Thanh toán khác hệthống

Một phần của tài liệu Giải Pháp Hoàn Thiện Hệ Thống Thanh Toán Của Nh Nông Nghiệp&Phát Triển Nông Thông Việt Nam Trong Quá Trình Hội Nhập Kinh Tế Quốc Tế (Trang 27 - 31)

1.2. Hệthống thanh toán của các Ngân hàng Việt Nam và vấn đề hội nhập

1.2.1.2. Thanh toán khác hệthống

a. Hệ thống thanh toán song phương liên ngân hàng

NHNN ban hành phương thức thanh toán được thiết kế trên cơ sở mở tài khoản tiền gửi với nhau giữa hai NGÂN HÀNG làm cơ sở cho việc thanh toán những chứng từ của khách hàng có quan hệ với nhau và quyết toán thu chi hộ trong ngày qua tài khoản tiền gửi NHNN. Trong trường hợp tần suất thanh toán giữa hai NGÂN HÀNG cao trong khi không tổ chức thanh toán liên ngân hàng được vì không cùng hệ thống thanh toán liên ngân hàng (Hệ thống mới áp dụng ở 5 thành phố lớn), không tổ chức

Học viên: Lê Văn Dũng – Lớp QTKD2-2010B 25 thanh toán bù trừ được vì không cùng địa bàn,các NGÂN HÀNG có thể ký kết hợp đồng thanh toán bằng cách mở tài khoản tiền gửi với nhau. Số dư tài khoản tiền gửi

của NGÂN HÀNG đối phương là cơ sở để thực hiện các chứng từ chi cho NGÂN

HÀNG đó. Nội dung thanh toán được ghi rõ trong hợp đồng thanh toán giữa hai NGÂN HÀNG. Với phương thức thanh toán này đã đáp ứng được nhu cầu chu chuyển vốn trong nền kinh tế thị trường.Tuy nhiên, nhược điểm vẫn gây đọng vốn trong thanh toán do phải mở tài khoản tại nhau làm cơ sở cho việc thanh toán của NGÂN HÀNG đối phương.

Phạm vi áp dụng cho khách hàng của 2 NGÂN HÀNG có tài khoản cùng địa bàn hoặc khác địa bàn và khác hệ thống.

Hình 1.1. Mô hình hệ thống thanh toán liên ngân hàng song phương

CN A1 CN Cấp I CN A2

CT Điện tử IPCAS Thanh toán

Song phương CN CN B1 CN B2 TRUNG TÂM THANH TOÁN

HỆ THỐNG THANH TOÁN NH KHÁC Thanh toán song phương Thanh toán song phương IPCAS CT Điện tử

Học viên: Lê Văn Dũng – Lớp QTKD2-2010B 26

b. Hệ thống thanh toán điện tử liên Ngân hàng

- Phạm vi áp dụng cho các khách hàng có cùng địa bàn, khác địa bàn, khác hệ thống (Hiện tại mới triển khai tại 5 thành phố lớn; Hà Nội, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Cần Thơ, Hải Phòng ), thanh toán liên ngân hàng được xử lý theo 2 loại sau:

Xử lý thanh toán giá trị cao trên 500 triệu hoặc giá trị thấp dưới 500 triệu nhưng là lệnh khẩn theo yêu cầu khách hàng).

NHTW (NHTW) chủ trì và các NGÂN HÀNG thanh toán trực tiếp qua tài khoản tiền gửi mở tại Sở giao dịch NHTW. Xuất phát từ yêu cầu các món thanh toán với giá trị lớn, thời gian chu chuyển vốn tối thiểu, an toàn. Đồng thời, NHTW thực hiện vài trò quản lý và kiểm soát qua ngân hàng.

 Điều kiện thực hiện lệnh thanh toán là tài khoản của ngân hàng gửi bức điện phải có đủ tiền. Nếu không đủ tiền lệnh thanh toán bị gửi trả lại và ngân hàng gửi phải lập tức bổ sung đủ tiền, đòi hỏi các ngân hàng phải chuẩn bị nguồn vốn thanh toán, bằng nội lực vay trên thị trường liên ngân hàng và cuối cùng mới được NHTW cho vay. Trong trường hợp được phép thấu chi thì hạn mức phải được kiểm soát, chịu lãi xuất và có tài sản thế chấp dưới hình thức cho vay tái cấp vốn hoặc chiết khấu.

