Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến đầu tư

Một phần của tài liệu Thực trạng thu hút vốn FDI vào các vùng kinh tế ở việt nam và giải pháp đẩy mạnh thu hút vốn FDI trong thời gian tới (Trang 114 - 118)

- Để nâng cao năng lực cạnh tranh thì công tác xúc tiến đầu tư cũng cần biến đổi về chất, theo đó cán bộ xúc tiến đầu tư cần được cập nhật về diễn biến FDI trên thế giới, nhất là dòng vốn di chuyển sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu và bản chất của FDI trong nước. Bên cạnh đó cần đồng thời nghiên cứu kỹ xu hướng

và chiến lược hợp tác đầu tư của một số đối tác có tiềm năng (ví dụ Hoa Kỳ, Nhật Bản v.v.) để có phương án chủ động vận động các nhà đầu tư nước ngoài, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về số lượng và chất lượng đầu tư trực tiếp nước ngoài.

- Nhanh chóng xây dựng hệ thống xúc tiến đầu tư đồng bộ, có tổ chức, phối hợp tốt, dễ tiếp cận và đảm bảo tính minh bạch, nhất quán giữa địa phương và Trung ương. Cục Đầu tư nước ngoài có thể được giao đảm nhận chức năng xúc tiến đầu tư và quản lý nhà nước hoạt động này nhằm đảmbảo mục tiêu và lợi ích quốc gia gắn liền với nâng cao năng lực cạnh tranh của khu vực FDI. Trách nhiệm của xúc tiến đầu tư không chỉ dừng ở thu hút số lượng, mà cần dẫn dắt các nhà đầu tư vào những lĩnh vực, ngành, vùng, sản phẩm có lợi thế phát triển vàcó lợi cho Việt

Nam.

Xây dựng chương trình xúc tiến thu hút đầu tư nước ngoài có hệ thống và có tính chiến lược, đặc biệt hướng đến thu hút các tập đoàn đa quốc gia (TNCs) hàng đầu thế giới. Việt Nam phải chính sách riêng, đặc thù và có sự cam kết cấp cao nhất của nhà nước đối với các đối tác chiến lược sở hữu công nghệ nguồn và có vốn lớn như Nhật Bản, Hoa Kỳ, liên minh châu Âu… Đẩy nhanh tiến độ đàm phán các Hiệp định song phương giữa Việt Nam với các đối tác lớn.

Xây dựng mạng lưới trao đổi thông tin,chia sẻ kinh nghiệm, nghiên cứu, học tập các mô hình điểm về thu hút và sử dụng hiệu quả FDI của quốc tế và khu vực để đảm bảo đạt được mục tiêu đề ra trong lĩnh vực này, đảm bảo uy tín của Việt nam trong quá trình hợp tác và thực hiện các hoạt động hợp tác. Cần xây dựng các tiêu chí đo lường sự hiệu quả trong thu hút vốn FDI cũng như phải cập nhật, nghiên cứu, đánh giá sự xếp hạng cạnh tranh của Việt Nam trên trường quốc tế của các tổ chức lớn như World Bank (Easy of Doing Business) và Diễn đàn kinh tế thế giới (World Economic Forum) vì các nhà đầu tư nước ngoài thường tham khảo các chỉ số này trước khi đầu tư.

Tiếp tục triển khai và thực hiện tốt các cam kết về đầu tư song phương đã ký kết như Sáng kiến chung Việt Nam - Nhật Bản về cải thiện môi trường đầu tư ... Đẩy nhanh tiến độ đàm phán các Hiệp định song phương giữa Việt Nam với các đối tác lớn. Giải quyết tốt các vướng mắc của các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài hiện đang hoạt động kinh doanh tại Việt Nam nhằm tạo thêm lòng tin của các nhà đầu tư.

Thúc đẩy và hỗ trợ các dự án đầu tư nước ngoài quy mô lớn, có tác động đáng kể đến sự phát triển kinh tế-xã hội mà hiện đã hình thành dự án hoặc đang đàm phán.

Tiến hành xúc tiến đầu tư đến các đối tác chiến lược theo hình thức mới, lựa chọn các dự án trọngđiểm, mang tính khả thi để đàm phán với các đối tác chiến lược. Tập trung xây dựng Danh mục dự án trọng điểm quốc gia theo từng giai đoạn phù hợp với định hướng đón đầu đối tác chiến lược tiềm năng. Danh mục cần xây dựng theo hướng khả thi từ phía nhà đầutư, định hướng vào những lĩnh vực then chốt mà doanh nghiệp trong nước không thể đảm đương được, còn những lĩnh vực thông thường khác thì các nhà đầu tư nước ngoài phải cạnh tranh bình đẳng với các doanh nghiệp trong nước.

