FDI đã được nhìn nhận như là một trong những “trụ cột” tăng trưởng kinh tế các vùng kinh tế của Việt Nam. Vai trò FDI được thể hiện rất rõ qua việc đóng góp vào các yếu tố quan trọng của tăng trưởng như bổ sung nguồn vốn đầu tư, đẩy mạnh
xuất khẩu, chuyển giao công nghệ, phát triển nguồn nhân lực và tạo việc làm,...Ngoài ra, FDI cũng đóng góp tích cức vào tạo nguồn thu ngân sách và thúc đẩy Việt Nam hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới. Nhờ sự đóng góp quan trọng của FDI mà Việt Nam đãđạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao trong nhiều năm qua và được biết đến là quốc gia phát triển năng động, đổi mới, thu hút được sự quan tâm của cộng đồng quốc tế.
Bên cạnh những đóng góp tích cực, FDI cũng đã và đang tạo ra nhiều vấn đề ảnh hưởng tiêu cực đến tính bền vững của tăng trưởng và chất lượng cuộc sống của người dân.
Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt thu hút vốn FDI ở khu vực và trên thế giới như hiện nay, từ thực tiễn thu hút FDI hơn 20 năm qua cho thấy thu hút FDI phụ thuộc vào rất nhiềuyếu tố như môi trường chính trị, xã hội, vị trí địa lý, hệ thống pháp luật, hệ thống cơ sở hạ tầng, trình độ phát triển nguồn nhân lực,...Đây thực sự là những nhân tố quan trọng trong việc thu hút FDI vào Việt Nam hơn 20 năm qua, đảm bảo cho việc thực hiện chủ trương thu hút FDI của Đảng và Nhà nước để phát triển kinh tế-xã hội đất nước ta vừa qua.
Qua phân tích những tác động tích cực, tiêu cực và nhân tố ảnh hưởng tới việc thu hút FDI đòi hỏi Đảng, Nhà nước và Chính phủ Việt Nam cần phải đặt ra những mục tiêu, quan điểm và yêu cầu trong việc thu hút FDI phù hợp với từng giai đoạnnhằm tận dụng tiềm năng và cơ hội đầu tư.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG THU HÚT FDI VÀO CÁC VÙNG KINH TẾỞ VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA.