Tình hình thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài theo vùng kinh tế

Một phần của tài liệu Thực trạng thu hút vốn FDI vào các vùng kinh tế ở việt nam và giải pháp đẩy mạnh thu hút vốn FDI trong thời gian tới (Trang 65 - 67)

Qua 25 thu hút, ĐTNN đã trải rộng khắp cả nước, không còn địa phương “trắng” ĐTNN nhưng tập trung chủ yếu tại các địa bàn trọng điểm, có lợi thế, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương, làm cho các vùng này thực sự là vùng kinh tế động lực, lôi kéo phát triển kinh tế-xã hội chung và các vùng phụ cận. Tính đến 31/12/2011, cả nước có 13.842 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký

217,5 tỷ USD;vốn thực hiện lũy kế của các dự án ĐTNN ước đạt gần 90 tỷ USD; 58

dự án hết hạn với tổng vốn 691,2 triệu USD và 1990 dự án giải thể với tổng vốn 3,7 tỷ USD.

Bảng 7 Tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài theo vùng kinh tế (1988-2011) TT Địa phương Số dự án Tổng vốn đầu tư đăng ký (USD) Tỷ trọng (%) 1 Đông Nam Bộ 7866 96.166.488.356 44,2%

2 Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung 983 55.865.456.752 25,7%

3 Đồng bằng sông Hồng 3682 47.694.824.399 21,9%

3 Đồng bằng sông Cửu Long 678 10.257.561.443 4,7%

5 Trung du và miền núi phía Bắc 453 4.122.638.729 1,9%

6 Tây Nguyên 135 802.714.165 0,4%

Tổng số 13.842 217.506.375.659

+ Đông Nam Bộ: là vùng thu hút FDI lớn nhất với lợi thế về vị trí địa lý cũng như cơ sở hạ tầng, với 7866 dự án, tổng vốn đăng ký đầu tư tại Đông Nam Bộ là 96,1 tỷ USD chiếm 44,2% tổng vốn đăng ký đầu tư của cả nước.

+ Bắc Trung Bộ và duyên hải miền trung với lợi thế ven biển thời gian gần đây đã thu hút được nhiều dự án quy mô lớn và vươn lên đứng thứ hai toàn quốc về thu hút đầu tư, chiếm 25,7% tổng vốn đăng ký (riêng dự án thép Vinashin Lion đăng ký đầu tư 9,78 tỷ USD, là dự án ĐTNN có vốn đăng ký lớn nhất trên cả nước), tiếp đó là Hà Tĩnh với 8,5 tỷ USD vốn đăng ký (trong đó, riêng dự án thép Formosa đăng ký đầu tư tới 7,88 tỷ USD).

+ ĐBSHđứng thứ 3 với 3.682 dự án, tổng vốn đầu tư đăng ký 47,6 tỷ USD chiếm 21,9% tổng vốn đăng ký của cả nước; trong đó tỉnh thu hút đầu tư lớn nhất trong vùng là Hà Nội với 23,8 tỷ USD đăng ký chiếm 49,7% vốn đăng ký toàn vùng và chiếm 11,8% tổng vốn đăng ký trên cả nước.

+ Vùng TDMNPB và TN là những vùng kinh tế xã hội khó khăn, thu hút vốn

đầu tư trực tiếp của vùng chiếm tỷ trọng nhỏ (2,3% tổng vốn đăng ký cả nước) trong tổng số dự án FDI của cả nước. Đóng góp của khu vực này càng chiếm tỷ trọng không đáng kể trong tổng số FDI của cả nước.

Cơ cấu FDI theo vùng còn bất hợp lý. Có thể thấy rõ rằng FDI tập trung chủ

yếu ở các vùng kinh tếtrọng điểm. Vùng ĐNB và Vùng ĐBSH, với ưu thếvượt trội

về cơ sở hạ tầng, vớisự thuận lợi cho giao thông thuỷ, bộ, hàng không và năng động trong kinh doanh, là vùng thu hút được nhiều vốn đầu tư nước ngoài nhất trong cả nước đứng đầu là thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Hà Nội. Vùng

ĐNB và ĐBSHvới hàng loạt các khu công nghiệp, khu chếxuất và các cơ sở hạ tầng kinh tếquan trọng là đầu tàu trong thu hútđầu tư trực tiếp nước ngoài nói riêng

và đầu tầu phát triển nói chung.

Đồ thị 5 Tỷ trọng dự án vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài theo vùng đến hết năm 2011

Đồng bằng sông Hồng; 27%

Đông Nam Bộ; 58%

Đồng bằng sông Cửu Long; 5%

Trung du và miền núi phía Bắc; 3%

Bắc Trung Bộ và duyên hải miền

Trung; 6% Tây Nguyên; 1%

Như vậy, FDI không đồng đều giữa các vùng. Vùng nào có điệu kiện thuận

lợi cho phát triển kinh tế - xã hội thì thu hút được FDI nhiều hơn.

Một phần của tài liệu Thực trạng thu hút vốn FDI vào các vùng kinh tế ở việt nam và giải pháp đẩy mạnh thu hút vốn FDI trong thời gian tới (Trang 65 - 67)