Cơ cấu đầu tư trực tiếp nước ngoài theo vùng kinh tế

Một phần của tài liệu Thực trạng thu hút vốn FDI vào các vùng kinh tế ở việt nam và giải pháp đẩy mạnh thu hút vốn FDI trong thời gian tới (Trang 67 - 85)

* Vùng Đồng bằng sông Hồng:

Đồ thị 6 Tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài của Vùng ĐBSH giai đoạn 1988-2011

- 1.000,00 2.000,00 3.000,00 4.000,00 5.000,00 6.000,00 7.000,00 8.000,00 9.000,00 10.000,00 198819891990199119921993199419951996199719981999200020012002200320042005200620072008200920102011 0 100 200 300 400 500 600 Tổng vốn đầu tư Số dự án

Tính lũy kế đến 31/12/2011, Vùng ĐBSH thu hút được 3682 dự án với tổng vốn đăng ký đạt 47,6 tỷ USD, bằng 23,8% vốn đăng ký của cả nước, đứng thứ 3 so

với các vùng trong cả nước sau vùng Đông Nam Bộ và vùng BTB&DHMT (chi tiết số liệu tại Phụ lục 2 về Tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài của Vùng ĐBSH giai đoạn 1988-2011).

Sau khi Việt Nam chính thức là thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giớinăm 2006(WTO), ĐTNN vào Vùng ĐBSH đã có sự phát triển vượt bậc. Trong

3 năm từ 2006 – 2008 đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đã gia tăng mạnh mẽ vốn đăng ký, tổng vốn đăng ký trong 3 năm đạt trên 21,4 tỷ USD chiếm gần 45% vốn

đăng ký của cả giai đoạn 1988-2011. Riêng năm 2007, Vùng ĐBSH đã thu hút được nhiều vốn FDI nhất so với các năm trong giai đoạn 1988-2011, đây là năm có số vốn FDI đăng ký cao nhất trong lịch sử thu hút ĐTNN vào Việt Nam. Trong năm 2009 do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới dẫn tới điều chỉnh chính sách đầu tư của các tập đoàn đa quốc gia, dòng vốn đầu tư toàn cầu suy giảm, cạnh

tranh thu hút ĐTNN càng trở nên gay gắt, ĐTNN vào Vùng ĐBSHđã suy giảm đáng kể so với cùng kỳ năm 2008, chỉ đạt trên 894 triệu USD, tuy chỉ bằng 10% so

với cùng kỳ năm 2008 nhưng cũng là một mức cam kết khá cao trong bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu.

Hà Nội là địa phương thu hút nhiều vốn ĐTNN nhất với 23,8 tỷ USD vốn đăng ký chiếm 61,1% số dự án và 50% tổng vốn đầu tư toàn vùng và chiếm 11% tổng vốn đăng ký của cả nước. Hải Phòng đứng thứ 2 với 6,1 tỷ USD vốn đăng ký. Hải Dương đứng thứ 3 với tổng vốn đăng ký là 5,2 tỷ USD, chiếm 10,9%. Tiếp theo là Quảng Ninh, Bắc Ninh và Vĩnh Phúc với quy mô vốn đăng ký lần lượt là 3,7 tỷ USD; 2,9 tỷ USD và 2,2 tỷ USD (chi tiết số liệu tại Phụ lục 3 về tình hình đầu tư

trực tiếp nước ngoài của Vùng ĐBSH phân theo địa phương giai đoạn 1988-2011).

Đầu tư trực tiếp nước ngoài của Vùng ĐBSH chủ yếu trong lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo với 1753 dự án, vốn đăng ký đạt 18,7 tỷ USD chiếm 47,6% về số dự án toàn vùng và chiếm 39,2% tổng vốn đăng ký toàn vùng và chiếm 19,7%

tổng vốn đăng ký của ngành công nghiệp chế biến chế tạo trên cả nước. Tiếp theo là lĩnh vực kinh doanh bất động sản với 104 dự án đạt 8,8 tỷ USD. Lĩnh vực sản xuất, phân phối điện, khí, nước điều hòa và thông tin truyền thông đứng thứ 3 và thứ 4 lần lượt đạt 4,5 tỷ USD và 3,4 tỷ USD.Còn lại là các lĩnh vực khác.(chi tiết số liệu tại Phụ lục 4 về Tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài của Vùng ĐBSH phân theo ngành giai đoạn 1988-2011)

