Xây dựng các trường đào tạo nghề cho người lao động, tập trung vào đào tạo

Một phần của tài liệu Thực trạng thu hút vốn FDI vào các vùng kinh tế ở việt nam và giải pháp đẩy mạnh thu hút vốn FDI trong thời gian tới (Trang 112 - 114)

tạo nghề bậc cao để cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao.

Một trong những điểm yếu mà Việt Nam thiếu đi sự hấp dẫn đối với các nhà

đầu tư nước ngoài đó là nguồn nhân lực có trình độ tay nghề yếu, tính kỷ luật kém và thể lực không cao. Để nâng cao tổng thểtrình độ và thể lực của người lao động cần nhiều thời gian và phải có chiến lược phát triển nguồn nhân lực một cách đúng

đắn, hợp lý. Nhưng trước mắt, cần nhanh chóng cải tổ lại ngành giáo dục – đào tạo, gắn việc giảng dạy với những vấn đề thực tiễn và phải có sự liên kết với các doanh nghiệp trong và ngoài nước đểngười lao động ra trường có thể không mất nhiều thời gian hoặc phải đào tạo lại để làm việc. Cần tiến hành những cuộc điều tra về thị trường giáo dục – đào tạo để xây dựng những ngành nghềđào tạo phù hợp với thị trường.

- Hình thành hệ thống các trường đào tạo nghề: Trước tiên cần coi trọng hệ

thống giáo dục đào tạo chuẩn cho các thế hệtương lai, từ mầm non đến giáo dục phổthông và đào tạo chuyên nghiệp dạy nghề gắn với các chương trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của các vùng và cảnước. Đồng thời xây dựng các trung

tâm đào tạo nghề cấp vùng với các ngành nghềđào tạo phù hợp với tiềm năng và lợi thế của vùng, phù hợp với định hướng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của vùng

đó, phù hợp với nhu cầu nhân lực hiện tại của vùng.

- Cải thiện chất lượng giáo dục và lao động: Lợi thế vềchi phí lao động tiếp tục vẫn là một nhân tốhàng đầu để các doanh nghiệp FDI quyết định lựa chọn đầu

tư vào Việt Nam1. Đểtăng cường việc thu hút FDI chất lượng cao, cần giải quyết

được “điểm thắt nút: là chất lượng lao động nhằm thích ứng với các biến động của nhu cầu trên thịtrường lao động. Thông qua tăng cường giáo dục-đào tạo để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cả vềtrình độ học vấn và trình độ chuyên môn kỹ

thuật, kỹnăng tay nghề.

- Tạo mối liên kết chặt chẽhơn giữa giáo dục – đào tạo và nhu cầu của thị trường lao động và sự tham gia của doanh nghiệp: Đổi mới và phát triển dạy nghề

phải dựa trên nhu cầu của thịtrường lao động, đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế, của doanh nghiệp và yêu cầu việc làm của người lao động.

Liên kết chặt chẽ hơn giữa hệ thống giáo dục – đào tạo và thịtrường lao

động. Vấn đề cấp thiết để giải quyết tình trạng thiếu lao động kỹnăng là phải thiết lập một mối liên kết chặt chẽ, phù hợp giữa các chương trình giáo dục – đào tạo với các yêu cầu kỹnăng mà thịtrường lao động đang cần. Việc thiết lập mối liên kết có thể thực hiện thông qua:

+ Đào tạo ra những lao động kỹnăng sẵn sàng đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp bằng cách thực hiện liên kết giữa các doanh nghiệp và các cơ sởđào tạo trong đào tạo kỹ năng cho người lao động, ví dụ thông qua thực tập tại doanh nghiệp.

+ Tập trung vào hướng nghiệp và tư vấn nghề nghiệp cho các đối tượng còn

trong trường học và các cơ sởđào tạo khác; hỗ trợ các hoạt động như đánh giá kỹ năng, tư vấn, đào tạo và thuyết trình, tìm kiếm nghề nghiệp và giới thiệu việc làm.

+ Tăng cường sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan có trách nhiệm xây dựng chính sách và chương trình về giáo dục, kỹnăng nghề, hệ thống Trung tâm giới thiệu việc làm và các cơ sởđào tạo nghề.

+ Phát triển hệ thống thông tin thịtrường lao động để gắn kết đào tạo và sử

dụng lao động. Các chương trình giáo dục và đào tạo nghề phải được thiết kế dựa trên những thông tin về thịtrường lao động tốt và kịp thời.

+ Doanh nghiệp có trách nhiệm chính trong việc đào tạo nghề cho doanh nghiệp của mình; có trách nhiệm cung cấp thông tin về nhu cầu việc làm và các chế độcho người lao động cho các cơ sở dạy nghề; đồng thời thường xuyên có thông tin phản hồi cho các cơ sở dạy nghề.

+ Cơ sở dạy nghề tổ chức theo dõi, thu thập thông tin về học sinh học nghề

sau khi tốt nghiệp; có trách nhiệm tiếp nhận thông tin từ phía doanh nghiệp và thay

đổi để thích ứng với nhu cầu của doanh nghiệp.

Xây dựng và thực hiện các chương trình giáo dục hướng tới không chỉ cho những người lao động có kỹnăng và năng lực tốt hơn mà còn cho những lao động yếu thế, dễ bị tổn thương như lao động nông nghiệp nông thôn, lao động là người dân tộc thiểu số, lao động là người khuyết tật, lao động di cư, lao động di cư theo

các hình thức không chính thức và những lao động đang làm việc trong khu vực phi chính thức….

Một phần của tài liệu Thực trạng thu hút vốn FDI vào các vùng kinh tế ở việt nam và giải pháp đẩy mạnh thu hút vốn FDI trong thời gian tới (Trang 112 - 114)