội ngũ cán bộ làm công tác quy hoạch ngày càng giảm đi về số lượng, đội ngũ cán bộ trẻ mới bổ sung còn cần nhiều thời gian tích lũy kiến thức và kinh nghiệm. Ngoài ra công tác tổ chức cán bộ mà đặc biệt là quy hoạch đào tạo, đào tạo lại và sử dụng cán bộ đã không được chú ý đúng mức trong giai đoạn vừa qua đã ảnh hưởng tới chất lượng quản lý quy hoạch.

Đội ngũ tư vấn lập quy hoạch đã phát triển thành một lực lượng đáng kể, tham gia lập nhiều quy hoạch. Tuy nhiên, việc quản lý tư vấn quy hoạch còn bị buông lỏng, những khó khăn trong quá trình lập quy hoạch chưa được quan tâm hỗ trợ đúng mức, kinh phí lập quy hoạch không đủ hấp dẫn đã khiến số lượng các đơn vị tư vấn quy hoạch có xu hướng giảm, chủ yếu chỉ còn lại các đơn vị tư vấn trực thuộc các Bộ, ngành và một số đơn vị ở Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, thiếu sự tham gia của các đơn vị tư vấn tư nhân. Những bất cập này là một trong các nguyên nhân làm giảm tính cạnh tranh trong việc cung cấp dịch vụ lập quy hoạch và gián tiếp làm giảm chất lượng của các quy hoạch.

2.3.2.1.2 Hạn chế về cơ sở hạ tầng

Hệthống kết cấu hạ tầng nước ta còn lạc hậu so với nhiều nước trong khu vực và chưa đáp ứng được nhu cầu đang là vấn đề rất lớn cản trở phát triển kinh tế -

Trong những năm gần đây, nhà nước đã quan tâm đầu tư hệ thống đường quốc lộ trục Bắc Nam, củng cố đường giao thông nội thị, nhất là ở các thành phố lớn như Hà Nội, TP HCM. Nhiều công trình trọng điểm đã và đang khởi công nhằm cải thiện giao thông ở các đầu mối. Các trục chính ở các vùng kinh tế trọng điểm, song vẫn không đáp ứng yêu cầu cho phát triển kinh tế của đất nước cả về chất lượng và số lượng. Hiện tượng tắc nghẽn giao thông ngày càng phổ biến hơn. Các phương tiện giao thông ngày càng tốn nhiều thời gian trên đường, nhiều con đường xuống cấp nhưng lại thiếu được duy tu bảo dưỡng.

Mật độ đường sắt nước ta là 0,8 km/100 km2, trong đó đường sắt Bắc Nam dài 1726 km, tuyến Hà Nội – Lào Cai 230 km, Hà Nội – Hải Phòng 100 km. Hai tuyến quốc tế Hà Nội – Lào Cai – Côn Minh, Hà Nội- Đồng Đăng- Bắc Kinh. Tuyến đường sắt Bắc Nam đang được củng cố, nângcấp nhưng hệ thống này đang ở vào thế độc tuyến, chỉ cần một ách tắc nhỏ tại một địa điểm sẽ làm cho cả hệ thống phải tạm ngừng hoạt động, thiếu những tuyến đường dẫn đến các khu kinh tế, khu công nghiệp, cảng biển, nối với bạn Lào và Campuchia, chưa kể chất lượng đường sắt của ta quá kém, khổ hẹp không thể đi với tốc độ cao, giao cắt với đường dân sinh lại quá nhiều, tai nạn thường xuyên xảy ra dọc tuyến.

Hệ thống cảng biển được phân bố ở cả 3 miền Bắc Trung Nam. Quy mô và tổng công suất là ... triệu tấn.Mặc dù đã có những hải cảng Quốc tế như Sài Gòn, Đà Nẵng, Hải Phòng đón nhận các tàu lớn song dịch vụ của các cảng này chưa đáp ứng yêu cầu, chi phí dịch vụ cao, thời gian thông quan lâu, chưa có cảng container trung chuyển quốc tế. Hệ thống cảng hàng không cũng quá tải, đặc biệt là các cảng hàng không quốc tế, khả năng tiếp nhận hành khách thấp, chất lượng dịch vụ thấp, máy bay các tuyến nội địa của Việt Nam thường xuyên bị trễ giờ.

Cung cấp điện: nhu cầu điện hàng năm hiện tăng 16-17%, tăng gấp 2 lần so với tốc độ tăng trưởng kinh tế. Sản xuất điện trong nước hiện nay không đáp ứng đủ nhu cầu trong nước, điện phải nhập khẩu từ Lào, Trung Quốc, ngành điện phải áp dụng triệt để các biện pháp tiết kiệm điện. Hàng năm doanh nghiệp mất điện trung bình 50 giờ (theo điều tra Báo cáo năng lực cạnh tranh cấp tỉnh).