 Trong trường hợp ngân hàng gửi tiền nhiều lệnh thanh toán vào một thời điểm thì cần thoả thuận trước quy tắc về trật tự ưu tiên như theo giá trị thanh toán, theo tính chất khẩn cấp hoặc đến trước, đi trước. Hiện nay, người ta có thể cho phép ngân hàng gửi lệnh tự xác định thứ tự ưu tiên cho từng loại thanh toán cũng như cho phép ngân hàng gửi lệnh rút lui các lệnh thanh toán thiếu tiền chi trả (huỷ ngang).

Xử lý theo lô, thực hiện quyết toán cuối ngày (Giá trị thấp dưới 500 triệu) :

Đây là hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng theo nguyên tắc đi theo lô, mỗi lô có nhiều lệnh, quyết toán cuối ngày sau khi bù trừ lẫn nhau, ưu điểm của hệ thống này là chi phí thấp, nhưng tiềm ẩn rủi ro về khả năng thanh toán, chiếm dụng vốn lẫn nhau.

Học viên: Lê Văn Dũng – Lớp QTKD2-2010B 27

c. Thanh toán bù trừ trên địa bàn do NHNN tỉnh, thành phố chủ trì

Đặc điểm của thanh toán bù trừ là các Ngân hàng mở tài khoản tiền gửi tại

Ngân hàng ngân hàng nhà nước tỉnh thành phố và về nguyên tắc phải đảm bảo số dư cho thanh quyết toán. Do đó xảy ra tình trạng Ngân hàng của hệ thống Ngân hàng ở các tỉnh, thành phố khác nhau,có Ngân hàng thiếu vốn, trong khi đó có Ngân hàng NH thừa vốn gửi tại Ngân hàng NHNN các tỉnh, thành phố. Trong trường hợp khi thiếu vốn thanh toán thì phải xin vay bù đắp thiếu hụt trong thanh toán bù trừ sau khi đã sử dụng hết các nguồn vốn khác.

 Bù trừ điện tử trên địa bàn áp dụng cho khách hàng khác hệ thống cùng địa bàn (Một số tỉnh mới thành lập chưa có hệ thống thanh toán này).

 Bù trừ giấy : Hình thức thanh toán bù trừ vẫn dựa trên cơ sở giao nhận chứng từ giấy trực tiếp qua nhân viên chuyên trách thanh toán bù trừ vế có và bù trừ vế nợ, nhưng trên thực tế để an toàn,các ngân hàng thành viên không thể ứng vốn chi hộ cho nhanh, nên chỉ áp dụng thanh toán bù trừ về có qua mạng máy tính.

d. Thanh toán từng lần qua tài khoản tiền gửi NHNN :

Mỗi khi có nhu cầu thanh toán Ngân hàng phải lập UNC kèm bảng kê thanh toán đề nghị NHNN trích tài khoản tiền gửi của mình trả cho khách hàng.

Phạm vi áp dụng: khách hàng khác hệ thống khác đía bàn tỉnh, thành phố. Phương thức thanh toán này chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng giá trị thanh toán.

e. Hệ thống thanh toán quốc tế qua mạng SWIFT

Hiệp hội Tài chính viễn thông liên Ngân hàng toàn cầu SWIFT. Hệ thống này được thành lập năm 1973, trụ sở chính đặt tại thủ đô Bruxell của nước Bỉ.

SWIFT là tổ chức hoạt động không vì lợi nhuận, cung cấp cho các Ngân hàng thành viên một mạng riêng để chuyển giao dữ liệu trên phạm vi toàn cầu, xử lý các giao dịch liên Ngân hàng quốc tế đạt yêu cầu: Tiêu chuẩn (Standard), An toàn (Security), Trách nhiệm tài chính (Financial Liability), Hợp tác (Cooperation).

Học viên: Lê Văn Dũng – Lớp QTKD2-2010B 28 SWIFT đã sử dụng các tiêu chuẩn quốc tế (International Standard Organization - ISO) và ngược lại ISO cũng sử dụng định dạng các bức điện trong thanh toán liên ngân hàng phù hợp với chuẩn mực do SWIFT đưa ra và tất nhiên chuẩn mực của SWIFT cũng quan hệ chặt chẽ với các quy chế của phòng thương mại Quốc tế Paris.

Một phần của tài liệu Giải Pháp Hoàn Thiện Hệ Thống Thanh Toán Của Nh Nông Nghiệp&Phát Triển Nông Thông Việt Nam Trong Quá Trình Hội Nhập Kinh Tế Quốc Tế (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)