Chính sách khuyến khích đầu tư chung:
- Nghiên cứu chính sách ưu đãi đầu tư theo hướng không chỉ ưu đãi miễn giảm thuế theo cách cào bằng như hiện nay, mà cần có những chính sách ưu đãi để thu hút đầu tư của các doanh nghiệp công nghệ cao, công nghệ thân thiện môi trường, hoặc thu hút vào ngành công nghiệp (như công nghiệp hỗ trợ, sản xuất điện,...) hay nói cách khác chính sách ưu đãi phải nhắm tới một mục tiêu định trước. Ngoài ra, có chính sách ưu đãi đầu tư cần được thay đổi linh hoạt, phù hợp theo thỏa thuận với các tập đoàn đa quốc gia nhằm thu hút đầu tư của tập đoàn này vào các ngành công nghệ cao, giá trị gia tăng cao.
- Nghiên cứu, đề xuất việc xây dựng một Nghị định riêng về danh mục lĩnh vực , địa bàn ưu đãi đầu tư để áp dụng chung cho tất cả các ngành/lĩnh vực. Danh mục này sẽ quy định các hình thức ưu đãi, các lĩnh vực ưu đãi và địa bàn ưu đãi. Các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành căn cứ vào danh mục này để quy định cụ thể mức và thời hạn hưởng ưu đãi mà không được quy định thêm hình thức, lĩnh vực và địa bàn ưu đãi.
- Nghiên cứu các hình thức đầu tư mới phù hợp với các ngành dự kiến thu hút đầu tư, ví dụ nên quy định hình thức đầu tư vào công nghiệp chế tạo là liên doanh để đảm bảo việc chuyển giao công nghệ của doanh nghiệp Nhật Bản cho Việt Nam, thay vì xu hướng nhập sản phẩm rồi lắp ráp tại Việt Nam như hiện nay.
Chính sách khuyến khích đối với các KCN/KKT/KCNC:
- Nghiên cứu cơ chế đặc thù cho các Khu công nghiệp chuyên sâu, tương tự đối với các Đặc khu kinh tế, như Khu công nghiệp chuyên sâu về sản xuất chế tạo ... Xây dựng các Khu công nghiệp dành riêng cho một quốc gia mà trong đó cơ sở sản xuất của đối tác chiến lược là doanh nghiệp “cốt lõi”. Ví dụ như Khu công
nghiệp dành cho doanh nghiệp Nhật Bản với một số cơ sở sản xuất chính là của các Tập đoàn của quốc gia này.
Có cơ chế chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư đối với dự án đầu tư vào KCN, KKT; đầu tư các công trình phúc lợi (nhà ở, bệnh viện..) cho người làm việc trong KCN, KKT... đảm bảo tương thích vớipháp luật luật hiện hành. Tăng cường hỗ trợ, giải quyết thắc mắc trong quá trình hoạt động của các đầu tư...
Chính sách thu hút các nguồn vốn đầu tư vào phát triển KCN, KKT ven biển: thu hút đầu tư vào các lĩnh vực ưu tiên phát triển của từng vùng, địa phương trên cơ sở điều kiện, tiềm năng, lợi thế so sánh của từng khu vực, nhằm mang lại hiệu quả kinh tế – xã hội cao nhất.
Khuyến khích hình thành cụm ngành nhằm tạo liên kết sản xuất giữa các DN FDI và doanh nghiệp trong nước; giữa các KCN nhằm tăng hiệuquả của FDI. Qua đó giúp các doanh nghiệp trong nước tham gia vào chuỗi giá trị của các doanh nghiệp FDI. Hoàn thiện mô hình KCN không chỉ chú trọng đến kết nối giao thông với ngoài khu, mà KCN cần kết nối cả về đào tạo, công nghệ, xử lý ô nhiễm môi trường với bên ngoài khu.