Cấp nước đô thị: tỷ lệ cấp nước đô thị vẫn ở mức thấp, đô thị loại 1 và 2 tỷ lệ cấp nước đạt 70-80%, đô thị loại trung bình đạt 50-55%, đô thị loại 4 và 5 chỉ đạt

15-20%. Công suất thiết kế các nhà máy không phù hợp, nơi thừa, nơi thiếu, cá biệt có nơi chỉ khai thác 15-20% công suất thiết kế. Tỷ lệ thất thoát nước cao từ 30-40%,

có nơi 50%. Chất lượng nước chưa đạt tiêu chuẩn cho phép. Cơ chế chính sách vẫn còn nhiều bất cập nhất là giá nước.

Về thoát nước đô thị: Các đô thị của Việt Nam nhìn chung chưa có hệ thống nước thải riêng mà chung cho cả thoát nước mưa và nước thải. Hệ thống thoát nước đầu tư qua nhiều thời kỳ khác nhau, không hoàn chỉnh, đồng bộ, nhiều tuyến cống xuống cấp nên khả năng thoát nướckém. Đặc biệt nước thải của các KCN gây ô nhiễm nặng nề các dòng sông lớn như sông Đồng Nai, Sài Gòn, Thị Vải, sông Đáy, sông Nhuệ, sông Tô Lịch, sông Cầu. Hiện tượng ngập úng ở các đô thị lớn vẫn thường xuyên xảy ra ở các đô thị lớn mỗi khi có mưa lớn hay triều cường. Có thể nói thoát nước và xử lý nước thải đang là thách thức lớn đối với lĩnh vực thoát nước.

Nhìn chung cơ sở hạ tầng kỹ thuật ở nước ta còn chưa đáp ứng yêu cầu của xã hội, cần áp dụng mọi biện pháp để khắc phục dần những bất cập này.

2.3.2.1.3 Thiếu lao động có trình độ cao

Tuy có nguồn nhân lực dồi dào nhưng hiện tượng thiếu lao động cục bộ tại một số địa phương, đặc biệt là tại các địa phương tập trung nhiều khu công nghiệp. Bên cạnh việc thiếu lao động phổ thông cục bộ, các doanh nghiệp ĐTNN phàn nàn

nhiều về việc thiếu lao động đã qua đào tạo. Một số doanh nghiệp công nghệ cao (như INTEL) đã phản ánh về tình trạng thiếu nghiêm trọng lao động đã qua đào tạo và phải tự đào tạo người lao động dẫn tới chi phí đầu tư cao hơn dự kiến. Bên cạnh đó, tác phong lao động của đội ngũ lao động trong nước còn thiếu tính công nghiệp dẫn tới năng suất lao động còn thấp.

Năm 2001, năng suất lao động của khu vực ĐTNN cao hơn 22,16 lần so với khu vực tư nhân trong nước nhưng đến năm 2008 chỉ còn cao hơn 9,31 lần. Trong khi 2 khu vực kinh tế nhà nước và khu vực tư nhân trong nước có năng suất lao

động tăng qua các năm thì khu vực ĐTNN lại liên tục giảm năng suất lao động và

đến năm 2008, năng suất lao động của khu vực ĐTNN chỉ bằng nửa mức năng suất

lao động của chính khu vực này năm 2000, mặc dù vẫn cao hơn khu vực kinh tế nhà

2.3.2.1.4 Hoạt động xúc tiến đầu tư

Chưa đạt được mục tiêu thu hút ĐTNN theo ngành:

- Thu hút vào những ngành công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp phục vụ phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn, công nghệ sinh học, hạ tầng xã hội, những ngành công nghệ hiện đại còn hạn chế.

- Tình trạng cấp GCNĐT không phù hợp với quy hoạch còn diễn ra ở một số địa phương (sân golf, sản xuất thép, khai thác khoáng sản), làm ảnh hưởng đến doanh nghiệp và thị trường trong nước, gây mất cân đối về cơ sở hạ tầng (điện, đường, cảng), làm trầm trọng hơn tình trạng thiếu nguồn nhân lực.

- ĐTNN tại Việt Nam trong lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo chủ yếu là những lĩnh vực lắp ráp, gia công, chế biến ở các công đoạn đơn giản, giá trị gia

tăng thấp; công nghiệp phụ trợchưa phát triển.

- Nhiều dự án chưa được thẩm tra kỹ các khía cạnh về kỹ thuật, công nghệ, chuyển giao công nghệ, phát triển chất lượng nguồn lao động, sự liên kết với doanh nghiệp trong nước dẫn đến chất lượng các dự án không cao. Điều này đã dẫn đến tình trạng:

+ Dự án có quy mô vốn đầu tư lớn song chưa phản ánh đúng khả năng và nhu cầu đầu tư thực sự của chủ dự án (vốn ảo), đặc biệt là trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản.

