Nâng cao chất lượng công tác quy hoạch phát triển vùng, tạo sự liên kết trong

Một phần của tài liệu Thực trạng thu hút vốn FDI vào các vùng kinh tế ở việt nam và giải pháp đẩy mạnh thu hút vốn FDI trong thời gian tới (Trang 107 - 112)

trong quy hoạch phát triển vùng

- Hoàn thiện khung khổ pháp lý về công tác quy hoạch:

Việc hoàn thiện khung khổ pháp lý về công tác quy hoạch là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới, đã được Quốc hội và Chính phủ quan tâm và tập trung chỉ đạo. Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 07/2011/QH13 về chương trình xây dựng Luật, pháp lệnh năm 2012 và điều chỉnh chương trình xây dựng Luật, pháp lệnh năm 2011, trong đó có nhiệm vụ xây dựng Luật Quy hoạch dự

kiến trình Quốc Hội cho ý kiến vào cuối năm 2012 và theo đó Chính phủ đã giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì xây dựng Luật. Hiện nay, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang tích cực phối hợp với các Bộ, ngành và một số địa phương xây dựng Dự thảo Luật Quy hoạch để có thể trình Chính phủ trong tháng 6/2012.

Thời gian qua, việc áp dụng các định mức chi phí cho lập, thẩm định quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội và hướng dẫn về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Quyết định 281/2007/QĐ-BKH, Thông tư 01/2007/TT-BKH, Thông tư 03/2008/TT-BKH)

đã phát hiện một số bất cập như: định mức kinh phí lập quy hoạch thấp ảnh hưởng tới chất lượng quy hoạch, một số hướng dẫn về lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch chưa rõ ràng, thiếu nhất quán, cần được điều chỉnh. Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang tiến hành rà soát để sửa đổi, điều chỉnh các thông tư, Quyết định hướng dẫn về công tác quy hoạch nói trên nhằm ổn định và nâng cao chất lượng công tác quy hoạch trong thời gian tới.

Những hoạt động nói trên đều nhằm mục tiêu hoàn thiện khung khổ pháp lý và nâng cao hiệu quả công tác quy hoạch nhằm góp phần thực hiện thành công Chiến lược phát triển phát triển kinh tế-xã hội thời kỳ 2011-2020 và góp phần hoàn thiện nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN và định hướng hội nhập kinh tế thế giới của Việt Nam.

- Thực hiện kế hoạch hoá công tác quyhoạch trên quy mô toàn quốc

Thời gian qua, việc lập và phê duyệt quy hoạch không được thực hiện trên cơ sở chương trình kế hoạch hợp lý, kết hợp với sự thiếu kiểm tra, giám sát đối với công tác quy hoạch trên phạm vi toàn quốc đã dẫn đến tình trạng vừa thừa vừa thiếu quy hoạch: quy hoạch cần thì không được lập, quy hoạch được lập thì bị bỏ xó, không phát huy tác dụng hoặc quy hoạch vừa lập đã phải điều chỉnh do chồng chéo với các quy hoạch khác… Để chấn chỉnh công tác lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch ởtất cả các ngành, các cấp, ngày 02 tháng 12 năm 2010, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị 2178/CT-TTg “Về việc tăng cường công tác quy hoạch” giao nhiệm vụ cho các Bộ, ngành và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư rà soát lại các quy hoạch thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ và thẩm quyền của Bộ, ngành, địa

phương; xây dựng kế hoạch lập quy hoạch; nghiêm túc thực hiện chế độ báo cáo thực hiện quy hoạch có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng lực lượng cán bộ chuyên trách có kiến thức về kinh tế thị trường, đủ năng lực về phân tích và tổng hợp các vấn đề mang tính chiến lược, dài hạn ở tất cả các cấp, các ngành.

