Tạo việc làm, tăng thu nhập và nâng cao kỹ năng chuyên môn cho người lao

Một phần của tài liệu Thực trạng thu hút vốn FDI vào các vùng kinh tế ở việt nam và giải pháp đẩy mạnh thu hút vốn FDI trong thời gian tới (Trang 30 - 33)

lao động

FDI có thể cải thiện quyền tiếp cận của đất nước đến công nghệ thông qua lixăng, liên doanh, và thương mại địa phương. ĐTNN góp phần thúc đẩy chuyển giao công nghệ tiên tiến vào phát triển một số ngành kinh tế quan trọng của đất nước như viễn thông, thăm dò và khai thác dầu khí, hoá chất, cơ khí chế tạo điện tử, tin học, ô tô, xe máy... Nhìn chung, trình độ công nghệ của khu vực ĐTNN cao hơn hoặc bằng các thiết bị tiên tiến đã có trong nước và tương đương các nước trong khu vực. Hầu hết các doanh nghiệp có vốn ĐTTNN áp dụng phương thức quản lý tiên tiến, được kết nối và chịu ảnh hưởng của hệ thống quản lý hiện đại của công ty khác hoặc tham gia các công ty trong nước đang hoạt động. Dù hình thức nào đi nữa, chuyển giao công nghệ có xu hướng dẫn đến sự tăng trưởng năng suất ngày

càng cao.

Thông qua hoạt động đầu tư các doanh nghiệp FDI góp phần giải quyết việc làm cho người lao động. Các doanh nghiệp FDI trực tiếp tạo việc làm thông qua việc tuyển dụng lao động ở nước sở tại. Song song đó, doanh nghiệp FDI còn gián tiếp tạo việc làm thông qua việc tạo điều kiện thuận lợi cho sự hình thành và phát triển của các doanh nghiệp vệ tinh cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho khu vực kinh tế

này.

Mức độ tác động của FDI trong việc giải quyết việc làm phụ thuộc trực tiếp vào các nhân tố như: quy mô đầu tư, lĩnh vực sản xuất, trình độ công nghệ, chính sách công nghiệp và chính sách thương mại của nước tiếp nhận đầu tư. Bên cạnh

đó, tác động của FDI đến thị trường lao động cũng phụ thuộc vào cơ cấu nền kinh tế, định hướng phát triển cũng nhưchất lượng lao động và chính sách lao động của nước tiếp nhận đầu tư.

Ngoài tác động tạo việc làm cho người lao động FDI còn đóng góp tích cực vào việc nâng cao chất lượng lao động và phát triển nhân lực ở nước tiếp nhận đầu tư. FDI làm thay đổi cơ bản năng lực, kỹ năng lao động và quản trị doanh nghiệp thông qua hoạt động đào tạo và quá trình làm việc của lao động. Làm việc trong các doanh nghiệp FDI đòi hỏi người lao động phải có kiến thức và khả năng đáp ứng yêu cầu cao về cường độ và hiệu quả công việc. Cụ thể:

+ Người lao động phải có sức khỏe tốt để có thể làm việc với cường độ cao. + Có trình độ văn hoá cao để đáp ứng những đòi hỏi của trang thiết bị và kỹ huật công nghệ hiện đại.

+ Có kỷ cương, tác phong công nghiệp nhằm đảm bảo hiệu quả lao động của cá nhân và tập thể.

Ngoài ra, các doanh nghiệp FDI luôn đòi hỏi người lao động nỗlực không ngừng để hoàn thiện mình thông qua những yêu cầu ngày càng cao đối với công việc, cơ hội phát triển, cơ hội thăng tiến…. Do vậy, trong các doanh nghiệp FDI

trình độ học vấn và trình độ nghiệp vụ của người lao động tương đối cao so với mặt bằng chung.

Những yêu cầu trên đòi hỏi phải không ngừng phát triển bản thân cả về thể lực và trí lực. Bên cạnh đó, để người lao động đáp ứng được các yêu cầu của công việc các doanh nghiệp FDI thường tiến hành tuyển chọn, đào tạo và bồi dưỡng nghiệp vụ khá chặt chẽ, nhất là các ngành nghề đòi hỏi chất lượng lao động cao. Do đó, FDI vừa gián tiếp khuyến khích người lao động tăng đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực vừa trực tiếp đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực.

Thêm vào đó, do chi phí thuê lao động nước ngoài cao hơn lao động địa phương, các doanh nghiệp trong khu vực FDI phải tuyển dụng lao động địa phương. Để người lao động có thể sử dụng máy móc thiết bị và công nghệ hiện đại các doanh nghiệp FDI phải có kế hoạch đào tạo. Thế nên, trong chiến lược phát triển của các tập đoàn lớn hay các công ty đa quốc gia luôn có kế hoạch đào tạo lao động địa phương nhằm từng bước thay thế lao động người nước ngoài.

Vai trò của FDI đối với sự phát triển của thị trường lao động.

Bên cạnh những tác động tích cực trong việc giải quyết việc làm cho người lao động cũng như sự phát triển nguồn nhân lực, thông qua các hoạt động của mình, đầu tư FDI còn góp phần thúc đẩy sự phát triển của thị trường lao động.

Cùng với sự gia tăng về chất lượng và trình độ của lao động, người lao động có nhiều cơ hội hơn trong việc lựa chọn nơi làm việc. Bên cạnh đó, lao động có trình độ cao có khuynh hướng tìm việc thông qua các kênh lao động chính thức cao hơn lao động trình độ thấp. Đây là tiền đề quan trọng cho sự phát triển của các dịch vụ tư vấn – giới thiệu việc làm và thị trường lao động.

Bên cạnh đó, khi nhận thức của người lao động được nâng lên, họ sẽ quan tâm nhiều hơn đến điều kiện lao động, những điều khoản quy định cũng như quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng. Đây là nhân tố quan trọng góp phần hạn chế những tác động tiêu cực của thị trường lao động.

Chất lượng lao động có mối quan hệ tỷ lệ thuận với hiệu suất lao động và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Và do đó, khuyến khích doanh nghiệp tăng đầu tư cho phát triển. Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, vốn đầu tư tăng sẽ làm tăng cầu về lao động. Cạnh tranh thu hút lao động cũng là một nhân tố kích thích sự phát triển của thị trường lao động.

Với tư cách là một thành phần kinh tế, sự tham gia của khu vực FDI sẽ góp phần làm tăng tính cạnh tranh của thị trường lao động. Với những ưu điểm về tiền lương, điều kiện làm việc, cơ hội phát triển…thành phần kinh tế này có sức hấp dẫn rất lớn đối với người lao động. Do vậy, để cạnh tranh thu hút lao động các thành phần kinh tế khác phải cải thiện môi trường làm việc, tạo thêm thu nhập cho người lao động. Đồng thời, sự đa dạng của các thành phần kinh tế sẽ góp phần làm đa dạng hoá các nguồn cungcầu lao động trên thị trường, yếu tố thuận lợi sự hình thành và phát triển của thị trường lao động.

Như vậy, trong quá trình hoạt động FDI – trực tiếp hay gián tiếp - tạo ra những điều kiện thuận lợi cho sự vận hành và phát triển của thị trường lao động. Sự phát triển của thành phần kinh tế này không chỉ tạo ra những ngoại tác tích cực cho sự phát triển thị trường lao động mà còn khuyến khích các thành phần kinh tế khác tham gia vào thị trường lao động

Một phần của tài liệu Thực trạng thu hút vốn FDI vào các vùng kinh tế ở việt nam và giải pháp đẩy mạnh thu hút vốn FDI trong thời gian tới (Trang 30 - 33)