Bảng 8 10 đối tác đầu tư lớn nhất tại Vùng ĐBSH giai đoạn 1988-2011

TT Nước đầu tư Số dự án Tổng vốn đầu tư (USD)

1 Nhật Bản 655 8.410.423.515 2 Hàn Quốc 952 7.756.578.547 3 Singapore 221 5.787.299.227 4 Hồng Kông 196 4.383.709.495 5 Malaysia 89 3.876.319.890 6 Hà Lan 41 2.733.031.989 7 Đài Loan 294 2.540.401.910 8 Síp 2 1.801.000.000 9 Hoa Kỳ 103 1.785.799.868 10 BritishVirginIslands 75 1.606.230.328 Các đối tác khác 1.054 7.014.029.630 Tổng cộng 3.682 47.694.824.399

Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Vùng ĐBSHđã có 67 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư. Nhật Bản dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 8,4 tỷ USD, chiếm 17,8% tổng vốn đầu tư đăng ký của toàn vùng; Hàn Quốcđứng vị trí thứ hai với tổng vốn đầu tư đăng ký là 7,7 tỷUSD, chiếm 16,1 % tổng vốn đầu tưđăng ký của toàn vùng; Singapore đứng vị trí thứ 3 với tổng vốn đầu tư đăng ký là5,7 tỷ USD, chiếm 11,9% tổng vốn đầu tư; Tiếp theo là Hồng Kôngđứng ở vị trí thứ 4 với tổng vốn đăng ký 4,3 triệu USD, chiếm 9% tổng vốn đầu tư của vùng. Malaysia đứng thứ 5 với tổng vốn đăng ký là 3,8 tỷUSD, chiếm 7,9% tổng vốn đầu tư đăng ký của toàn vùng.Về cơ bản, vốn đầu tư của các nước Châu Á vẫn chiếm tỷ trọng lớn cả về vốn đăng ký lẫn vốn đã giải ngân.

* Vùng Trung du và miền núi phía Bắc

Trên địa bàn 13 tỉnh thuộc vùng núi và trung du phía bắc hiện có 453 dự án đầu tư nước ngoài có hiệu lực, với tổng vốn đăng ký 4,1 tỷ USD. Đây là vùng thu hút được ít dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài nhất cả về số lượng và quy mô đầu tư.

Đồ thị 7 Tình hình đầu tư trực tiếp của Vùng TD&MNPB giai đoạn 1988-2011 - 200 400 600 800 1.000 1.200 1.400 1.600 19881990199119921993199419951996199719981999200020012002200320042005200620072008200920102011 0 10 20 30 40 50 60 Tổng vốn đầu tư Số dự án

Đầu tư trực tiếp nước ngoài tập trung chủ yếu ở Bắc Giangvới 1,5 tỷ USD

(chiếm 27,2% tổng số vốn đăng ký trên toàn vùng trong đó có dự án Công ty TNHH

Wintek Việt vốn đăng ký 1,1 tỷ USD với mục tiêu sảnxuất và gia công tấm cảm ứng, thiết bị hiển thị tinh thể lỏng LCD modum do nhà đầu tư Samoa làm chủ đầu tư. Lào Cai là địa phương thu hút được nhiều vốn đầu tư nước ngoài đứng thứ 2 trên toàn vùng với 890 triệu USD. Các tỉnh còn lại chưa thu hút được đáng kể đầu tư nước ngoài. Tỉnh Điện Biên mới chỉ thu hút được 01 dự án đầu tư nước ngoài với tổng vốn đăng ký đạt 129.000 USD.

