Vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Một phần của tài liệu Thực trạng thu hút vốn FDI vào các vùng kinh tế ở việt nam và giải pháp đẩy mạnh thu hút vốn FDI trong thời gian tới (Trang 52 - 53)

Vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) bao gồm 12 tỉnh và Thành phố Cần Thơ, có diện tích tự nhiên 40.548,2 km2, chiếm 12,25% diện tích tự nhiên của cả nước, dân số khoảng 17,3 triệu người chiếm 19,73% dân số cả nước, trong đó 1,3 triệu đồng bào dân tộc Khơme.Phía bắc giáp vùng kinh tế Đông Nam Bộ, phía tây

giáp Campuchia, phía nam giáp vịnh Thái Lan, phía đông giáp Biển Đông

VùngĐBSCLcó vị trí chiến lược, nằm giữa một khu vực kinh tế năng động và phát triển, liền kề với vùng kinh tế trọng điểm phía Nam vùng phát triển năng động nhất Việt Nam.Đây là vị trí thuận lợi cho giaolưu quốc tế bằng đường thuỷ, hàng không và đường bộ. Về chiến lược lâu dài, khi cơ sở hạ tầng của vùng được cải thiện, việc xuất nhập khẩu hàng hoá có thể thực hiện ngay tại vùng, mà không cần phải vận chuyển lên thành phố Hồ Chí Minh như hiện nay. Đây lànhân tố quan trọng, giúp làm giảm giá thành sản phẩm, nâng cao tính cạnh tranh của hàng hoá. Đây chính là điểm mạnh rất hấp đẫn các nhà đầu tư đến đồng bằng sông Cửu Long.

Vùng ĐBSCL là vùng có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, là một trong những đồng bằng phì nhiêu ở Đông Nam Á và thế giới, là vùng sản xuất lương thực lớn nhất trong cả nước. Với bờ biển dài trên 700km, giáp biển đông và Vịnh Thái Lan, vùng có lợi thế so sánh trong phát triển kinh tế biển; có đường biên giới giáp Campuchia, thuận lợicho phát triển kinh tế cửa khẩu giữa Việt Nam – Campuchia – Thái Lan. Tổng hợp những đặc điểm về khí hậu, đất đai, biển, khoáng sản, ĐBSCL có những ưu thế đặc biệt để nhà đầu tư phát triển các dự án chế biến thực phẩm, sản xuất lương thực, thực phẩm, chế biến hàng xuất khẩu, du lịch sinh thái... Đây là lĩnh vực mà Chính phủ Việt Nam khuyến khích và ưu tiên thu hút đầu tư đầu tư nước ngoài.

Vùng ĐBSCLlà vùng có dân số đứng thứ ba trong cả nước, với chất lượng lao động ngày càng được nâng cao. Đây sẽ là nguồn cung cấp nguồn nhân lực dồi

Formatted: Indent: First line: 0.41", Space Before: 0 pt,

After: 0 pt, Line spacing: 1.5 lines

Formatted: Font: 13 pt, Vietnamese Formatted: Font: 13 pt, Vietnamese

Formatted: Font: 13 pt, Vietnamese

Formatted: Font: 13 pt, Vietnamese Formatted: Font: 13 pt, Vietnamese

dào cho các dự án trong vùng trong khi nguồn nhân lực tại các vùng khác của Việt Nam ngày càng khó khăn hơn.

Theo thống kế của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tốc độ tăng GDP của khu vực đồng bằng sông Cửu Long bình quân giai đoạn 2006-2010 đạt 10-12%, riêng 6

tháng đầu năm 2010 đạt 6,8%, thu nhập bình quân đầu người năm 2010 đạt 17,8 triệu đồng /năm; tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2010 ước đạt 6,2 tỷ USD. Hiện tại, đồng bằng sông Cửu Long đóng góp khoảng 18% GDP của cả nước, 50% sản lượng lúa, 70% sản lượng trái cây, trên 50% sản lượng thủy sản; 90% sản lượng gạo xuất khẩu và chiếm gần 60% kim ngạch xuất khẩu của cả nước...

Một phần của tài liệu Thực trạng thu hút vốn FDI vào các vùng kinh tế ở việt nam và giải pháp đẩy mạnh thu hút vốn FDI trong thời gian tới (Trang 52 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)