Vùng Tây Nguyên

Một phần của tài liệu Thực trạng thu hút vốn FDI vào các vùng kinh tế ở việt nam và giải pháp đẩy mạnh thu hút vốn FDI trong thời gian tới (Trang 48 - 50)

Vùng Tây Nguyên nằm gồm 5 tỉnh Lâm Đồng, Đắc Lắc, Đắc Nông, Gia Lai,

Kon Tum, dân số: 5,282 triệungười, diện tích 54.641 km2, phần lớn diện tích lãnh thổ thuộc về phía Tây dãy Trường Sơn; phía Tây giáp với các tỉnh Nam Lào và Đông Bắc Campuchia; phía đông và đông bắc giáp với vùng kinh tế Nam Trung Bộ; phía nam giáp Đông Nam Bộ., địa hình đa dạng và phức tạp, gồm nhiều cao nguyên

và núi cao.

Tây Nguyên có vị trí chiến lược quan trọng về kinh tế, chính trị, quốc phòng

đối với cả nước và khu vực Đông Dương. ở độ cao từ 250 đến 2500m, là đầu nguồn của 4 hệ thống sông lớn và có hệ thống giao thông 14, 19, 20, 24, 25, 27... Tây Nguyên có quan hệ bền chặt về kinh tế - xã hội và môi trường sinh thái với các tỉnh duyên hải Duyên hải Nam Trung Bộ, về phía Tây có quan hệ trực tiếp với các tỉnh

Nam Lào và Đông Bắc Campuchia. Do vậy, Tây Nguyên có điều kiện thuận lợi để mở rộng giao lưu với nhiều vùng trong nước và quốc tế.

Tài nguyên khoáng sản ở Tây Nguyên có: bôxit, quặng vàng, vật liệu xây dựng, đá quí, than bùn và than nâu. Ngoài ra ở vùng Tây Nguyên còn phát hiện có kim loại màu nặng: Sn, W, Pb, Zn, Sb, Pirit. Bôxit: có trữ lượng quặng nguyên 3,05 tỷ tấn, quặng tinh 1,5 tỷ tấn phân bố chủ yếu ở Đắc Nông và ở khu Konplon - An

Khê thuộc tỉnh Gia Lai, Kon Tum với trữ lượng quặng nguyên 368 triệu tấn, quặng tinh 162 triệu tấn. Vàng: Theo kết quả nghiên cứu của viện Mỏ - Luyện kim, vùng Tây Nguyên có 21 điểm có vàng với trữ lượng khoảng 8,82 tấn vàng gốc và 46,5 tấn vàng Ag (quặng vàng) phân bố ở tỉnh Kon Tum. Đá quí: đã phát hiện ở Đăk min, Chư Sê, Plâycu, Đăl Me, Đăkhia với các loại đá ngọc, silic xanh lục, xanh nhạt

opan xanh…

Tây Nguyên có tiềm năng lớn về du lịch nhờ các nét đặc thù của cảnh quan tự nhiên Tây Nguyên và các truyền thống văn hoá dân tộc lâu đời, tạo nên một sắc thái độc đáo, với những khu rừng nguyên sinh có nhiều loại động thực vật quí hiếm, trong vùng lại có nhiều thác đẹp, có nhiều suối nước khoáng, nước nóng. Đặc biệt Đà Lạt (Lâm Đồng) có khí hậu đặc thùmát mẻ quanh năm rất thuận lợi cho việc phát triển du lịch và nghỉ dưỡng. Tây Nguyên còn có nhiều khu bảo vệ thiên nhiên, ở đây còn giữ lại các nét đặc thù của các thảm thực vật nhiệt đới nguyên sinh, trong đó còn tồn tại nhiều loại động vật quý hiếm như gà rừng, gấu, sóc bay, cầy hương, bò tót, voi, nai, bò rừng, cá sấu, khỉ...

Thế mạnh về lâm nghiệp: Theo kết quả kiểm kê rừng tự nhiên, vùng Tây Nguyên hiện còn 3140 nghìn ha rừng các loại. Trữ lượng các loại rừng là 238,9 triệu m3. Cho đến nay Tây Nguyênvẫn là vùng có nhiều rừng nhất nước ta, chiếm tới 31,9% diện tích và 36,3% trữ lượng rừng toàn quốc (trong đó rừng giàu chiếm 41,2%; rừng trung bình chiếm 51,2% so với tổng trữ lượng rừng của cùng loại của cả nước).

Tốc độ tăng trưởng năm 2010, các tỉnh Tây Nguyên đã đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế 13,87% (cao hơn bình quân chung của cả nước), cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, thu ngân sách tăng nhanh, huy động vốn đầu tư phát triển, kim ngạch xuất khẩu đạt khá. Hạ tầng kinh tế - xã hội được quan tâm đầu tư thích

đáng, thu nhập và đời sống vật chất, tinh thần của các tầng lớp nhân dân được nâng lên rõ rệt, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Các giải pháp tổ chức đào tạo nghề, giải quyết việc làm được đẩy mạnh, tỷ lệ hộ nghèo của các tỉnh Tây Nguyên

giảm nhanh chỉ còn 10,45%. Trong năm 2011, 5 tỉnh Tây phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởngkinh tế trên 14%, chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế theo hướng tăng nhanh tỷ trọng, giá trị sản xuất, giá trị gia tăng ngành công nghiệp, nhất là ngành công nghiệp chế biến nông - lâm sản.

Một phần của tài liệu Thực trạng thu hút vốn FDI vào các vùng kinh tế ở việt nam và giải pháp đẩy mạnh thu hút vốn FDI trong thời gian tới (Trang 48 - 50)