Bảng 9 Tình hình FDI của Vùng TDMNPB phân the địa phương giai đoạn 1988-2011

TT Tỉnh/thành

phố Số dự án Tổngvốn đầu tư (USD)

1 Bắc Giang 99 1.596.073.820 2 Lào Cai 55 890.812.562 3 Phú Thọ 79 464.692.447 4 Thái Nguyên 41 398.302.337 5 Lạng Sơn 58 236.093.552 6 Hòa Bình 37 229.836.816 7 Tuyên Quang 9 118.660.322 8 Yên Bái 27 60.287.688 9 Hà Giang 12 34.648.886 10 Sơn La 9 29.799.684 11 Cao Bằng 13 26.780.812 12 Bắc Cạn 8 19.809.667 13 Lai Châu 5 16.711.136 14 Điện Biên 1 129.000 Tổng cộng 453 4.122.638.729

Vốn đầu tư đăng ký tại Vùng TDMNPB tập trung nhiều nhất trong lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo với 315 dự án, tổngvốn đầu tư là 3,1 tỷ USD (chiếm 56,3tổng vốn đăng ký), tiếp theo là lĩnh vực khai khoáng với 12 dự án, tổng vốn đầu tư là 209,6 triệu USD. Lĩnh vực kinh doanh bất động sản và lĩnh vực nông-lâm

nghiệp-thủy sản có số vốn đăng ký lần lượt 157,6 triệu USD và 157,5 triệu USD.

(Xem chi tiết số liệu tại Phụ lục 5 về Tình hình đầu tư trực tiếp của Vùng TDMNPB phân theo ngành giai đoạn 1988-2011)

Với lợi thế về vị trí địa lý, các nhà đầu tư Trung Quốc có nhiều dự án trên địa bàn nhất, tuy nhiên các dự án này phần lớn là dự án nhỏ (chỉ đứng thứ 14 trong tổng số 95 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án FDI trên địa bàn). Nhà đầu tư Samoa chỉ có 02 dự án nhưng số vốn đăng ký đạt 1,12 tỷ USD, đứng thứ 2 trong 30 nhà đầu tư tại Vùng TDMNPB. Các nhà đầu tư Hàn quốc có 125 dựán với tổng vốn đầu tư 602 triệu USD, trong đó có dự án Nhà máy dệt Pang Rim là quốc gia đầu tư lớn nhất với 93 triệu USD vốn đăng ký (có 91 triệu USD đã giải ngân, đạt 98% vốn đăng ký).

(Xem chi tiết số liệu tại Phụ lục 6 về Tình hình đầu tư trực tiếp của Vùng TDMNPB phân theo đối tác giai đoạn 1988-2011)

* Vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung (BTB&DHMT):

Tính lũy kế đến 31/12/2011, Vùng BTB&DHMT thu hút được 983 dự án với tổng vốn đăng ký đạt 55,8 tỷ USD, bằng 28% vốn đăng ký của cả nước, đứng thứ2 so với các vùng trong cả nước sau vùng Đông Nam Bộ.

Đồ thị 8 Tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài của Vùng BTB&DHMT

giai đoạn 1988-2011 - 5.000,0 10.000,0 15.000,0 20.000,0 25.000,0 30.000,0 35.000,0 0 20 40 60 80 100 120 Tổng vốn đầu tư Số dự án Tổng vốn đầu tư 100,3 4,9 27,5 34,0 319,4 104,3 300,6 982,7 312,8 384,5 1.384,9 47,8 57,7 193,8 183,3 215,1 241,4 169,1 4.128,7 4.248,8 31.497, 2.482,1 7.345,6 1.098,9 Số dự án 2 4 10 10 17 21 27 21 22 20 20 13 17 39 49 53 41 47 55 109 99 80 101 106 1988 1989 1990 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011

Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Ninh Thuậnlà địa phương thu hút nhiều vốn ĐTNN nhất với 10,4 tỷ USD vốn đăng ký chiếm 18,6%% tổng vốn đầu tư toàn vùng. Hà Tĩnhđứng thứ 2 với 8,5

tỷ USD vốn đăng ký. Phú Yên đứng thứ 3 với tổng vốn đăng ký là 8,1 tỷ USD, chiếm 14,5%. Còn lại là các tỉnh/thành phố khác.(Xem chi tiết số liệu tại Phụ lục 7 về Tình hình đầu tư trực tiếp của Vùng BTB&DHMT phân theo địa phương giai đoạn 1988-2011)

Đầu tư trực tiếp nước ngoài của Vùng BTB&DHMT chủ yếu trong lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo với 448 dự án, vốn đăng ký đạt 35,6 tỷ USD chiếm

45,5% về số dự án toàn vùng và chiếm 63,7% tổng vốn đăng ký toàn vùng. Tiếp theo là lĩnh vực kinh doanh bất động sản với 62 dự án đạt 13,4 tỷ USD. Lĩnh vực dịch vụ lưu trú và ăn uốngđứng thứ 3 có 87 dự án với tổng vốn 2,4 tỷ USD. Còn lại là các lĩnh vực khác. (Xem chi tiết số liệu tại Phụ lục 8 về Tình hình đầu tư trực tiếp của Vùng BTB&DHMT phân theo ngành giai đoạn 1988-2011)

Vùng BTB&DHMT đã có 55 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư.

Malaysia dẫn đầu có 23 dự án với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 10 tỷ USD, chiếm 17,9% tổng vốn đầu tư đăng ký của toàn vùng; Đài Loan đứng vị trí thứ hai với tổng vốn đầu tư đăng ký là 8,6 tỷ USD, chiếm 15,4 % tổng vốn đầu tư đăng ký của toàn vùng; Nhật Bản đứng vị trí thứ 3 với tổng vốn đầu tư đăng ký là 8,3 tỷ USD, chiếm 14,8% tổng vốn đầu tư; Tiếp theo là Singapore đứng ở vị trí thứ 4 với tổng vốn đăng ký 5,4 triệu USD, chiếm 9,6% tổng vốn đầu tư của vùng. Brunei đứng thứ 5 với tổng vốn đăng ký là 4,1 tỷ USD.

Bảng 10 Tình hình đầu tư trực tiếp của Vùng BTB&DHMT phân theo đối tác giai

đoạn 1988-2011

TT Nước đầu tư Số dự

án Tổng vốn đầu tư (USD)

1 Malaysia 23 10.057.773.914 2 Đài Loan 118 8.660.134.432 3 Nhật Bản 83 8.398.464.584 4 Singapore 34 5.494.416.910 5 Brunei 1 4.345.870.000 6 BritishVirginIslands 57 4.142.993.686 7 Cayman Islands 4 3.183.146.645 8 Hàn Quốc 136 3.021.613.646 9 Hoa Kỳ 71 2.572.569.090

10 Liên bang Nga 28 1.584.400.908

45 đối tác khác 428 4.404.072.937

Tổng cộng 983 55.865.456.752

* Vùng Tây Nguyên

Giai đoạn 1988-2011, Vùng TN thu hút được 135 dự án với tổng vốn đăng ký đạt trên 802,7 triệu USD, 0,5% vốn đăng ký của cả nước, đây là vùng thu hút đầu tư nước ngoài thấp nhất trong 6 vùng trong cả nước. (Xem chi tiết số liệu tại Phụ lục 9 về Tình hình đầu tư trực tiếp của Vùng TN phân theo ngành giai đoạn 1988-2011)

Sau khi Việt Nam chính thức là thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới năm 2006 (WTO), ĐTNN vào Vùng Tây Nguyên đã có những khởi sắc nhất định về thu hút đầu tư nước ngoài. Trong giai đoạn 2006-2010, vùng Tây nguyên đã

thu hút được 63 dự án, với tổng vốn đầu tư khoảng trên 550 triệu USD chiếm gần

70% tổng vốn đầu tư đăng ký của cả giai đoạn 1988-2011. Điều đó chứng tỏ rằng vùng Tây Nguyên đã có nhiều bước ngoặt trong công tác thu hút đầu tư nước ngoài, các nhà đầu tư đã có quan tâm tới đầu tư tại vùng Tây nguyên. Tuy nhiên đến năm 2011 do khủng hoảng kinh tế thế giới, thu hút đầu tư vào các tỉnh của vùng Tây Nguyên chỉ đạt trên 6,1 triệu USD.

Lâm Đồng là địa phương thu hút nhiều vốn ĐTNN nhất với 526 triệu USD vốnđăng ký chiếm 65,5% tổng vốn đầu tư toàn vùng. Đắc Lắc đứng thứ 2 với 101,6 triệu USD vốn đăng ký của cả vùng. Gia Lai đứng thứ 3 với tổng vốn đăng ký là 83,3 triệu USD, chiếm 10%. Còn lại là các tỉnh Kon Tum và Đắc Nông với quy mô vốn đăng ký lần lượt là 71,9 triệu USD; 19,6 triệu USD.