Việc phát triển các khu kinh tế (khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế mở ...) đến nay có vai trò nhất định vừa đối với thu hút FDI, vừa đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nhiều tỉnh gắn với sự phát triển của KCN và FDI, ví dụ Đồng Nai, Bình Dương, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh v.v. Thu hút FDI vào các KCN đã đóng góp lớn vào phát triển công nghiệp của địa phương, không chỉ dừng ở đó, FDI còn có vai trò làm thay đổi cơ cấu kinh tế theo thành phần và vùng. Tuy vậy, điểm yếu của thu hút FDI vào các KCN là chưa chú ý đến hình thành các cụm ngành tạo liên kết sản xuất. Do đó, chính sách đầu tư nước ngoài tới đây nên xem xét hướng đến mục tiêu này. Qua đó sẽ đồng thời đóng góp vào quá trình tái cơ cấu kinh tế, duy trì tăng trưởng bền vững, hài hòa phát triển kinh tế giữa các vùng và ngành kinh tế.
Thực tế qua nhiều đánh giá cho thấy tác động lan tỏa của FDI đối với khu vực kinh tế trong nước còn rất yếu, tác động đẩy và kéo năng suất lao động của khu vực FDI đối với kinh tế trong nước còn thấp. Một vấn đề nữa là ít thấy có mối liên kết sản xuất giữa các doanh nghiệp FDI với các doanh nghiệp trong nước trong các KCN và
giữa các KCN, ngành nghề hoạt động của các doanh nghiệp trong KCN cũng đa dạng, khó cho các doanh nghiệp hợp tác với nhau. Số lượng KCN tăng lên, hạ tầng KCN đã được kết nối với bên ngoài, nhưng chủ yếu là hạ tầng giao thông, trong khi các vấn đề khác như các công trình phúc lợi, đào tạo nguồn nhân lực và quản trị cho doanh nghiệp, phát triển các cơ sở nghiên cứu gắn với các KCN chưa được phát triển. Do đó, FDI trong các KCN thuần túy chỉ đóng góp vào tăng giá trị sản lượng công nghiệp, tạo việc làm, ít tạo ra tác động lan tỏa đến doanh nghiệp trong nước và các lĩnh vực khác.
Chính sách khuyến khích đầu tư đối với ngành công nghiệp hỗ trợ:
- Trước mắt, cần bổ sung, sửa đổi các văn bản pháp luật về đầu tư nước ngoài trong các ngành công nghiệp hỗ trợ, điện, thương mại nhằm loại bỏ những quy định là rào cản đối với FDI tại Việt Nam, ban hành những văn bản mới để có môi trường đầu tư kinh doanh ngày càng tốt hơn. Đối với các Hiệp định khuyến khíc và bảo hộ đầu tư và quy tắc đầu tư trong các hiệp định thương mại, Việt Nam cần bổ sung những nội dung liên quan đến FDI với phát triển bền vững để xác định
rõ ràng quyền và nghĩa vụ của nhà đầu tư, của nước chủ nhà và của nước quê hương của nhà đầu tư.
- Nghiên cứu chính sách khuyến khích đối với ngành công nghiệp hỗ trợ với các ưu đãi về thuế, hạ tầng, nhà xưởng, dịch vụ hỗ trợ,... cho các khu công nghiệp hỗ trợ tậptrung để tiếp nhận các nhà đầu tư nước ngoài.
Chính sách khuyến khích đầu tư đối với các đối tác chiến lược FDI
- Nghiên cứu những ưu đãi riêng dành cho đối tác chiến lược FDI trong bối cảnh thực hiện các cam kết WTO như hỗ trợ của Chính phủ về đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, kéo dài thời gian ưu đãi thuế, chính sách ưu đãi khi đầu tư vào công nghệ cao... Bãi bỏ những ưu đãi đối với các nhà đầu tư thông thường để tăng khả năng thu hút những đối tác lớn và làm tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trong nước.
- Nghiên cứu hình thành các cơ chế trao đổi và phương hướng hợp tác trên từng lĩnh vực với các đối tác chiến lược.
- Nghiên cứu việc mở cửa thu hút FDI và khu vực tư nhân vào lĩnh vực giáo dục và y tế.
- Nghiên cứu cơ chế xã hội hóa, đểthu hút thêm nguồn lực đầu tư từ đối tác chiến lược.
- Xây dựng mạng lưới trao đổi thông tin về FDI giữa các doanh nghiệp –
doanh nghiệp; doanh nghiệp - Nhà nước …