Thực hiện Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, trong năm 2011 Bộ Kế hoạch và Đầu tư đãhướng dẫn các Bộ, ngành và địa phương xây dựng kế hoạch công tác quy hoạch 5 năm và hàng năm, xác định rõ thứ tự ưu tiên lập các quy hoạch nhằm đảm bảo các quy hoạch cấp bách, có ảnh hưởng lớn đến phát triển được tập trung nguồn lực để lập trước, tránh dàn trải, lãng phí. Trong phạm vi nhiệm vụ của mình, đầu năm 2012, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã tổng hợp, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Danh mục các quy hoạch thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ giai đoạn 2011 – 2015, làm cơ sở để các Bộ, ngành triển khai lập quy hoạch.

- Tăng cường công tác quản lý quy hoạch, xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý quy hoạch, tăng cường quản lý và nâng cao chất lượng dịch vụ tư vấn quy hoạch

Nhận thức rõ công tác quản lý quy hoạch hiện đang bộc lộ nhiều bất cập, cần được chấn chỉnh kịp thời, Hội nghị lần thứ 4 BCHTWW Đảng khóa XI đã ban hành Nghị quyết số 13-NQ/TW ngày 16/01/2012, trong đó yêu cầu “tăng cường công tác quản lý nhà nước về quy hoạch, đề cao trách nhiệm của người đứng đầu trong xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch, đảm bảo hiệu quả và tính khả thi. Coi trọng công tác giám sát, kiểm tra, thanh tra thực hiện quy hoạch và xử lý nghiêm các vi phạm quy hoạch”.

Để thực hiện các nhiệm vụ trên, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang triển khai xây

dựng Đề án "Nâng cao chất lượng và hiệu quả quản lý nhà nước đối với công tác quy hoạch" dự kiến trình Chính phủ vào tháng 6 năm 2012. Trong các giải pháp tổng thể mà Đề án hướng tới, bên cạnh giải pháp về hoàn thiện thể chế về quy hoạch và quản lý quy hoạch, đổi mới về nội dung và phương pháp lập quy hoạch, thì việc củng cố và kiện toàn bộ máy quản lý nhà nước về công tác quy hoạch ở các cấp, các ngành, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát cũng là những nội dung quan trọng, cần được xử lý trong phạm vi của Đề án.

Việc hình thành một hệ thống thông tin quy hoạch bài bản, bao gồm thông tin về các quy hoạch đang được lập, quy hoạch đã được phê duyệt sẽ góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng quy hoạch và hiệu quả quản lý quy hoạch. Việc công khai các thông tin về quy hoạch sẽ giúp tiết kiệm chi phí cho công tác điều tra cơ bản trong quá trình xây dựng quy hoạch, đảm bảo cho việc tham vấn cộng đồng trong quá trình hoàn thiện quy hoạch và đảm bảo cho người dân và các doanh nghiệp có được thông tin cần thiết để tuân thủ quy hoạch, thực hiện đầu tư theo quy hoạch và tham gia kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy hoạch./.

- Việc quy hoạch thu hút vốn FDI ngay từ đầu phải gắn với việc phát huy nội lực (gồm cả vốn, tài sản và cơ sở vật chất - kỹ thuật đã tích luỹ được cùng với nguồn tài nguyên chưa sử dụng, nguồn lực con người, lợi thế vị trí địa lý và chính trị); gắn vơi việc đảm bảo về an ninh quốc phòng; phát huy được lợi thế so sánh của sản phẩm Việt Nam trong bối cảnh cạnh tranh và hội nhập quốc tế. Việc xây dựng quy hoạch phát triển ngành, sản phẩm phải gắn với mỗi vùng, mỗi địa phương, ưu tiên phát triển các ngành khai thác lợi thế so sánh của vùng, của địa phương, đồng hời tăng cường thu hút các dự án có công nghệ thích hợp, đầu tư vào những ngành mũi nhọn.

Rà soát và hoàn chỉnh quy hoạch tổng thể đối với từng ngành kết hợp với vũng lãnh thổ với nội dung:

- Dữ liệu về tiềm năng và thế mạnh của vùng qua điều tra khảo sát về nguồn nhân lực, điều kiệncơ sở hạ tầng, điều kiện tự nhiên, nguồn tài nguyên...