Bảng 11 Tình hình FDI của Vùng TN phân theo địa phương giai đoạn 1988-2011

Địa phương Số dự án Tổng vốn đầu tư (USD)

Tây Nguyên 135 802.714.165 1 Kon Tum 2 71.950.000 2 Gia Lai 10 83.368.616 3 Đắc Lắc 4 101.668.750 4 Đắc Nông 6 19.659.000 5 Lâm Đồng 113 526.067.799

Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Đầu tư trực tiếp nước ngoài của Vùng Tây Nguyên chủ yếu trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp, thủy sản với 81 dự án, vốn đăng ký đạt 353 triệu USD chiếm 44% về vốn đăng ký toàn vùng. Tiếp theo là lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo với 36 dự án có tổng vốn đăng ký là 158,7 triệu USD chiếm 19,7% tổng vốn đăng ký của vùng. Còn lại là các lĩnh vực khác chiếm36,3% vốn đăng ký.

Bảng 12 Tình hình FDI của Vùng TN phân theo ngành giai đoạn 1988-2011

Chuyên ngành Số dự án Tổng vốn đầu tư (USD)

Nông,lâm nghiệp;thủy sản 81 353.208.494

Công nghiệpchế biến,chế tạo 36 158.746.869

Nghệ thuật và giải trí 4 92.623.000

Bán buôn,bán lẻ;sửa chữa 4 68.886.036

Dịch vụlưu trú và ăn uống 5 59.199.766

Kinh doanh bất động sản 1 50.000.000

Vận tải kho bãi 1 15.500.000

SX,phân phốiđiện,khí,nước,đ.hòa 1 3.200.000

Xây dựng 1 1.000.000

Hành chính và dịch vụ hỗ trợ 1 350.000

Tổng cộng 135 802.714.165

Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Vùng Tây nguyên đã có 23 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư. Hồng

Kông dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 145 triệu USD, chiếm 18% tổng vốn đầu tư đăng ký của toàn vùng; Đài Loan đứng vị trí thứ hai với tổng vốn đầu tư đăng ký là 126 triệu USD, chiếm 15,7% tổng vốn đầu tư đăng ký của toàn vùng; Nhật Bản đứng vị trí thứ 3 với tổng vốn đầu tư đăng ký là 94 triệu USD, chiếm 11,7% tổng vốn đầu tư; Còn lại là các đối tác khác chiếm khoảng 54,6% tổng vốn đăng ký toàn vùng.(Xem chi tiết tại Phụ lục 10 về đầu tư trực tiếp nước ngoài của Vùng Đông Nam Bộ phân theo đối tác giai đoạn 1988-2011)

Một số dự án trọng điểm đang hoạt động trên địa bàn vùng:

(1) Công ty TNHH Một thành viên Innovgreen Kon Tum cấp phép ngày

10/3/2008, tổng vốn đầu tư đăng ký là 67 triệu USD. Đây là dự án lớn nhất hiện nay của tỉnh Kon Tum và của toàn vùng Tây Nguyên do Hồng Kông đầu tư với mục

tiêu ươm giống cây lâm nghiệp, trồng rừng, khai thác gỗ, chế biến giấy, bột giấy. Hiện dựán đang trong quá trình triển khai.

(2) Công ty TNHH một thành viên đất Đà Lạt cấp phép ngày 4/2/2008, tổng vốn đầu tư đăng ký là 50 triệu USD, do Công ty Pacific Land (Indochina) Ltd,

British Virgin Islands đầu tư với mục tiêu đầu tư hạ tầng để chuyển nhượng, cho thuê, xây nhà bán cho thuê, kinh doanh khách sạn.

(3) Công ty TNHH Apollo cấp phép ngày 27/5/2003 (100% vốn của Đài

Một phần của tài liệu Thực trạng thu hút vốn FDI vào các vùng kinh tế ở việt nam và giải pháp đẩy mạnh thu hút vốn FDI trong thời gian tới (Trang 67 - 85)