Rà soát, chỉnh sửa, bổ sung văn bản pháp quy theo hướng tạo cơ chế và ưu đãi đặc thù để thu hút các đối tác chiến lược: cần thể chế hóa khái niệm về đối tác đầu tư chiến lược để phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh mới của đất nước. Mặc dù đã được sửa đổi nhiều lần, Luật Đầu tư và các văn bản pháp quy khác của Việt Nam còn quy định khá chung về đối tác đầu tư, do vậy dù thu hút được một lượng lớn khối lượng FDI từ nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, nhưng lại thiếu các nhà đầu tư chủ lực, xuất phát từ các quốc gia có công nghệ nguồn. Để khắc phục tình trạng trên, Khung Luật cần định hướng thiết kế những đối sách để thu hút các nhà đầu tư chiến lược như ta đã xác định. Trong điều kiện Việt Nam đã là thành viên WTO, chính sách thu hút vốn FDI theo đối tác chiến lược cần lưu ý việc hình

thành có chọn lọc các Hiệp định thương mại tự do (FTA) song phương với các đối tác chủ chốt, Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư sẽ góp phần mở rộng không gian thu hút vốn, công nghệ nước ngoài và tiếp thu thực tiễn kinh nghiệm ưu việt của thế giới và khu vực; tạo ra những lợi thế so sánh mới (hiệu ứng động) từ quá trình gia tăng cạnh tranh, chuyển giao tri thức và xây dựng năng lực nội sinh; tránh bị phân biệt đối xử nếu đứng ngoài các lộ trình FTA; huy động thêm nhiều nguồn lực phát triển.

Về nguồn nhân lực: nguồn nhân lực hiện nay còn thiếu lao động qua đào tạo có kỷ luật lao động tốt, đạt trình độ quốc tế. Để nâng cao tổng thể trình độ và thể lực của người lao động cần nhiều thời gian và phải có chiến lược phát triển nguồn

nhân lực một cách đúng đắn với những bước đi hợp lý như Quy hoạch phát triển nhân lực quốc gia giai đoạn 2011-2020 đã đề ra. Nhưng trước mắt, cần nhanh chóng: (i) cải tổ hệ thống quản lý giáo dục và đào tạo nghề; (ii) nâng cao trình độ đội ngũ giảng dạy và cán bộ quản lý; (iii) đổi mới chương trình và phương pháp giảng dạy (gắn với thực tiễn thông qua hình thức liên kết với các doanh nghiệp và thị trường lao động); (iv) cải tiến cấu trúc hệ thống giáo dục quốc dân và đào tạo nghề (gắn với quá trình hiện đại hóa và hội nhập quốc tế); và (v) tiến hành những cuộc điều tra nghiên cứu về giáo dục và đào tạo nghề (nghiên cứu thị trường, nghiên cứu phản biện chính sách, nghiên cứu kết quả chính sách ...).

Xây dựng mạng lưới trao đổi thông tin, chia sẻ kinh nghiệm, nghiên cứu, học tậpcác mô hình điểm về thu hút và sử dụng hiệu quả FDI của quốc tế và khu vực để đảm bảo đạt được mục tiêu đề ra trong lĩnh vực này, đảm bảo uy tín của Việt Nam trong quá trình hợp tác và thực hiện các hoạt động hợp tác. Cần xây dựng các tiêu chí đo lường sựhiệu quả trong thu hút vốn FDI cũng như phải cập nhật, nghiên cứu, đánh giá sự xếp hạng cạnh tranh của Việt Nam trên trường quốc tế của các tổ chức lớn như World Bank (thông qua báo cáo Easy of Doing Business) và Diễn đàn kinh tế thế giới (World Economic Forum) ... vì các nhà đầu tư nước ngoài thường tham khảo các chỉ số này trước khi đầu tư.

Cải cách các thủ tục hành chính, trong đó thực hiện tốt “cơ chế một cửa”, ít đầu mối quản lý. Rà soát, loại bỏ những văn bản chồng chéo, không cần thiết. Xây dựng các văn bản hướng dẫn và các mẫu đăng ký bằng tiếng Anh, tiếng Nhật và các ngoại ngữ khác để tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp nước ngoài. Đối với lĩnh vực thu hút và quản lý FDI, cần giao cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư làm cơ quan duy nhất xây dựng ban hành các văn bản như mẫu đăng ký, danh mục,... Các cơ quan chuyên ngành thực hiện ban hành các tiêu chí, tiêu chuẩn kỹ thuật để tránh những văn bản chồng chéo, không cần thiết.

Đẩy mạnh phát triển các ngành theo hình thức cluster (cụm) với phạm vi cấp vùng trở lên, không chỉ giới hạn trong địa phương dẫn đến sự cục bộ, cạnh tranh giữa các tỉnh trong việc thu hút FDI gây lãng phí nguồn lực và thiếu nhất quán trong chủ trương, chính sách đề ra.

Chính phủ cần có chính sách ưu tiên đối với đối tác chiến lược tiềm năng để gây dựng nền sản xuất có chất lượng thông qua các cam kết công khai bằng luật pháp

Một phần của tài liệu Thực trạng thu hút vốn FDI vào các vùng kinh tế ở việt nam và giải pháp đẩy mạnh thu hút vốn FDI trong thời gian tới (Trang 114 - 118)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)