- Danh mục những sản phẩm trong nước có thể tự làm.

- Danh mục các dự án cần gọi vốn FDI theo hình thức đầu tư, trên cơ sở dự báo chuẩn xác nhu cầu thị trường, dự kiến quy mô, công suất, đối tác trong và ngoài

nước, địa điểm, tiến độ thực hiện... để làm cơ sở xúc tiến đầu tư.

Chính phủ cần hỗ trợ các tỉnh miền núi, vùng sâu, vùng xa về tài chính, cán bộ và kỹ thuật để thực hiện các công việc trên.

- Xây dựng quy hoạch tổng thể, có tầm nhìn xa về phát triển vùng, gắn kết với quy hoạch phát triển ngành, trong đó có sự tính toán đầy đủ các yếu tố dân cư, đất đai, điều kiện tự nhiên…đặc biệt là yếu tố về lợi thế chi phí, chất lượng nguồn

nhân lực trong tương quan so sánh với các vùng khác, tránh tình trọng đầu tư chồng chéo, lãnh phí nguồn lực giữa các địa phương.

- Cần dựa trên chiến lược phát triển tổng thể của đất nước và chính sách phát triển các ngành và lĩnh vực trong thời gian tới để điều chính định hướng thu hút FDI vào những ngành công nghiệp chế biến, công nghiệp chế tạo, công nghiệp phụ trợ, công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp năng lượng xanh, khai khoáng, luyện kim, hoá chất; một số ngành dịch vụ có lợi thế, có hàm lượng tri thức và công nghệ cao như: du lịch, hàng hải, hàng không, viễn thông, công nghệ thông tin, y tế và khai thác lợi thế của nền nông nghiệp nhiệt đới để phát triển sản xuất hàng hóa lớn với năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh cao. Trong tương lai đây là những ngành không chỉ tạo ra giá trị gia tăng cao, mà là những ngành tạo ra các sản phẩm hàng hóa và dịch vụ thay thế nhập khẩu và hướng đến thị trường xuất khẩu.

- Xây dựng một hệ thống thuế ưu đãi và các chính sách hỗ trợ khác cụ thể cho một số ngành và lĩnh vực ưu tiên. Gỡ bỏ tình trạng độc quyền trongmột số ngành như điện, nước, dịch vụ cảng (hàng không, cảng biển, cảng sông).Trong thời gian tới, cần xây dựng các căn cứ pháp lý thuận lợi cho việc chuyển giao công nghệ, đưa ra biện pháp khuyến khích cụ thể cho các nhà ĐTNN chuyển giao công nghệ vào Việt Nam.

- Ban hành các luật và chính sách liên quan đến lĩnh vực FDI phải đồng bộ, không chỉ điều chỉnh riêng đối với Luật Đầu tư mà còn đối với các Bộ Luật khác như Luật Xây dựng, Luật Đất Đai, Luật Môi trường,…

- Cần có quy định rõ ràng về công nghệ sử dụng, tỷ lệ vốn đầu tư trên một ha đất, lộ trình thời gian xây dựng công trình, đối với các dự án đầu tư FDI.

- Trong bối cảnh quốc tế hiện nay cần quy định rõ ràng về lựa chọn đối tác đầu tư để phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh mới của đất nước. Thời gian qua,

Luật Đầu tư của Việt Nam chưa đề cập một cách cụ thể về đối tác đầu tư, do vậy dù thu hút được một khối lượng FDI từ nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, nhưng lại thiếu các nhà đầu tư chủ lực và xuất phát từ các quốc gia có công nghệ

nguồn. Để khắc phục tình trạng trên, Luật cần thiết kế những ưu đãi cụ thể để thu hút các nhà đầu tư chiến lược từ các nền kinh tế lớn, đặc biệt là từ các công ty đa quốc gia tốp 500 của thế giới.

Một phần của tài liệu Thực trạng thu hút vốn FDI vào các vùng kinh tế ở việt nam và giải pháp đẩy mạnh thu hút vốn FDI trong thời gian tới (Trang 107 - 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)