+ Nhiều dự án chỉ dựa vào khai thác tài nguyên và chế biến thô hoặc gia công mà không tạo ra lợi thế công nghệ tương lai cho nền kinh tế.

+ Dự án chủ yếu sử dụng lao động phổ thông, giá trị gia tăng của sản phẩm không cao, trình độ khoa học công nghệ sử dụng trong các dự án ở mức trung bình, dẫn đến việc tiêu tốn năng lượng, tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm môi trường….

Mục tiêu thu hút ĐTNN theo địa bàn cũng còn một số điểm chưa đạt được:

ĐTNN tiếp tục đổ vào các địa bàn có nhiều lợi thế nhưng lại chưa phát huy được vai trò của các vùng động lực, chưa tạo điều kiện liên kết phát triển các vùng khác; việc đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng của các vùng khó khăn bằng các nguồn vốn khác để thu hút ĐTNN vẫn chưa thực hiện được nhiều, do vậy dù đầu tư vào các vùng khó khăn được ưu đãi tối đa nhưng đến nay, ĐTNN vào trung du và miền núi phía Bắc chỉ chiếm 1,4%, vào Tây Nguyên chỉ chiếm 0,4% và vào đồng bằng sông

Cửu Long chiếm 4,8% tổng vốn đăng ký. Trong các vùng thu hút nhiều ĐTNN như Đông Nam Bộ (chiếm 45,% tổng vốn đăng ký trên cả nước) thì đến 97,8% vốn đăng ký tập trung tại TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương và Bà Rịa Vũng Tàu (trong đó TP Hồ Chí Minh chiếm trên 34,1% tổng đầu tư đăng ký tại Đông Nam Bộ, 15,5% tổng vốn đăng ký trên cả nước), ĐTNN tại Tây Ninh chỉ chiếm 1,5% và Bình Phước chỉ chiếm 0,7% tổng vốn đăng ký toàn vùng.

2.3.2.1.5 Thủ tục hành chính trong việc quản lý và cấp phép đầu tư

- Việc thực hiện phân cấp đầu tư song chất lượng và hiệu lực quản lý nhà nước đối với hoạt động ĐTNN còn nhiều vấn đề bất cập. Phân cấp chưa đi kèm với các công cụ giám sát, quản lý (lao động, tài chính, ngân hàng, môi trường, xây dựng, khoa học công nghệ, việc tuân thủ quy định hiện hành đối với các dự án đầu tư có điều kiện…) dẫn tới hàng loạt các vấn đề phát sinh nhưng chưa kịp thời phát hiện cũng như có giải pháp ngăn chặn hữu hiệu như chuyển giá, lãi thật lỗ giả gây thất thu cho ngân sách nhà nước, khai thác tận thu các nguồn tài nguyên, môi

trường, đăng ký vốn lớn nhưng không triển khai theo tiến độ ...

- Bên cạnh đó, các bộ tiêu chuẩn kỹ thuật, các tiêu chí (khoa học, công nghệ, môi trường, khai thác tài nguyên khoáng sản, sản phẩm, suất đầu tư tối thiểu đối với các dự án sử dụng nhiều đất...) chưa được ban hành hoặc chưa phù hợp đã gây ảnh hưởng hưởng đáng kể đến việc cấp Giấy chứng nhận đầu tư, cũng như đến công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát của các cơ quan.

- Việc phân cấp toàn bộ choUBND các địa phương và Ban quản lý KCN –

KCX trong quản lý ĐTNN là chủ trương đúng đắn, tạo thế chủ động và nâng cao trách nhiệm của các cơ quan quản lý địa phương trong công tác quản lý hoạt động ĐTNN, tuy nhiên trong điều kiện hệ thống quy hoạch chưa đồng bộ, đầy đủ, bộ máy quản lý nhà nước các cấp chưa kịp kiện toàn, việc phân cấp toàn diện cho các địa phương hiện nay đã bộc lộ một số hạn chế, cụ thể là:

+ Nhận thức về thu hút và quản lý các nguồn vốn FDI tại các địa phương chưa đồng bộ, có khi nóng vội, thiên về lợi ích trước mắt mà chưa tính đến vấn đề chiến lược, ảnh hưởng đến các cân đối tổng thể của nền kinh tế. Bài học về cấp phép ồ ạt cho các dự án sân golf, các dự án khai thác khoáng sản cần được nhìn

Một phần của tài liệu Thực trạng thu hút vốn FDI vào các vùng kinh tế ở việt nam và giải pháp đẩy mạnh thu hút vốn FDI trong thời gian tới (Trang 91 - 105)